Trung Chánh
Kinh tế Sài Gòn Online, Thứ Ba, 13/06/2023
(KTSG Online) – Ngành du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tuy đã có những bước tiến đáng kể sau 15 năm hiệp hội ngành của vùng này ra đời. Thế nhưng, để đạt được những mục tiêu dài hạn, đòi hỏi ngành kinh tế này cần phải tự làm mới chính mình và đầu tư có chiều sâu…
TS Trần Hữu Hiệp, Phó chủ tịch Hiệp hội du lịch ĐBSCL. Ảnh: Chí QuốcCụ thể, nếu năm 2008,
tổng số khách đến ĐBSCL là 9,2 triệu lượt, thì đến năm 2019 đã tăng lên con số
47 triệu lượt, trong khi doanh thu đạt từ 2.000 tỉ đồng lên con số 30.000 tỉ
đồng.
Theo ông Phường, sau hai
năm chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 (năm 2020-2021), hoạt động du lịch
của ĐBSCL đã trở lại bình thường như trước thời điểm dịch bùng phát khi tổng
lượng khách đến vào năm ngoái đạt hơn 40 triệu lượt, tăng gấp 3 lần so với năm
2021 và doanh thu đạt 32.500 tỉ đồng, tăng hơn 3 lần so với 2021.
Liên câu chuyện nêu
trên, KTSG Online đã có cuộc trao đổi với TS Trần Hữu Hiệp,
Phó chủ tịch Hiệp hội du lịch ĐBSCL nhân sự kiện 15 năm ngày thành lập đơn vị
này (6-6-2008 đến 6-6-2023).
Ba điểm nghẽn của du
lịch ĐBSCL
KTSG Online: Tuy có sự
phát triển, nhưng ngành du lịch của vùng ĐBSCL rõ ràng vẫn còn một số tồn tại.
Vậy, theo ông đó là những vấn đề gì?
TS Trần Hữu Hiệp: Thời gian qua ngành du lịch đã có nhiều nỗ lực tăng
cường liên kết vùng, mà cụ thể đã hình thành cụm du lịch phía Đông (cụm du
lịch phía Đông vùng ĐBSCL bao gồm các địa phương Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre,
Tiền Giang, Long An và Đồng Tháp- PV) và phía Tây (gồm các địa phương
Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, An Giang, Hậu Giang, Kiên Giang và Cần Thơ- PV)
cũng như xây dựng các mô hình liên kết như: 1 điểm đến 3 địa phương +. Đồng
thời, liên kết du lịch giữa ĐBSCL với TPHCM và các tỉnh Tây Nguyên, Tây Bắc
cũng được tăng cường. Thế nhưng, đây vẫn là điểm yếu, tức liên kết giữa những
người làm du lịch và giữa các địa phương đòi hỏi cần phải được nâng cao hơn. Đó
là điểm nghẽn thứ nhất.
Điểm nghẽn thứ hai, dù
sản phẩm du lịch có đa dạng và phong phú hơn so với cách đây 5-10 năm, đặc biệt
là trước khi có Hiệp hội du lịch ĐBSCL. Thế nhưng, nhìn chung du lịch trong
vùng vẫn còn nặng tính mùa vụ, sản phẩm còn trùng lặp, đầu tư chiều sâu còn hạn
chế hay nói cách khác chỉ tập trung khai thác dựa vào tài nguyên du lịch sẵn
có.
Điểm nghẽn thứ ba là
chất lượng nguồn nhân lực trong ngành du lịch còn hạn chế, dù có nâng cao và
được đánh giá năm sau cao hơn năm trước, nhiệm kỳ này hơn nhiệm kỳ trước. Thế
nhưng, nhìn một cách tổng thể, để đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành thì còn
hạn chế. Đây là ba điểm yếu cần phải tập trung khắc phục, thì du lịch
ĐBSCL mới phát triển tốt được.
Một trong những điểm
nghẽn ông nêu ra là chất lượng sản phẩm. Vậy đâu là nguyên nhân, thưa ông?
– Theo tôi, có hai
nguyên nhân lớn, thứ nhất đặc điểm của ĐBSCL chủ yếu là sông nước miệt vườn, là
nông nghiệp, trong khi đầu tư chiều sâu chưa có, cho nên, chưa tạo được khác biệt
về sản phẩm giữa của địa phương này với địa phương khác hay nói cách khác nó
còn trùng lặp.
Chẳng hạn, Ả Rập Xê Út
nằm ở vùng sa mạc, tức điều kiện giống nhau, nhưng họ vẫn tạo ra được các công
trình kiến trúc nhân tạo thu hút du khách. Như vậy, rõ ràng có hai nguyên nhân
khiến sản phẩm du lịch của vùng trùng lặp là dựa chủ yếu vào tự nhiên và thiếu
đầu tư chiều sâu.
Liên kết cần tránh
“chung chung”
Ông đề cập đến chuyện
liên kết và thực tế đây là vấn đề đã đặt ra từ khá lâu. Thế nhưng, tại sao liên
kết vẫn chưa thành công, thưa ông?
– Khi nói đến liên kết,
rõ ràng liên kết nói chung và liên kết ngành du lịch nói riêng ai cũng thấy
cần, ai cũng đề cập đến. Thế nhưng, để tìm được mô hình thực sự hiệu quả và
phát triển bền vững thì gần như vẫn đang… đi tìm.
Lâu nay, các địa phương
liên kết là theo dạng liên kết chính quyền, tức địa phương này, địa phương kia
ngồi ký kết với nhau. Đây là điều cần thiết vì nếu chính quyền, cơ quan quản lý
các địa phương có phối hợp tốt, thì mới nâng cao được chất lượng quản lý cũng
giống như xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hàng năm để tạo môi trường đầu
tư phát triển và hoạt động du lịch.
Thế nhưng, nếu chỉ dừng
lại ở cam kết của chính quyền là không đủ. Bởi lẽ, vấn đề quan trọng trong liên
kết du lịch phải là sự chuyển động của chuỗi giá trị ngành này, tức của chính
những tác nhân tham gia, bao gồm doanh nghiệp, những người làm du lịch và du
khách…
Rõ ràng, chúng ta vẫn
đang đi tìm một mô hình liên kết cho phát triển chuỗi sản phẩm ngành du lịch.
Tuy nhiên, dù là mô hình
nào, thì phải lấy yếu tố thị trường có cạnh tranh để làm động lực phát triển,
nhưng trong khuôn khổ cạnh tranh phải gắn kết, phối hợp bằng sự liên kết để
phát huy thế mạnh. Đây là yêu cầu đặt ra ở phía trước, trong đó, phía Nhà nước
là quy hoạch và nâng cao thực thi quy hoạch hơn là những cam kết chung chung,
tức cam kết phải có hành động cụ thể.
Đầu tư chiều sâu, nâng
cao chất lượng
Như vậy, để ngành du
lịch ĐBSCL phát triển, thu hút du khách và mang về doanh thu cao hơn, thì phải
làm sao?
– Giải pháp hay là câu
trả lời cho bài toán du lịch ĐBSCL phải xuất phát từ điểm nghẽn, tức chúng ta
đã xác định ba điểm nghẽn, thì giải pháp phải tập trung vào ba điều đó.
Đầu tiên, phải xây dựng
mô hình liên kết thực sự hiệu quả và điều này cần nỗ lực từ nhiều phía, nhất là
chủ thể các tác nhân trong ngành du lịch để nâng cao liên kết. Chúng ta phải
dành ưu tiên, trong đó, có các kết quả nghiên cứu khoa học. Bởi lẽ, đề tài nghiên
cứu gần như địa phương nào, năm nào cũng có, nhưng tính thực tiễn để áp dụng
thì cần ưu tiên theo hướng tháo gỡ điểm nghẽn này.
Thứ hai, điểm nghẽn giữa
các sản phẩm du lịch còn đơn điệu, trùng lặp, còn hạn chế lượng du khách hay du
khách đến, nhưng tỷ lệ quay trở lại ít hoặc sản phẩm dịch vụ còn yếu…, thì cần
phải tháo gỡ. Bởi, ngành du lịch không chỉ ở lượng khách đến, mà quan trọng hơn
là họ ở lại, vui vẻ móc tiền ra để tiêu xài, tức là mức độ chi tiêu của khách
du lịch phụ thuộc vào sản phẩm và dịch vụ của ngành. Chính vì vậy, phải tập
trung làm mới, đầu tư chiều sâu và nâng cao chất lượng.
Thứ ba, với điểm yếu về
nhân lực ngành du lịch, thì phải tập trung cho đào tạo để nâng cao chất lượng.
Tuy nhiên, không phải chỉ chú trọng về học thuật, tức không chỉ nằm ở bằng cấp,
mà cần trang bị cả từ thực tiễn, tức kiến thức, kỹ năng của người làm du lịch,
trong đó, có kỹ năng chuyên môn và năng lực ngoại ngữ…
Xin cảm ơn ông!
https://thesaigontimes.vn/du-lich-dbscl-truoc-thach-thuc-cai-to-chinh-minh/
Nhận xét
Đăng nhận xét