“Là hướng đi tất
yếu, nhưng đến nay, mô hình cánh đồng mẫu lớn (CĐML) vẫn đang bộc lộ
nhiều hạn chế cùng những rào cản gây trở ngại cho sự phát triển
hạt gạo”. Đó là nhận định được đưa ra tại hội nghị “cánh đồng lớn”
diễn ra ngày 27.5 tại TP.Cần Thơ do Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ phối hợp
với Tổng hội NNPTNT tổ chức…
Thu hoạch lúa trên CĐML ở huyện Cờ Đỏ, TP.Cần Thơ. Ảnh: TR.L
Người
trồng lúa vẫn nghèo…
Vùng ĐBSCL thực hiện
mô hình CĐML từ vụ hè thu 2011, đến nay toàn vùng đã có khoảng 200ha
triển khai theo mô hình này. Tính đến vụ hè thu 2014, có 101 doanh
nghiệp (DN) trong vùng tham gia ký hợp đồng sản xuất và bao tiêu lúa
gạo cho nông dân. Tỉ lệ thành công của việc thực hiện hợp đồng giữa
DN và nông dân tăng đáng kể, từ chưa đầy 30% (năm 2013) lên trên 55% (năm
2014)…
Ông Phạm Văn Dư - Phó
Cục Trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) - cho biết: Đa số các DN xuất
khẩu, tiêu thụ gạo trong nước vào cuộc khá chậm, trong khi CĐML chính
là điểm xuất phát cho việc xây dựng vùng nguyên liệu lúa xuất khẩu
tương lai. Nhiều nông dân không tuân thủ đúng quy trình canh tác đã được
hướng dẫn. Nhận thức và quan điểm trong xây dựng CĐML chưa đồng bộ,
dẫn đến đầu tư không được quan tâm đúng mức.
TS Lê Văn Bảnh - nguyên
Viện trưởng Viện lúa ĐBSCL - cho rằng: ĐBSCL là vùng sản xuất lúa
gạo chính, nhưng nông dân trồng lúa là người nghèo nhất, cuộc sống
gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân do nông dân sản xuất nhỏ lẻ, tự phát,
thiếu sự liên kết “4 nhà”; đặc biệt là việc đặt hàng, đầu tư và bao
tiêu sản phẩm của các DN. Có nghị định về liên kết “4 nhà”, nhưng
thực tế chưa áp dụng được do còn nhiều vướng mắc. Trong xuất khẩu gạo,
Việt Nam chưa có thương hiệu nên giá trị không cao, sức cạnh tranh
thấp.
Ông Trần Hữu Hiệp - Vụ
trưởng Vụ Kinh tế, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ) - nêu thực trạng: Những bất
ổn nội tại của CĐML là mối liên kết giữa nông dân và DN vẫn lỏng
lẻo. Chuyện “bẻ kèo” diễn ra ở cả hai phía mà bên thiệt hại không
thể làm gì được, do hiện nay không có quy định cụ thể để xử lý. “DN
đầu tư, cung ứng giống cho nông dân, khi bị “bẻ kèo” không biết kêu ai.
Ngược lại, để đáp ứng điều kiện được xuất khẩu gạo, có xu hướng DN
hợp thức hóa việc liên kết xây dựng vùng nguyên liệu hơn là quyết tâm
hợp tác thực sự, DN quay lưng với nông dân khi giá gạo xuống thấp” -
ông Hiệp cho biết.
Cần nhiều hơn những trợ lực
Cần nhiều hơn những trợ lực
Theo các chuyên gia, mô
hình CĐML là một hướng đi tất yếu, phù hợp với thực tiễn, cần có
những giải pháp tháo gỡ bất ổn để hoàn thiện.
Ông Phạm Thái Bình - Giám đốc Cty TNHH Trung An (chuyên kinh doanh lúa gạo, quận Thốt Nốt, TP.Cần Thơ) - nêu ý kiến: Hiện có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ cho DN tham gia CĐML, nhưng sự hỗ trợ từ các chính sách này vẫn rất ít so với những gì mà DN đầu tư cho nông dân. Do vậy, DN không tham gia CĐML vì thiếu “lực”. “Khi làm CĐML chắc chắn giá thành sẽ cao hơn bên ngoài, sự cao hơn đó chính là những cái mà DN hỗ trợ cho nông dân, bao gồm việc đầu tư và bao tiêu cả “đầu ra”. Nếu không có cơ chế, chính sách hỗ trợ thực thụ thì DN sẽ không kham nổi” - ông Bình cho biết thêm.
TS Lê Văn Bảnh đặt vấn đề: “Theo tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), trên thế giới hiện còn hàng tỉ người đói, nhưng hạt gạo Việt Nam vẫn gặp khó khăn trong tiêu thụ. Vấn đề đặt ra là chúng ta đã làm tốt công tác xúc tiến thương mại hay chưa? Hiện nhiều quốc gia cạnh tranh xuất khẩu gạo, ngoài những thị trường truyền thống, họ đã mở rộng thêm nhiều thị trường mới như: Bắc Mỹ, Tây Âu… Điều này, chúng ta đã làm tới đâu, có cạnh tranh được chưa?”.
Ông Phạm Thái Bình - Giám đốc Cty TNHH Trung An (chuyên kinh doanh lúa gạo, quận Thốt Nốt, TP.Cần Thơ) - nêu ý kiến: Hiện có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ cho DN tham gia CĐML, nhưng sự hỗ trợ từ các chính sách này vẫn rất ít so với những gì mà DN đầu tư cho nông dân. Do vậy, DN không tham gia CĐML vì thiếu “lực”. “Khi làm CĐML chắc chắn giá thành sẽ cao hơn bên ngoài, sự cao hơn đó chính là những cái mà DN hỗ trợ cho nông dân, bao gồm việc đầu tư và bao tiêu cả “đầu ra”. Nếu không có cơ chế, chính sách hỗ trợ thực thụ thì DN sẽ không kham nổi” - ông Bình cho biết thêm.
TS Lê Văn Bảnh đặt vấn đề: “Theo tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), trên thế giới hiện còn hàng tỉ người đói, nhưng hạt gạo Việt Nam vẫn gặp khó khăn trong tiêu thụ. Vấn đề đặt ra là chúng ta đã làm tốt công tác xúc tiến thương mại hay chưa? Hiện nhiều quốc gia cạnh tranh xuất khẩu gạo, ngoài những thị trường truyền thống, họ đã mở rộng thêm nhiều thị trường mới như: Bắc Mỹ, Tây Âu… Điều này, chúng ta đã làm tới đâu, có cạnh tranh được chưa?”.
Theo ông Trần Hữu Hiệp,
mô hình CĐML là phương thức sản xuất theo chuỗi giá trị, ở đó thị
trường vẫn là khâu quyết định cho chuỗi giá trị gạo. Đã có hiện
tượng nhiều nơi xây dựng CĐML nhưng “đầu ra” thì chưa có địa chỉ cụ
thể, dẫn đến thất bại. Giải quyết “đầu ra” cho nông sản cũng như lúa
gạo phải gắn với tái cơ cấu nông nghiệp, giải bài toán tổng thể chứ không thể
làm có tính chất đối phó, theo đuôi sự viêc. CĐML phải được xây dựng dựa
trên một quy hoạch sản xuất lúa được tiếp cận theo lợi thế so sánh
và lợi thế cạnh tranh vùng. Đặc biệt, cần có chính sách tách biệt
hẳn các hệ thống và chiến lược xuất khẩu gạo mang tính “chính trị
- xã hội” và tính thương mại để có chính sách rõ ràng. Từ đó, phân
biệt giữa hai mục tiêu để tăng cường hỗ trợ nhóm “chính trị - xã
hội”, giải phóng một phần gánh nặng để tăng lợi nhuận, đồng thời
nâng cao trách nhiệm cho nhóm thương mại…
Nhận xét
Đăng nhận xét