THÀNH NHÂN - Thứ ba, 02/05/2023 12:16 (GMT+7)
Sau
Tết Nguyên đán 2023, người nông dân miền Tây chưa kịp mừng khi giá một số loại trái cây xuất khẩu tăng, thì
những ngày gần gần đây, giá nhiều loại quả lại bất ngờ giảm sâu.
Giá
liên tiếp sụt giảm
Theo
ghi nhận của PV Báo Lao Động vào ngày 2.5, trên địa bàn huyện An Phú (tỉnh An
Giang) đang vào mùa thu hoạch xoài. Theo một số người dân, xoài trúng mùa, có
năng suất cao. Tuy nhiên, giá bán xoài giảm đã khiến người nông dân ở ven biên
giới héo hắt.
Anh
Nguyễn Văn Hùng (36 tuổi, ngụ ở xã Phú Hữu, huyện An Phú, tỉnh An Giang) cho
biết, gia đình anh trồng hơn 80 công xoài, chủ yếu là xoài keo (xoài keo là
giống xoài được nhập khẩu từ vùng Tà Keo của Vương quốc Campuchia - PV). Hiện
nay, giá xoài kèo giảm, chỉ còn khoảng 3.000 đồng/kg nên còn khoảng 40 tấn,
xoài keo chưa bán.
“Hơn một tháng trước, thương lái đến tại vườn thu mua với giá khoảng 14.000 đồng/kg. Giờ chỉ còn khoảng 3.000 đồng/kg. Với giá này bán sẽ lỗ nên gia đình của anh đang ngóng đợi giá xoài tăng chút đỉnh mới bán” - anh Hùng ngậm ngùi.
Nông nhân thu hoạch xoài keo trên địa bàn huyện An Phú, tỉnh An Giang. Ảnh: Thành Nhân |
Còn
tại tỉnh Tiền Giang, chỉ trong một thời gian ngắn, giá sầu riêng đã quay đầu
giảm mạnh, từ mức 130.000 đồng/kg xuống còn khoảng 50.000 đồng/kg.
Ông
Phạm Thanh Nhã - hộ nông dân trồng sầu riêng ở xã Ngũ Hiệp (huyện Cai Lậy, tỉnh
Tiền Giang) - cho hay, đối với sâu riêng RI6 hiện được thương lái thu mua tại
vườn (mua xô) có giá chỉ còn 50.000 đồng/kg.
Ông
Huỳnh Tấn Lộc - Giám đốc Hợp tác xã sầu riêng Ngũ Hiệp (huyện Cai Lậy, tỉnh
Tiền Giang) là một trong những đơn vị thu mua sầu riêng xuất khẩu sang thị
trường Trung Quốc - cho biết: Giá sầu riêng RI6 ở ĐBSCL hiện được thương lái
mua xô tại vườn chỉ còn 50.000 đồng/kg so với thời điểm trước đây, giá sụt giảm
từ 80.000 - 90.000 đồng/kg.
“Giá
sầu riêng sụt giảm mạnh do đang vào mùa (vụ thuận), nguồn cung không riêng ở
Tiền Giang, mà các địa phương khác như: Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ
và khu vực miền Đông Nam bộ đều tăng cao. Từ đó, do nguồn cung dồi dào nên các
nhà nhập khẩu phía Trung Quốc không nóng vội thu mua, nên khiến giá giảm mạnh”
- ông Lộc cho hay.
Ông Trương Chí Thông - Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn huyện An Phú (tỉnh An Giang) - cho hay, những năm qua, diện
tích trồng xoài trên địa bàn huyện An Phú tăng. Đến nay, diện tích trồng cây
xoài khoảng 2.000 hecta. Hiện vào mùa thu hoạch xoài nên giá xoài keo giảm rất
mạnh. Cách đây một tuần, giá xoài keo thu mua tại vườn chỉ còn khoảng 3.000
đồng/kg.
Theo ông Thông, nguyên nhân chính do nông dân trồng xoài
nhưng chưa có liên kết với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, diện tích trồng cung đã
vượt cầu. Ngoài ra, một phần do 'đụng hàng' với xoài keo của Campuchia nên
khiến giá xoài sụt giảm.
Cần quy hoạch hợp lý
Trao đổi với PV Báo Lao Động, tiến sĩ Trần Hữu Hiệp - nhà
nghiên cứu kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) - nói rằng: Sau hơn 1 năm,
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch vùng ĐBSCL, đến nay, chưa có tỉnh,
thành nào ở ĐBSCL đã được phê duyệt hay công bố quy hoạch của tỉnh dựa trên quy
hoạch vùng.
Do đó, khi lợi nhuận mang lại của cây ăn trái (sầu riêng,
xoài) mang kinh tế cao hơn nhiều so với các cây trồng khác nên người nông dân
đang ồ ạt chặt đốn cây trồng khác để trồng cây sầu riêng, cầy xoài theo phong
trào, không theo định hướng, khuyến cáo của các cơ quan quản lý, cơ quan chuyên
môn sẽ dẫn đến hậu quả khó lường, cung vượt quá cầu, dư thừa. Chính vì thế, nếu
chạy theo giá cả ở một thời điểm nào đó mà không đầu tư theo chiều sâu thì nông
dân giống như đang “chơi một canh bạc”.
“Việc phát triển cây ăn trái (cây sầu riêng, cây xoài,..)
không phải là cái sai nhưng phải được tính toán trong một bài toán về cung cầu
làm sao đảm bảo sản phẩm làm ra có địa chỉ tiêu thụ. Nó đòi hỏi bước chuyển từ
sản xuất nông nghiệp truyền thống lâu nay chỉ nhìn ở lợi thế vùng trồng chuyển
sang kinh tế nông nghiệp. Sản phẩm nông nghiệp phải tiêu thụ được và người nông
dân có lời” - tiến sĩ Trần Hữu Hiệp nhận định.
Theo Tiến sĩ Trần Hữu Hiệp, để phát triển nông nghiệp ở khu
vực ĐBSCL bền vững, hiệu quả, phù hợp với định hướng phát triển Quy hoạch vùng
ĐBSCL thì các địa phương cần đẩy nhanh tiến độ và khẩn trương cụ thể hóa quy
hoạch của mình dựa trên quy hoạch vùng ĐBSCL và gắn kết với lợi thế từng của 3
vùng bao gồm: Vùng sinh thái ở thượng nguồn và trung tâm của đồng bằng, vùng
sinh thái mặn - lợ ở ven biển và vùng chuyển tiếp ngọt - lợ ở giữa đồng bằng.
Bên cạnh đó, cần tập trung đầu tư chế biến để đa dạng sản
phẩm, việc phát triển các vùng trồng phải đảm bảo cân đối, gắn liền với hạ tầng
giao thông, hạ tầng logistics vào những cụm chế biến.
https://laodong.vn/kinh-doanh/nhieu-loai-trai-cay-mien-tay-lai-lien-tiep-rot-gia-1187258.ldo
Nhận xét
Đăng nhận xét