Chuyển đến nội dung chính

Xe ôm bi hài


Không chỉ đối mặt với hiểm nguy, cướp bóc, giới xe ôm còn nhiều phen gặp phải tình huống dở khóc dở cười như gạ tình, đỡ đẻ dọc dường và cả "xin một đứa con để hủ hỉ"...

“Khi đó tên cướp tưởng tôi đã chết nên bỏ đi chứ nó mà đâm thêm phát nữa chắc tôi đã lìa đời. Một lần đã tởn đến già, từ đó đến nay, mỗi lần có nam thanh niên nào kêu chở đi xa trong đêm là tôi cạch, thà nhịn đói còn hơn gặp phải bọn cướp”.
Đó là tâm sự thật lòng của anh xe ôm trẻ tên Vũ ở đất Hà thành.
Đối mặt với cướp
Trong giới xe ôm, Vũ là kẻ hậu sinh mới vào nghề nên kinh nghiệm nhìn người còn rất non, như lời anh tự bạch. Quê ở Tây Mỗ, Từ Liêm (Hà Nội), học hành chẳng đến đâu, nghề nghiệp chưa có, Vũ tạm thời chọn nghề xe ôm làm kế mưu sinh. Hằng ngày, anh “đóng đô” quanh Bến xe Mỹ Đình để bắt khách. Nhờ siêng năng, chịu khó, mỗi ngày anh kiếm dăm bảy cuốc xe, nói chung đủ sống.
Vũ kể lần đó khoảng 11 giờ đêm, anh đang chờ khách thì có hai thanh niên đến hỏi đi xe và bảo chở về Thường Tín. Anh ra giá 200.000 đồng, hai vị khách chẳng buồn mặc cả. “Khi tới đoạn đường đang thi công, phải lách xe xuống đường đất đầy ổ gà nên tôi giảm ga chạy chậm. Bất ngờ, một tên ngồi sau dùng dao nhọn đâm vào mạng sườn tôi. Không kịp rút chìa khóa, tôi chỉ biết nhảy ra khỏi xe, ôm vết thương chạy lăn xuống nắp cống gần đó kêu cứu.
“Mẹ kiếp, vẫn chưa chết à! Mày xuống cho nó thêm một nhát cho nó lìa đời luôn đi rồi chuồn lẹ, kẻo bị phát hiện”. Nghe tên cướp nói vậy, tôi lạnh cả mình. Bản năng sống mách tôi phải nằm im bất động, cố gắng nín thở. Tên cướp bấm đèn pin soi một lượt, chừng đinh ninh rằng tôi đã chết nên chúng bỏ đi…” - Vũ kể lại, nét mặt vẫn còn kinh hãi.
Cảnh xe ôm bắt khách trên đường phố Hà Nội. Ảnh: HỒ DUY - TIÊN HUYỀN
Còn lại một mình, máu ra nhiều, Vũ cố dùng chút sức tàn leo lên khỏi cống, lết ra đường cái rồi lịm đi. May sao anh được người qua đường chở đi cấp cứu.
Sau vụ này, Vũ cẩn thận hơn khi bắt khách. Nhất là ban đêm, hễ gặp khách đàn ông, trai tráng hỏi đi xe, Vũ phải cố dò đoán người lành, kẻ dữ để đề phòng bất trắc.
Với Vũ còn giữ được tính mạng để hành nghề nhưng với trường hợp của anh xe ôm tên Hải (sinh năm 1986, ở Văn Quán, Hà Đông) lại có kết cục buồn não nuột. Giới xe ôm Hà thành hầu như ai cũng biết cái chết của đồng nghiệp mình. Lần đó, khoảng 10 giờ đêm, Hải chở một người đàn ông trung niên đi từ Hà Đông về Ba La. Lúc đến đoạn đường đất vắng vẻ, vị khách xin xuống xe đi vệ sinh. Xe vừa dừng, Hải bị kẻ gian đâm nhiều nhát vào bụng rồi lấy ví, điện thoại và cướp xe tẩu thoát. Dù có người qua đường đưa vào bệnh viện cấp cứu nhưng vì mất máu quá nhiều nên Hải đã không qua khỏi.
Từ chuyện bị lừa…
Dáng người dong dỏng, Lê Văn Huy (sinh viên một trường cao đẳng ở Hà Nội) kể lại bài học cay đắng trong nghề xe ôm. Cách đây chưa lâu, Huy chở cô gái trẻ mặc váy trông rất ư là… ngon mắt.
Lên xe, cô em ban đầu làm như vô tình cứ để cái vòng một thỉnh thoảng đụng vào lưng tài xế. Về sau, cô em hành khách càng trở nên bạo dạn, ngồi áp sát hẳn vào lưng tài xế. Không chỉ vậy, cô em còn đưa cả vòng tay nõn nà ôm lấy eo Huy khiến chàng xe ôm sinh viên nóng ran cả người. Thấy cá đã cắn câu, cô em hành khách lại phả những lời ngọt ngào, mời gọi vào tai con mồi.
Đang thất tình, lại được bật đèn xanh, chàng tài xế sinh viên nghĩ thầm “tự nhiên trúng mánh”. Theo lời cô gái, Huy náo nức rồ ga chở nàng tới khu nhà đang xây dở tại Văn Quán. Mọi thứ khởi đầu rất suôn sẻ. Rõ ràng là thực chứ chẳng mơ. Nhưng…
Đang ngon trớn thì có hai thanh niên lạ mặt ập vào và… chụp ảnh lia lịa. Xong, hai gã này quát tháo ầm ĩ, rằng “Mày dám dụ dỗ vợ ông à? Muốn chết hả oắt con!”. Lạ một điều bọn này tỏ ra lịch sự, để nạn nhân mặc lại quần áo đàng hoàng và nạn nhân không hề bị nếm đòn ghen. Chỉ mỗi phải tội con mồi bị phạt vạ bằng cách bị chúng tịch thu xe máy và bảo muốn chuộc lại phải đưa 5 triệu đồng, ngày giờ, địa điểm ấn định đàng hoàng.
Kéo một hơi thuốc lá, Huy rầu rĩ: “Đợt đó mình phải chạy vạy khắp nơi và cầm cố cả laptop để có tiền chuộc xe. Đúng là bài học nhớ đời, đến giờ mình vẫn chưa trả hết nợ”. Tôi hỏi sao không báo công an, Huy kéo sụp nón xuống, trả lời: “Chỉ tổ rách việc thêm, ê mặt thế đủ rồi!”.
Đến món “trả công”, “chiêu đãi”
Câu chuyện được các cô chân dài “gạ tình” với anh xe ôm Lương Văn Bình (quê Chương Mỹ, Hà Nội) ở Bến xe Mỹ Đình cũng dở khóc dở cười không kém. Ngồi chờ khách, anh chậm rãi kể: “Có lần một cô gái ăn mặc rất mốt với chiếc áo bó màu xanh, yêu cầu tôi chở đến hồ Văn Quán. Khi chở đến nơi, tôi hỏi tiền thì cô này nói: “Cháu đang vã, trong túi không còn một xu, chú thích thì cháu “chiều”, coi như giả công, tính ra chú lời chán!”. Biết gặp thứ dữ, tôi đành quay lưng, ngậm bồ hòn làm ngọt” - Bình kể, giọng chua phát sợ. Nghe chuyện, đồng nghiệp Bình chọc quê: “Hời thế mà còn từ chối, rõ mèo chê mỡ!”. Bình đâm ra cáu: “Khỉ gió, trưa nắng mồ hôi nhễ nhại, có đưa thêm tiền ông cũng đếch thèm! Đó là chưa nói ngữ ấy đụng vào coi chừng xui tận mạng”. Nghe xong, đám xe ôm cười ha hả.
Giới xe ôm còn kháo nhau chuyện các cô đứng đường mỗi khi ế khách còn có chiêu “đốt phong long” bằng cách tìm cánh xe ôm trẻ rủ đi “chiêu đãi”. Không ít anh bạn xe ôm trẻ sau khi được “chiêu đãi miễn phí” về kể lại cho đồng nghiệp nghe, liền bị đồng nghiệp hù dọa: “Ông muốn đói cả tháng hay sao mà dám đun đầu đi làm chuyện ấy?”. Nghe hãi, thế là anh xe ôm quay ra tìm tờ báo đốt quơ qua quơ lại. Chừng thấy vẫn chưa ổn, anh ta thả tờ báo đang cháy xuống đất, rút chìa khóa xe cầm trên tay rồi nhảy qua nhảy lại tờ báo đang cháy dở. Không biết cái “phong long” kia có bay biến đi không, chỉ biết anh xe ôm từ đó cạch tới già chuyện nhận lời “chiêu đãi”.
Và màn “xin một đứa con”
Thâm niên và hiểu nghề, hiểu đời như ông Vũ Tiến Hiệp ở Hà Đông tuy chưa từng bị cướp nhưng lại gặp cảnh dở khóc dở cười. Năm nay vừa bước qua tuổi 66, ông Hiệp đã có 26 năm hành nghề chở khách, ông chẳng những từng được khách nữ… ôm mà còn được (bị) khách khát tình mồi chài, vồ vập.
Có lần trời nhá nhem, một phụ nữ tầm hơn 40 tuổi ăn mặc sang trọng nhờ ông Hiệp chở từ Bến xe Hà Đông qua Mỗ Lao. Đến nơi, vị khách tốt bụng mời ông Hiệp vào nhà uống nước chút rồi về. Đang khát nước nên ông Hiệp liền nhận lời.
Nhà vắng teo, bà chủ bảo ông ngồi chờ ở phòng khách rồi đi hẳn vào trong. Đang khát nước mà chờ mãi chẳng thấy chủ nhà mang nước nôi ra mời như đã hứa, ông Hiệp đâm ra sốt ruột. 5 phút rồi 10 phút mà chẳng thấy bà chủ nhà trở ra, ông liền cất tiếng gọi. Từ trong nhà, bà chủ đáp vọng lại: “Chờ em tí!”.
Mấy phút sau, bà ta quay ra với chiếc khăn tắm “nửa kín nửa hở” và tiến đến người xe ôm già hổn hển: “Anh ở lại đây với em, cho em xin một đứa con được không? Em cô đơn lắm!”. “Tình huống quá bất ngờ nhưng tôi kịp trấn tĩnh và đẩy bà chủ nhà khát tình ra rồi đứng lên nhanh chân xin cáo biệt” - ông Hiệp nhớ lại.
Làm “bà mụ” bất đắc dĩ
Cách đây đã 7-8 năm, ông Nguyễn Văn Khương (quê Mỹ Đức, Hà Nội) đã có một “ca” chở khách nhớ đời khi chở phải một bà bầu tới kỳ khai hoa nở nhụy. Hôm đó, một bà bầu nhờ ông Khương chở về Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) rồi trả tiền. Ban đầu, ông từ chối vì nhỡ có mệnh hệ gì xảy ra với bà bầu ông sẽ ân hận cả đời. Nhưng trước sự nài nỉ của khách đang bụng mang dạ chửa, cuối cùng ông Khương đã không nỡ chối từ.
Lúc qua đoạn đường vắng ở huyện Mê Linh, bà bầu bỗng kêu đau quằn quại vì trở dạ. Quá bất ngờ với tình huống này, ông chỉ biết dừng xe và… đưa bà bầu đến bãi cỏ bên đường. Chưa kịp ra vẫy xe cầu cứu thì bà bầu lại kêu la rồi… vỡ nước ối.
Sự việc xảy ra quá nhanh khiến ông Khương như gà mắc tóc. Cố trấn tĩnh, ông nhớ ngày trước mình cũng từng đỡ đẻ cho vợ nên cũng vội vội vàng vàng và dùng tất cả vật dụng hiện có trên xe để tiến hành “đỡ đẻ”. May sao, một số người qua đường thấy vậy liền nhào vào hỗ trợ. Cuối cùng, một bé trai kháu khỉnh oe oe chào đời. “Hú hồn, may mà mẹ tròn con vuông! Sau lần đó, gia đình bà bầu đó ngỏ ý muốn trả ơn nhưng tôi từ chối, xem như vô tình mình đã làm được việc tốt giúp người” - ông Khương bộc bạch.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

"Tính cách người Việt theo vùng miền"

Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên  Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra ...

ART NUDE PHOTOS của Dương Quốc Định

Quên những bộn bề lo toan giá vàng lên xuống, giá lúa, cá tra giảm, chuyện nhà khoa học phải nói dối ... để  ngắm ảnh các em xinh đẹp. Và nếu như kết quả nghiên cứu khoa học của một bà đầm Đức  là khoa học  (không như ta nói dối nhiều quá):  DÒM VÚ PHỤ NỮ TĂNG TUỔI THỌ     (Blog này đã từng có bài, nằm trong nhóm truy cập nhiều nhứt, có lẽ nhiều người đã luyện tập?) thì quý ông cũng nên tập thể dục con mắt một tí nhé. Xin mượn mấy tấm ảnh của nhà nhiếp ảnh Dương Quốc Định làm  dụng cụ luyện tập, ai có điều kiện thì xài hàng thật. Bộ sưu tập những bức ảnh khỏa thân và bán khỏa thân nghệ thuật của nhiếp ảnh gia trẻ Dương Quốc Định. Rất nhiều ảnh trong bộ sưu tập này đã đoạt những giải thưởng quốc tế uy tín. Cảm ơn tác giả đã chia sẻ tác phẩm trên internet. Mời bạn xem qua phần thể hiện bộ sưu tập trên PPS của chúng tôi. Link PPS:  http://vn.360plus.yahoo.com/nns-nguyennamson/article?new=1&mid=112 Chân dung Dương Quốc Địn...

Nhớ Cần Thơ phố

Trần Hữu Hiệp B áo Dân Việt So với Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, cố đô Huế trầm tư hay Sài Gòn phố nhộn nhịp, thì Cần Thơ phố mang đậm đặc trưng sông nước miệt vườn. Nơi đó, hàng ngày, người Tây Đô vẫn đang sống cuộc đời bình dị. Nhớ thời học phổ thông, nhà tôi chỉ cách trung tâm Cần Thơ 20 Km, nhưng mãi đến năm 15 tuổi, lần đầu tiên mới được đến Cần Thơ cùng đội học sinh giỏi của Trường cấp III Ô Môn dự thi. Đêm, mấy thằng nhà quê lang thang, lạc đường trên phố Hòa Bình, thời đó là một  đại lộ mênh mông trong mắt nhìn bọn trẻ nhà quê chúng tôi. Ký ức Cần Thơ phố trong tôi một thời còn vang qua giọng ngâm của ai trong đêm tĩnh lặng nơi con hẻm nhỏ, bài thơ Tình trắng của Kiên Giang – Hà Huy Hà: “Cần Thơ, ơi hỡi Cần Thơ/Bóng dáng ngày xanh phủ bụi mờ/Ai nhặt giùm tôi bao kỷ niệm” … Và thơ tôi, tuổi học trò: “Ai đặt tên em tự bao giờ/Người đời hai tiếng gọi Cần Thơ/Mỗi lúc đi xa ta nhớ quá/Gặp lại hình em tron...