SGGP, Chủ nhật, 16/06/2013, 06:16 (GMT+7)
Cách đây mấy năm, dịp GS Ngô Bảo Châu nhận giải thưởng Fields danh giá trong toán học, tôi có chút đắn đo khi nhận ra đề văn cho cuộc thi “Prudential - Văn hay chữ tốt” dành cho học sinh lớp 9 khu vực ĐBSCL: Làm sao đề mở hết cỡ nhưng không theo lối mòn và nhất là khơi gợi được tình yêu với mảnh đất giàu tiềm năng song vẫn nghèo xơ xác trên mọi phương diện? Cuối cùng một ý tưởng chợt lóe sáng trong đầu: hay là thử giải một bài toán “hai trong một” như kiểu trong toán có văn, trong văn có toán. Và khi mở niêm phong bao đề thi, nhiều thí sinh nhí giỏi văn của 13 tỉnh thành ĐBSCL đã tròn mắt nói: “Thầy ơi, con không mang theo… máy tính”.
Đại ý đề thi yêu cầu so sánh 2 đại lượng là giá thành một tấn thóc và một laptop nặng chưa tới 1kg để từ đó tìm ra giải pháp giúp quê hương thoát nghèo. Theo các thành viên hội đồng chấm thi, đây là một đề thi khó và không thể có đáp án chấm. Nhưng rồi mọi chuyện cũng kết thúc tốt đẹp với nhiều áng văn mượt mà, thâm thúy chứng tỏ bản lĩnh những chủ nhân tương lai của đất nước.
Và đến giờ, đề thi này với câu hỏi “cách nào thoát nghèo” dường như vẫn ám ảnh, đeo bám tôi suốt dọc con đường từ TPHCM xuống Cà Mau. Ở thị trấn Sông Đốc, một cảng cá sầm uất với những con tàu đánh bắt xa bờ và những hàng quán hối hả mọc lên để kịp phục vụ “thượng đế” là các đại gia thu mua hải sản, người ta có thể bắt gặp mọi thứ trên đời từ hàng hiệu đến những cô gái phấn son lòe loẹt ra sức chèo kéo các đấng mày râu hảo ngọt, nghĩa là cái gì cũng có, cái gì cũng có thể mua được miễn là có tiền. Nhưng vẻ ngoài giống như Móng Cái thời mới mở cửa vẫn không che giấu sự nghèo nàn, đơn điệu, không lối thoát của cuộc sống tỉnh lẻ khi mà cả thị trấn không có lấy một hiệu sách và báo chí đúng nghĩa là một thứ đồ xa xỉ phẩm trên những sạp báo có thể đếm trên đầu ngón tay. Như Hamlet dằn vặt “tồn tại hay không tồn tại”, Sông Đốc trăn trở vì sự phát triển đi lên, nhưng phải bắt đầu từ đâu? Rõ ràng, cá cũng cần, lúa gạo cũng cần, hàng quán cũng cần, song cái cần hơn cả vẫn là nền tảng văn hóa, tri thức. Không có sản phẩm văn hóa thì không thể có tương lai cho ĐBSCL. Và “GDP văn hóa” này là giải pháp căn cơ nhất để vực dậy một khu vực đóng góp “GDP kinh tế” nhiều nhất nước.
Và đến giờ, đề thi này với câu hỏi “cách nào thoát nghèo” dường như vẫn ám ảnh, đeo bám tôi suốt dọc con đường từ TPHCM xuống Cà Mau. Ở thị trấn Sông Đốc, một cảng cá sầm uất với những con tàu đánh bắt xa bờ và những hàng quán hối hả mọc lên để kịp phục vụ “thượng đế” là các đại gia thu mua hải sản, người ta có thể bắt gặp mọi thứ trên đời từ hàng hiệu đến những cô gái phấn son lòe loẹt ra sức chèo kéo các đấng mày râu hảo ngọt, nghĩa là cái gì cũng có, cái gì cũng có thể mua được miễn là có tiền. Nhưng vẻ ngoài giống như Móng Cái thời mới mở cửa vẫn không che giấu sự nghèo nàn, đơn điệu, không lối thoát của cuộc sống tỉnh lẻ khi mà cả thị trấn không có lấy một hiệu sách và báo chí đúng nghĩa là một thứ đồ xa xỉ phẩm trên những sạp báo có thể đếm trên đầu ngón tay. Như Hamlet dằn vặt “tồn tại hay không tồn tại”, Sông Đốc trăn trở vì sự phát triển đi lên, nhưng phải bắt đầu từ đâu? Rõ ràng, cá cũng cần, lúa gạo cũng cần, hàng quán cũng cần, song cái cần hơn cả vẫn là nền tảng văn hóa, tri thức. Không có sản phẩm văn hóa thì không thể có tương lai cho ĐBSCL. Và “GDP văn hóa” này là giải pháp căn cơ nhất để vực dậy một khu vực đóng góp “GDP kinh tế” nhiều nhất nước.
Có lần trong cuộc tiếp xúc với một chị khi còn là phó chủ tịch phụ trách văn xã của tỉnh Kiên Giang, tôi có hỏi thẳng sao mà cả thành phố giàu có như Rạch Giá lại không thể xây một tổ hợp vui chơi giải trí có rạp chiếu phim chuẩn 3D, 2D như TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng? Chị cười buồn với lời đáp lửng lơ: Ai đầu tư vào đây, giá vé khoảng trăm ngàn chắc không ai coi, lỗ vốn… Thực ra, người ta vẫn tấp nập ra vào quán xá với cả núi tiền bỏ ra để mua vui chốc lát, nhưng mua sách, coi phim thì… hãy đợi đấy!
Cái buồn cứ phảng phất trong tiếng sóng vỗ ì oạp của vùng sông nước ĐBSCL. Và đâu đó vọng lên tiếng ca “Tình anh bán chiếu” thảng thốt. Người ta có thể chứng kiến những đêm cuối tuần với những tiết mục tự biên, tự diễn qua tiếng loa thùng ở làng quê không còn bóng dáng của những cô gái trẻ đẹp nức tiếng ĐBSCL. Họ đã thoát ly ra đi theo tiếng gọi của những thị tứ có wifi, có màn hình Imax và âm thanh 64 kênh. Tại sao không thể giữ chân họ dù “quê hương là chùm khế ngọt” với nỗi nhớ da diết? Chỉ có cứu cánh duy nhất là phải thoát nghèo về văn hóa - cách làm căn cơ nhất để nâng tầm ĐBSCL vốn dĩ cứ phải “ăn truyền thống, sống tiềm năng”.
Cái buồn cứ phảng phất trong tiếng sóng vỗ ì oạp của vùng sông nước ĐBSCL. Và đâu đó vọng lên tiếng ca “Tình anh bán chiếu” thảng thốt. Người ta có thể chứng kiến những đêm cuối tuần với những tiết mục tự biên, tự diễn qua tiếng loa thùng ở làng quê không còn bóng dáng của những cô gái trẻ đẹp nức tiếng ĐBSCL. Họ đã thoát ly ra đi theo tiếng gọi của những thị tứ có wifi, có màn hình Imax và âm thanh 64 kênh. Tại sao không thể giữ chân họ dù “quê hương là chùm khế ngọt” với nỗi nhớ da diết? Chỉ có cứu cánh duy nhất là phải thoát nghèo về văn hóa - cách làm căn cơ nhất để nâng tầm ĐBSCL vốn dĩ cứ phải “ăn truyền thống, sống tiềm năng”.
Và những dấu hiệu tích cực như tỉnh Đồng Tháp “chịu chơi” chi ngân sách 17 tỷ đồng cho văn học nghệ thuật trong 5 năm cho thấy ĐBSCL đang mong muốn chuyển mình, rời thoát “vùng trũng” văn hóa của đất nước. Cái chính là sự nhận thức dám nghĩ, dám làm vốn đặc trưng cho khí chất người dân ĐBSCL.
BÍCH AN
Nhận xét
Đăng nhận xét