(DĐĐT) - Đó chính là chủ đề của diễn đàn kinh tế biển lần thứ III do Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam tổ chức diễn ra vào ngày 7&8/6/2012 tại TP. Vũng Tàu. Đây là chương trình thường niên của Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam được Chính phủ giao cho Bộ Tài nguyên và môi trường chủ trì.
Trước đó, chiều ngày 7/6, Ban tổ chức Điễn đàn Kinh tế biển năm 2012 đã tổ chức bàn tròn chuyên gia cao cấp với sự tham gia của hơn 20 chuyên gia nghiên cứu và các nhà quản lý. GS,TS Nguyễn Mại – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cho rằng: Diễn đàn năm nay cần tập trung vào 6 nhóm vấn đề chính, gồm: 1. Đánh giá các quy hoạch và chiến lược phát triển kinh tế ven biển và biển. 2. Từ quan điểm tái cấu trúc kinh tế, Việt Nam cần nhìn nhận, đánh giá và rút ra được bài học gì? 3. Muốn phát triển kinh tế ven biển và trên biển cần phải phát triển khoa học công nghệ gì? 4. Cần làm rõ nguồn nhân lực để thúc đẩy kinh tế biển và ven biển phát triển. 5. Vấn đề bảo vệ an ninh chủ quyền trên biển. Và thứ 6 là thay đổi tư duy, cách làm để “cởi trói” cho doanh nghiệp, ngư dân và người dân phát triển kinh tế biển.
"Mục đích của chúng ta là sắp xếp lại khu kinh tế ven biển và khu công nghiệp ven biển cùng các dịch vụ đi kèm nhằm tạo ra sự liên kết ngành, liên kết vùng, thúc đẩy kinh tế phát triển. Vấn đề quy hoach cần có cái nhìn tổng thể; phát triển kinh biển phải dựa vào thể mạnh, tiềm năng và nhu cầu thị trường…" ông Mại nói.
Trên cơ sở những vấn đề được GS,TS Nguyễn Mại đưa ra để trao đổi, các đại biểu đã đưa ra nhiều ý kiến đóng góp bổ ích nhằm thúc đẩy phát triển vùng kinh tế ven biển và trên biển…DĐĐT trích đăng các ý kiến này.
Ông Nguyễn Chu Hồi – Nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam, giảng viên trường Đại học quốc gia Hà Nội:
MUỐN TỔ CHỨC ĐƯỢC KHÔNG GIAN BIỂN, CẦN MỘT CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ
Tổ chức không gian kinh tế biển là “tổ chức quy hoạch cả về mặt không gian và thời gian”. Hiện nay, chúng ta chưa có một chế độ pháp lý nào nói về “quy hoạch” biển nên không biết quy hoach theo phương pháp nào, cấp độ nào?. Theo tôi, GS, TSKH Nguyễn Mại nếu ra 6 vấn đề trên là đã bao gồm “chọn gói” về phát triển kinh tế biển. Tôi chỉ nhấn mạnh một số vấn đề cần làm rõ như Khoa học công nghệ (KHCN): Một quốc gia được coi là cường quốc về biển phải hội đủ 3 vấn đề: 1. Khoa học công nghệ về biển phải hiện đại, tiên tiến. 2. Kinh tế biển phải hiệu quả, bền vững. 3. Phải thống nhất quản lý về biển theo phương thức tổng hợp. Riêng Việt Nam cần phải thêm một điều kiện nữa là “Hòa bình trên biển”. Hiện nay, nước ta đang yếu nhất về mặt KHCN biển, chúng ta không thể ra biển bằng “thuyền thúng”. Nước ta chỉ phát triển được 1 vài lĩnh vực về dầu khí, còn tất cả các lĩnh vực khác ở trên, trong và dưới biển đều “thiếu và yếu”, tệ hại hơn là làm KHCN theo kiểu “manh mún” thiếu bài bảng. Về nguồn nhân lực: Cần có sự điều tra, đánh giá tổng thể. Hiện nay, nguồn cung cầu về nguồn nhân lực phát triển kinh tế biển đều không có. Đại học thủy sản Nha Trang phải đóng cửa 6 ngành đào tạo liên quan đến lĩnh vực nguyên cứu và phát triển kinh tế biển. Về chính sách: Hiện nay chúng ta có 15 bộ, ngành có “dính” đến biển từ quản lý, phát triển kinh tế và các dịch vụ liên quan đến biển nên dẫn đến tình trạng chồng chéo, “cha chung không ai khóc”.
Ông Vũ Sĩ Tuấn – Phó tổng cục trưởng Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam: ĐÃ CÓ THAY ĐỔI VỀ NHẬN THỨC
Mấy năm qua, chúng ta đã có sự chỉ đạo và tập trung tuyên truyền sâu rộng về biển và hải đảo nên đã làm thay đổi được nhận thức của đa đa số người dân về môi trường và chủ quyền biển đảo. Đây là mặt tôi đánh giá là thành công nhất! Phát triển kinh tế biển và khẳng định chủ quyền biển đảo phải dựa vào chính sách, doanh nghiệp và người dân, đặc biệt là việc di dân ra đảo và tổ chức đội ngũ ngư dân trên biển. Chúng ta phải xem xét lại quy hoạch. Ví dụ Thanh Hóa đã có cảng Nghi Sơn nhưng kế bên đó Nghệ An lại xây dựng cảng Đông Hồi. Như vậy là lãng phí, không phù hợp. Cần phải đưa ra “chuẩn mực” trong quy hoạch cảng biển nói riêng và các ngành nghề, lĩnh vực khác nói chung. Về nguồn nhân lực, theo tôi yếu tố con người quyết định đến sự thành công hay thất bại. Hiện nay, chúng ta chưa có một trường nào đào tạo về lĩnh vực phát triển kinh tế biển. Nhìn về góc độ quản lý, chúng ta phải có con người có trình độ, có tâm, có tầm, đặc biệt là yêu biển đảo.
Ông Vũ Đại Thắng – Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế (Bộ KH-ĐT): TẬP TRUNG ĐẦU TƯ TRỌNG ĐIỂM
Sau diễn đàn kinh tế biển năm 2011, Bộ KH-ĐT đã trình Chính phủ các ý kiến của các chuyên gia kinh tế và các đề xuất cụ thể. Qua đó, Chính phủ đã chỉ đạo cho bộ tổ chức hội nghị đánh giá các mặt làm được và chưa được của các khu kinh tế ven biển. Sau khi rà soát lại, Chính phủ đã chỉ đạo dừng cấp phép các khu kinh tế ven biển, chỉ khi nào lấp đầy mới cấp phép thêm. Hiện nay, chúng ta đang tập trung đầu tư các nguồn lực để phát triển 6 khu kinh tế ven biển, gồm: Hải Phòng, Chu Lai, Dung Quất, Phú Quốc, Nghi Sơn, Vũng Áng. Chỉ khi các khu này lấp đầy mới cấp phép và phát triển thêm khu khác.
Ông Trần Hữu Hiệp – Vụ trưởng Vụ Kinh tế - Xã hội, Ban chỉ đạo Tây nam bộ: HÃY GIÚP ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN
Tôi lần đầu tiên tham dự diễn đàn kinh tế biển và không phải là chuyên gia kinh tế biển nhưng tôi thấy ý kiến của các chuyên gia rất thiết thực, bổ ích. Đồng bằng song Cửu Long (ĐBSCL) có 11/13 tỉnh, thành có biển và có cả biển Đông và biển Tây nhưng kinh tế biển vẫn không phát triển. Tôi rất mong các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế cho biết và đánh giá về thế mạnh, tiềm năng kinh tế biển của vùng ĐBSCL; các thách thức và đưa ra các giải pháp để phát triển kinh tế biển của vùng ĐBSCL. Theo tôi biết hiện vùng ĐBSCL chỉ có 3 khu kinh tế ven biển, gồm: Định An, Năm Căn và sắp tới sẽ là Gành Hào, cùng với Cụm khí-điện-đạm Cà Mau, đảo ngọc Phú Quốc và Cảng biển nước sâu nhưng chưa biết xây dựng ở đâu (?!). Về nguồn nhân lực phát triển kinh tế biển thì hoàn toàn không có. Tôi rất mong ban tổ chức diễn đàn kinh tế biển “đúc rút” các ý kiến, tham luận để trình lên các bộ, ban, ngành và Chính phủ để có sự quan tâm chỉ đạo kịp thời. Hơn nữa, chúng tôi rất mong tuần lễ biển và hải đảo năm sau sẽ tổ chức ở Kiên Giang hay Cà Màu gì đó nhằm nâng cao ý thức của người dân về tầm quan trọng của phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
Ông Đặng Xuân Quang – Phó cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH –ĐT): CÁC TỈNH CÓ BIỂN CHIẾN HƠN 50% NGỒN VỐN FDI
Phát triển kinh tế biển gắn với tái cấu trúc kinh tế đã đặt ra cho chúng ta một bài toán khó. Việc cắt giảm đầu tư công, đồng nghĩa là cơ sở hạ tầng bị ngưng trệ, kéo theo kinh tế biển chậm phát triển. Cuộc khủng hoảng kinh tế ở châu Âu, Mỹ làm ảnh hưởng đến thu hút nguồn vốn FDI. Theo tôi cảm nhân nguồn vốn FDI hiện nay vẫn tiếp cận theo ngành, trứ chưa kết hợp được liên ngành. Chúng ta nên phân loại hạng mục đầu tư để phân bố nguồn vốn cho hợp lý. Nguồn vốn FDI đầu tư vào 28 tỉnh, thành có biển chiếm trên 50%. Hạn chế lớn nhất của chúng ta là không có hạ tầng kết nối, do đó sức lan tỏa kinh tế vùng còn hạn chế.
Bài, ảnh: Xuân Hùng, Trang Nhung (thực hiện)
Tiềm năng kinh tế sinh thái môi trường các đảo, quần đảo Việt Nam: Cần cái nhìn tổng thể…
Trong khuôn khổ tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam năm 2012 do Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Kế Hoạch và Đầu tư phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu tổ chức diễn ra từ ngày 1-8/6/2012 với rất nhiều chương trình, hoạt động. Trong đó, ngày 7/6 diễn ra diễn đàn thương hiệu biển Việt Nam lần thứ IV do Tổng cục biển và hải đảo Việt Nam tổ chức với chủ đề “Tiềm năng sinh thái môi trường các đảo, quần đảo Việt Nam” thu hút trên 250 đại biểu đến từ các bộ, ngành, địa phương trên cả nước tham dự. Với 43 tham luận của các nhà quản lý, chuyên gia kinh tế, nhà khoa học…, diễn đàn đã tập trung “mổ xẻ” các vấn đề liên quan đến “Tiềm năng kinh tế và sinh thái môi trường các đảo, quần đảo Việt Nam”.
Việt Nam hiện có trên 3.260 km bờ biển và hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ nên rất đa dạng về cảnh quan sinh thái, chứa đựng hầu hết các loại tài nguyên có tiềm năng phát triển các lĩnh vực kinh tế biển đảo; có vị trí chiếm lược trong công tác an ninh quốc phòng và giao thông vận tải biển. Các đảo và quần đảo xa bờ là “lá chắn” quốc phòng an ninh cho các vùng biển, là nơi trú đậu của tàu cá đánh bắt xa bờ, đảm bảo an ninh hàng hải trên biển…
Chiến lược của Việt Nam đến năm 2020 là “đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển và làm giàu từ biển” – PGS,TSKH Nguyễn Văn Cư – Tổng cục trưởng Tổng cục biển và hải đảo Việt Nam, khẳng định.
Xuân Hùng
|
Xuân Hùng - Trang Nhung
Nhận xét
Đăng nhận xét