Hữu Hiệp
Báo Lao Động, ngày 28-5-2013
Toàn vùng ĐBSCL hiện có 1.305 xã trong tổng số 1.612 đơn vị hành chính cơ sở. Cán bộ, công chức (CBCC) xã là người thường xuyên và trực tiếp làm việc với công dân; được cấp trên “tin tưởng” giao cho rất nhiều việc: từ đảm bảo an ninh, trật tự, phát triển kinh tế - xã hội đến phục vụ nhu cầu thiết yếu của công dân (khai sinh, khai tử, kết hôn …). Gần đây, lại được giao thêm nhiều nhiệm vụ, kể cả “nhiệm vụ bất khả thi” do chưa được chuẩn bị trước lực lượng, điều kiện để thực thi như qui định cấp xã xử phạt hành chính “người hút thuốc lá nơi công cộng”, “xài điện thoại ở cây xăng”… Trong khi, năng lực, trình độ và hiệu quả làm việc của CBCC xã hiện nay là rất đáng lo ngại.
Toàn vùng ĐBSCL hiện có 1.305 xã trong tổng số 1.612 đơn vị hành chính cơ sở. Cán bộ, công chức (CBCC) xã là người thường xuyên và trực tiếp làm việc với công dân; được cấp trên “tin tưởng” giao cho rất nhiều việc: từ đảm bảo an ninh, trật tự, phát triển kinh tế - xã hội đến phục vụ nhu cầu thiết yếu của công dân (khai sinh, khai tử, kết hôn …). Gần đây, lại được giao thêm nhiều nhiệm vụ, kể cả “nhiệm vụ bất khả thi” do chưa được chuẩn bị trước lực lượng, điều kiện để thực thi như qui định cấp xã xử phạt hành chính “người hút thuốc lá nơi công cộng”, “xài điện thoại ở cây xăng”… Trong khi, năng lực, trình độ và hiệu quả làm việc của CBCC xã hiện nay là rất đáng lo ngại.
Sinh viên - nguồn nhân lực quan trọng |
Hơn 3 năm thực hiện đề án đào tạo
nghề lao động nông thôn, cả nước mới có khoảng 1/3 địa phương hoàn thành việc
thống kê hiện trạng, điều tra nhu cầu đào tạo (ĐT), bồi dưỡng CBCC xã đến năm 2015. Đây là khâu
yếu nhất trong 3 khâu: ĐT nghề nông nghiệp, phi nông nghiệp và CBCC xã. Ở Hậu Giang, một “điểm sáng” trong xây dựng nông thôn mới
(NTM), nhưng 54/54 xã và 11 xã điểm trong tỉnh đều không đạt tiêu chí số 18 Bộ tiêu chí quốc gia về NTM (xây dựng hệ thống
chính trị vững mạnh) do CBCC xã chưa đạt chuẩn.
Thực trạng yếu
kém của CBCC xã do nhiều nguyên nhân. Một thời gian dài, lực lượng CB cơ sở
chưa được công nhận là CBCC, không có quy định rõ ràng chuẩn CB, không tổ chức thi
tuyển. Nguồn xét tuyển chủ yếu từ người quen, con em của CBCC ở xã; cán bộ
phong trào chưa qua ĐT hoặc các em rớt tốt nghiệp phổ thông, cao đẳng, đại học
... Hơn 10 năm trước, Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX "Về đổi mới và nâng
cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn" đã xác định
tầm quan trọng, những yếu kém và giải pháp tăng cường; trong đó, cán bộ cơ sở
là khâu then chốt. Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 7 vừa qua đã thông qua
Nghị quyết và đề án "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ
Trung ương đến cơ sở".
Trong vùng ĐBSCL đã
xuất hiện tín hiệu đáng mừng như Đồng Tháp đang bắt đầu “thanh lọc” CBCC xã bằng cách
làm quyết liệt, nhưng thận trọng. Một số nơi đã ứng dụng tiêu chuẩn, chất lượng
ISO vào qui trinh hành chính; bước đầu thực hiện cơ chế “chấm điểm” CBCC qua cảm nhận của người dân; tuyển cán bộ trẻ cho cấp xã theo chuẩn, …
Song, cần thực hiện đồng bộ, căn cơ và quyết liệt hơn mới có thể “thay máu” và
“đổi chất” lực lượng “cán bộ gốc” này. Hàng năm, ở mỗi tỉnh trong vùng có hàng
ngàn sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng chưa có việc làm. Nguồn này
cần được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, chính trị để đưa về các xã thay
thế bộ phận yếu kém. Nhưng điều quan trọng hơn là tạo môi
trường làm việc tốt cho các em. Cần kiên quyết khắc phục tình trạng “chuẩn hoá
CBCC” bằng mọi giá để giữ chỗ. Nâng cao chất lượng CBCC xã là việc phải làm ngay, nhưng cần thận trọng, căn cơ như việc “lót gạch, xây
nền chính quyền cơ sở”” cho tương lai.
Nhận xét
Đăng nhận xét