Trong 25
năm, từ 1991 đến 2015, việc khai thác nước ngầm quá mức ở ĐBSCL đã gây ra sụt
lún đất bình quân 18 cm, có những điểm sụt lún trên 30 cm với tốc độ tăng nhanh
Nhiều tuyến đường trung t6am TP. Cần Thơ ngập sâu do triều cường |
Ngập
trong tích tắc
Tại TP
Cần Thơ, người dân ở Cồn Khương (phường Cái Khế, quận Ninh Kiều) hoảng hốt khi
vườn cây, nhà cửa ngập nước trong "nháy mắt". Nguyên nhân do triều
cường dâng cao bất ngờ, tràn qua đê bao và làm lở một đoạn đê. Mặc dù ngành
chức năng hằng năm có gia cố nhưng mực nước sông Hậu năm nay cao hơn những năm
trước nên đê bao gần như vô hiệu.
Hàng
loạt tuyến đường nội ô TP Cần Thơ cũng chìm trong nước khiến lực lượng CSGT
phải tăng cường túc trực lúc sáng sớm và buổi chiều tan ca để điều tiết giao
thông qua những khu vực ngập sâu. Giáp ranh với TP Cần Thơ, tỉnh Vĩnh Long hiếm
khi ngập sâu nhưng nay nhiều vùng đối diện ngập.
Nước lên
cao bất thường khiến nhiều đoạn trên quốc lộ cũng ngập sâu, ảnh hưởng lưu
thông. Có mặt ở KCN Hòa Phú (tỉnh Vĩnh Long) những ngày qua mới thấu được nỗi
chật vật, vất vả của công nhân giờ tan tầm. Cũng do triều cường dâng cao bất thường
khiến bà con ở khu vực vành đai cù lao thuộc xã Đồng Phú, huyện Long Hồ gần như
mất trắng hoa màu, cây ăn trái do vỡ đê.
Khai
thác nước ngầm quá mức
Theo
GS-TS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường ĐH Nam Cần Thơ, việc nước đang gây ngập
nhiều đô thị ở ĐBSCL là do biến đổi khí hậu nên không thể lường trước được
chuyện gì. Khác với đợt hạn hán lịch sử năm 2016, khối nước khổng lồ từ thượng
nguồn sông Mê Kông đổ về năm nay là do mưa nhiều và rải rác khắp nơi.
ThS
Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia nghiên cứu độc lập thuộc Trường ĐH Cần Thơ, cho
rằng tuy năm nay lũ không đặc biệt cao nhưng vẫn gây ngập nhiều khu nội ô các
tỉnh, TP trong khu vực, nhất là tại TP Cần Thơ và Vĩnh Long. Hiện nước lũ ở
phía thượng nguồn sông Tiền, sông Hậu đã rút nhưng các địa phương vùng hạ nguồn
như Hậu Giang, TP Cần Thơ, Vĩnh Long và Tiền Giang đã bị ngập do thủy triều
dâng. Có 2 yếu tố quan trọng khiến các địa phương này chịu cảnh ngập lụt là do
sụt lún đất và đê bao khép kín ở vùng trồng lúa và cây ăn trái.
Hiện
tượng sụt lún này đã được nghiên cứu bởi Đại học UTRECHT (Hà Lan) và được Đại
sứ quán Hà Lan công bố từ tháng 6-2017. Kết quả cho thấy trong 25 năm, từ
1991-2015, việc khai thác nước ngầm quá mức ở ĐBSCL đã gây sụt lún đất bình quân
18 cm, có điểm sụt lún trên 30 cm như Sóc Trăng và Long An với tốc độ tăng
nhanh. Các TP, KCN có độ sụt lún nhanh hơn (2,5 cm/năm) so với vùng nông thôn
từ 1-2 cm. Trên bản đồ sụt lún thì TP Cần Thơ, đoạn Tam Bình và Bình Minh của
tỉnh Vĩnh Long được xác định là khu vực vành đai sụt lún với mức bình quân 20
cm trong 20 năm qua.
ThS
Nguyễn Hữu Thiện cũng cho rằng việc vùng Tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười
làm đê bao sản xuất lúa vụ 3 cũng làm cho vùng hạ lưu ngập sâu hơn. Tuy nhiên,
trên thực tế, các nhà vườn phía hạ lưu cũng đã làm đê bao bảo vệ vườn cây ăn
trái hoặc trồng lúa. Trong khi đó, hầu hết đôi bờ sông ở khu vực này giờ cũng
được gia cố chắc chắn thành những tuyến giao thông. Do đó, nước trên sông như
máng xối tuôn về nơi trũng nhất.
Theo TS Trần Hữu Hiệp, nước biển dâng,
sạt lở, sụt lún đất, tác động tiêu cực từ vấn đề nước xuyên biên giới của sông
Mê Kông và nội tại trong phát triển thiếu bền vững của vùng này. Vì vậy, đỉnh
triều gây ngập tràn khu vực đô thị ở ĐBSCL năm nay cần được nhận diện theo hệ
thống, có chiến lược ứng phó dài hạn, sự tiếp cận đa ngành và phối hợp giải
quyết liên ngành.
TP HCM:
Mưa lớn gây ngập nặng
Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ dự
báo triều cường ngày 11-10 đạt 1,62 m trên các sông Sài Gòn và kênh Đồng Điền,
vượt báo động III. Lúc 17 giờ cùng ngày, cơn mưa lớn đổ xuống nhiều quận, huyện
kết hợp triều cường đã khiến hàng loạt tuyến đường ngập nặng như: Huỳnh Tấn
Phát (quận 7), Lê Văn Lương (huyện Nhà Bè), Quốc lộ 50 (huyện Bình Chánh)...
Tại phường Thảo Điền (quận 2), đường
Nguyễn Văn Hưởng nước ngập cao đã làm nhiều xe máy và ôtô chết máy. Nhiều người
giao hàng, xe ôm công nghệ đến chung cư Hoàng Anh River View phải vật lộn dưới
dòng nước sâu. Tại đường Quốc Hương, cảnh xe máy chổng ngược la liệt trên vỉa
hè. Ngay cả khu đô thị Phú Mỹ Hưng (quận 7) được đầu tư cơ sở hạ tầng vào loại
tốt nhất TP cũng bị triều cường tấn công, nhiều người đi xe máy không dám vào
khu vực này. Trong những ngày tới, mực nước triều trên lưu vực sông Sài Gòn -
Đồng Nai sẽ xuống nhanh, duy trì trên mức báo động II đến ngày 14-10. S.Đông
Không
nên vội vàng!
"Chuyện sụt lún cũng bắt nguồn từ
việc các địa phương ĐBSCL khai thác quá mức nước ngầm vì nguồn nước mặt trên
sông Mê Kông dồi dào nhưng không thể sử dụng được do ô nhiễm từ phân bón, thuốc
bảo vệ thực vật và do ngăn mặn. Vào mùa khô, tất cả các cống dọc theo quốc lộ
từ TP Cần Thơ xuống tận Bạc Liêu đều bị đóng kín nên sông ngòi trở thành ao tù,
không còn cảnh nước lớn, nước ròng theo quy luật tự nhiên nữa" - ThS
Nguyễn Hữu Thiện phân tích.
Cũng theo ông Thiện, giải pháp lâu dài
là nên thực hiện nghiêm túc Nghị định 120 của Chính phủ theo hướng thích ứng
với biến đổi khí hậu và không can thiệp thô bạo vào tự nhiên để tránh bị trả
giá đắt. Nên làm hệ thống đê bao cho nội ô TP Cần Thơ vì đã tới nước này thì
không còn cách nào khác. Phải biết nguyên nhân sâu xa ở đâu để có giải pháp
tháo gỡ dần chứ không thể vội vàng theo kiểu trị bệnh ung thư mà đem... bôi
thuốc ngoài da.
NHÓM
PHÓNG VIÊN
Nhận xét
Đăng nhận xét