Chí Quốc – Bửu Đấu
TTO, 22/11/2020 09:19 GMT+7
TTO - Sau khi dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 2 được kiểm
soát, nhiều địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long đã tái khởi động chương trình
kích cầu du lịch. Tuy nhiên một số ý kiến cho rằng không nên theo "bài
cũ" của đợt kích cầu lần thứ nhất.
·
Cánh cửa mới cho du lịch TP.HCM tiếp cận thị trường vùng Đông Bắc
·
Hương vị miền Tây Nam Bộ tại Làng Văn hóa, du lịch các dân tộc
Việt Nam
·
Đường
ven biển cú hích phát triển du lịch
Khách du lịch tham quan rừng tràm Trà Sư (An Giang) đã lại đông đúc - Ảnh: BỬU ĐẤU
Ngoài các chương trình khuyến mãi, giảm giá sâu, ngành du lịch
địa phương cũng giới thiệu các tour tuyến mới, phục vụ cho đối tượng khách được
ưu tiên tập trung, đồng thời có những chương trình đảm bảo an toàn dịch bệnh
cho du khách.
Huy động "tổng lực" cùng kích cầu
Là một trong những địa phương "tái khởi động"
chương trình kích cầu
du lịch sớm ở đồng bằng sông Cửu Long, ông Nguyễn Minh Tuấn - phó
giám đốc Sở VH-TT&DL Cần Thơ - cho rằng điểm mới nhất của lần kích cầu này
là sự tham gia "tổng lực" của rất nhiều thành phần.
Cụ
thể, nếu lần kích cầu trước có sự tham gia của các đơn vị lữ hành, lưu trú và
khu - điểm du lịch thì lần này có cả sự tham gia của các đơn vị dịch vụ ăn
uống, vận chuyển, mua sắm, chăm sóc sức khỏe và giải trí.
Ngoài
ra, để chuẩn bị tốt cho đợt kích cầu lần 2, TP Cần Thơ có hơn 70 đơn vị đăng ký
tiêu chí an toàn du lịch và trên cơ sở thẩm định, cơ quan chức năng đã công bố
bản đồ doanh nghiệp (DN) đăng ký du lịch an toàn để du khách lựa chọn.
Ngoài
ra, khoảng 60 DN đăng ký tham gia chương trình kích cầu với mức giảm giá từ 10
- 60% kèm theo nhiều chương trình khuyến mãi khác.
Ông
Nguyễn Khánh Hiệp, giám đốc Sở VH-TT&DL An Giang, cũng cho biết địa phương
tiếp tục kích cầu du lịch bằng các hoạt động thiết thực, công việc cụ thể hơn
như giảm giá các tour tuyến, du lịch đối với khách hàng.
"Thay
vì làm lễ phát động như một số địa phương, chúng tôi phối hợp với các công ty
du lịch tổ chức hoạt động thương mại giảm giá, với bảng giảm giá dịch vụ du
lịch rõ ràng cho khách du lịch" - ông Hiệp nói.
Đặc
biệt, trong đợt kích cầu du lịch này, An Giang hướng đến thị trường khách là
cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên, sinh viên, học sinh trong và ngoài
tỉnh đi du lịch An Giang. Các DN kinh doanh dịch vụ lữ hành đưa ra các gói tour
mới với giá hấp dẫn chào bán đến các sở, ban, ngành, trường học...
Kích cầu không chỉ là giảm giá
Ông
Đinh Quang Thái, giám đốc khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư, cho biết khu
du lịch này thu hút nhiều khách nhất vào các ngày cuối tuần, với khoảng 800
khách/ngày, gần gấp 3 lần so với con số 300 lượt khách/ngày vào những ngày bình
thường khác trong tuần, nhờ giảm 10% giá vé vào cổng và giá các dịch vụ khác.
"Chúng
tôi đã mở thêm dịch vụ "Đưa khách tham quan dã ngoại từ kênh Tây Trà Sư
đến đập tràn Trà Sư" từ rừng tràm đến xã Nhơn Hưng với tổng chiều dài gần
15km, được nhiều người thích thú về lịch sử hình thành kênh này, cũng như hiếu
kỳ về biên giới" - ông Thái nói thêm.
Bà
Lê Đình Minh Thy - giám đốc Vietravel chi nhánh TP Cần Thơ - cho biết sau khi
dịch COVID-19 được kiểm soát, nhu cầu đi tour của du khách đã mạnh mẽ trở lại.
Vì vậy, đây là thời điểm mà các địa phương, DN tận dụng cơ hội để kích cầu du
lịch trở lại. Nhưng nếu người dân còn tâm lý e ngại sẽ rất khó nên cần có sự
truyền thông về du lịch an toàn xuyên suốt và hiệu quả.
Dù
đánh giá cao việc đồng loạt giảm giá dịch vụ du lịch để kích cầu, nhưng nhiều ý
kiến cho rằng việc giảm giá chỉ nên là một phần trong chương trình kích cầu du
lịch.
Ông
Trần Hữu Hiệp, phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch đồng bằng sông Cửu Long, cho rằng
"kích cầu không chỉ nằm ở chuyện giảm giá", mà điểm đến phải nâng cao
chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đảm bảo an toàn dịch bệnh cho du khách, nhân viên
các DN kinh doanh du lịch...
"Giảm
giá chỉ là một phần trong kích cầu, không phải là tiêu chí nhất quyết trong
kích cầu. Có thể giữ giá nhưng chất lượng phải nâng lên. Chất lượng, an toàn là
ưu tiên, chứ giảm giá không phải là tiêu chuẩn tiên quyết. Du khách không chấp
nhận trả đắt hơn, nhưng cũng không muốn giá rẻ để rồi nhận chất lượng
thấp", ông Hiệp nói.
Liên kết với các thị
trường trọng điểm
Theo chương trình kích cầu du lịch nội địa lần 2, kéo dài
đến quý 1-2021, UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết sẽ hướng tới 2 đối tượng khách là
người dân địa phương và du khách là công dân Việt Nam, người nước ngoài làm
việc, sinh sống tại VN đi du lịch Bạc Liêu.
Ngoài việc kêu gọi DN đăng ký tour kích cầu, tạo sự đa
dạng, phong phú về sản phẩm, Bạc Liêu còn đặt mục tiêu hợp tác, liên kết phát
triển sản phẩm du lịch với TP.HCM, TP Hà Nội và các địa phương khác trong khu
vực.
Tuy
nhiên, các sản phẩm kích cầu sẽ tập trung vào thế mạnh của Bạc Liêu như du lịch
văn hóa, sinh thái và du lịch gắn với các sự kiện văn hóa, thể thao, thương mại
được tổ chức tại địa phương trong thời gian tới.
Nhận xét
Đăng nhận xét