Chuyển đến nội dung chính

Chú rể 14 tuổi, cô dâu 17 tuổi


TT - Gần đây, thông tin về các vụ tảo hôn ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long xuất hiện ngày càng nhiều. Phần lớn cô dâu chỉ mới 13-16 tuổi, có trường hợp chú rể mới 14 tuổi. Các đám cưới trẻ con này chỉ được chính quyền phát hiện khi “gạo đã nấu thành cơm”.

Điều đáng nói là trong khi hệ thống pháp luật ngày càng chặt chẽ nhưng tình trạng tảo hôn ngày càng nhiều, ở cả thành phố, thị trấn chứ không phải chỉ có ở vùng sâu.
Yêu là cưới
Trưa 11-4, vừa gặp chúng tôi, Đ.N.X. (17 tuổi, ngụ xã Bình Phú, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) nói ngay: “Con em còn nhỏ, mẹ em lại đi trên xã có việc. Xíu nữa con em khóc thì hết nói chuyện đó”.
Lại thêm một cô dâu...13 tuổi
Ngày 23-4, khi bài viết này đã lên khuôn, ông Phạm Thanh Nam - phó chủ tịch UBND xã Kim Sơn, huyện Châu Thành (Tiền Giang) - cho biết UBND xã vừa kịp thời ngăn cản một vụ gả con gái mới 13 tuổi ở xã này vào cuối tuần qua. Cha mẹ của em T.T.H.T. (13 tuổi) tổ chức lễ đính hôn cho em với N.V.L. (22 tuổi, ngụ huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang). Trước đó, chính quyền địa phương hay tin đã cử các ngành, đoàn thể đến vận động gia đình hủy lễ này vì vi phạm pháp luật, nhưng gia đình T. vẫn cương quyết tổ chức. 
NGỌC TÀI

X. sinh năm 1996, có chồng vào cuối tháng 7-2012 khi mới 16 tuổi. Hiện giờ X. đã làm mẹ. Trong căn phòng tối đen, X. run run bế con đến võng nằm. Vừa cho con bú, X. cất giọng nho nhỏ hát những bài hát dành cho tuổi “teen” để ru con. X. kể: “Em học đến lớp 6 nhưng do bệnh nhức đầu không học được nữa nên nghỉ luôn. Em quen chồng, yêu nhau quá nên hai bên gia đình cho cưới luôn”. Hỏi X. quen bao lâu mới cưới, em hồn nhiên: “Bốn tháng”. Hỏi vì sao còn nhỏ tuổi vậy mà lấy chồng làm gì, X. cười bẽn lẽn: “Yêu nhau mà”.
Ngày 4-4, Đảng ủy, UBND và các đoàn thể xã Hưng Điền B, huyện Tân Hưng (Long An) phải bỏ việc chia nhau xuống đám cưới của cô dâu N.T.H.N. mới 16 tuổi để vận động gia đình ngừng ngay đám cưới trái luật này. Ông Trần Thanh Dũng, phó bí thư Đảng ủy xã Hưng Điền B, cho biết “chồng” của N. 23 tuổi, là con của một bí thư chi bộ ấp. Trước đó cả hai dắt nhau đến UBND xã đăng ký kết hôn. Cán bộ tư pháp không đồng ý và báo lãnh đạo biết để tiến hành ngăn chặn. Vậy mà hai bên gia đình vẫn gửi thiệp mời và tổ chức tiệc cưới. Giải thích với chính quyền, cha mẹ của cặp vợ chồng này hồn nhiên: “Tụi nó yêu nhau quá, ngăn không được đành phải chấp nhận”.
Cũng theo ông Dũng, trước đó tại xã này xảy ra một vụ tảo hôn. Chú rể mới 14 tuổi, còn cô dâu 17 tuổi. Sau khi làm đám cưới xong chính quyền mới hay. Khi xuống nhà tìm hiểu thì hai vợ chồng này kịp dắt nhau trốn đi nơi khác sinh sống và không trở về xã nữa.
Khi chúng tôi đến, em N.T.K.Ng. (vừa tròn 18 tuổi, ngụ xã Châu Bình, huyện Giồng Trôm, Bến Tre) đang quạt cho con ngủ. Ng. kết hôn khi mới 16 tuổi sau khi mang thai gần hai tháng. Sau đám cưới bảy tháng thì sinh con. Vì còn quá nhỏ nên Ng. không biết chăm sóc con nên mọi thứ phải nhờ mẹ ruột. Thậm chí thay tã cho con, Ng. cũng chỉ làm được việc... lấy tã đưa cho mẹ thay giùm.
Chồng Ng. năm nay 24 tuổi, cùng làm thuê với cha của Ng. ở một doanh nghiệp thủy sản. Chỉ vài lần đến nhà chơi, hai người phát sinh tình cảm. Khi  Ng. đã mang thai, Ng. và chồng năn nỉ hai bên gia đình cho phép tiến tới hôn nhân vì hai đứa lỡ thương nhau. “Lúc đó năn nỉ dữ lắm ba mẹ mới cho cưới” - Ng. kể.
Vì cha mẹ nuông chiều
Trưa 11-4, tại trụ sở Công an xã Bình Phú, huyện Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang), cháu Đ.N.H. (13 tuổi) cùng mẹ ruột đang trả lời những câu hỏi của điều tra viên về đám cưới của H. ngày 6-4. H. là em của “bà mẹ 17 tuổi” đã kể ở phần trên.
Bà N. (mẹ ruột của H.) mắt đỏ hoe nói: “Tui một chữ bẻ đôi không biết. Còn ổng biết được cũng có mấy chữ nên đâu có hiểu biết pháp luật là gì. Chứ biết thì ngu dại gì gả con cho người ta để bị công an mời tới mời lui hoài thế này. Sáng giờ vợ chồng tui với con nhỏ này chẳng có miếng gì trong bụng cả”.
Lấy chồng sớm làm gì?
Bà N. (mẹ của Ng., ở xã Châu Bình, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) bảo bà cũng không muốn gả con khi Ng. mới 16 tuổi, ăn chưa no lo chưa tới. Nhưng vì lúc đó Ng. đã “dính” bầu, “gạo đã nấu thành cơm” nên buộc vợ chồng bà phải chấp nhận cho con lấy chồng để khỏi bị hàng xóm lời ra tiếng vào. Bà N. thút thít: “Đã vậy bây giờ nó sinh con đã hơn tám tháng mà không thấy ai tới thăm hay điện thoại hỏi câu nào hết. Ông bà nội chưa một lần thấy mặt cháu. Con tui tủi thân mà không dám than vì con đường đó là do nó chọn. Lấy chồng sớm chẳng có ai sung sướng hết. Giờ hối hận cũng đâu có kịp”.
Quay sang nhìn con một lúc rồi bà N. nói tiếp: “Chị nó có chồng sớm, rồi mới sinh đứa con đỏ hỏn mà nay bệnh mai đau. Sáng giờ tui với ổng ở đây mà nóng ruột nóng gan, không biết ở nhà nó có lo được cho đứa nhỏ không nữa. Hôm bữa thấy công an vô nhà nó sợ quá xỉu luôn”. Ông Đ. (cha H.) buồn bã: “Từ bữa gả con đến giờ người trong xóm cứ nói ra nói vào làm gia đình tui rất khổ sở. Tội cho con nhỏ giờ đi đâu cũng phải che khẩu trang kín hết mặt. Mấy chú công an mời ra đây giải thích pháp luật cho nghe nên mới hiểu gả con như vậy là sai. Biết trước điều này tui đã không gả rồi”.
Tại khu phố 1, thị trấn Chợ Lách, huyện Chợ Lách (tỉnh Bến Tre), chính quyền địa phương cũng vừa kịp thời ngăn chặn một cuộc hôn nhân trái quy định khi cô dâu chỉ mới 17 tuổi. Em N.T.K.Q. vừa học xong lớp 7 đã xin gia đình lên TP.HCM làm thuê. Tháng 1-2013, Q. đưa gia đình người yêu về gặp mặt cha mẹ rồi... đồng ý cưới. Sau khi bị ngăn chặn đám cưới, cả hai đến TP.HCM ở luôn, sống chung như vợ chồng không đăng ký kết hôn. Bà N.T.K.N. (mẹ Q.) nói: “Từ ngày hai bên gặp mặt tới nay hai đứa lại trở lên thành phố làm việc, tui cũng không rành con rể làm nghề gì, sống ở đâu nữa. Thiệt là khổ hết sức”.
Mạnh ai nấy... ém!
Nhiều giáo viên ở Trường THCS Xuân Diệu, thành phố Mỹ Tho (Tiền Giang) vẫn còn nhớ cách đây ba năm, hai học sinh lớp 8 khi đó mới 14 tuổi rủ nhau trốn học đi Vũng Tàu chơi. Sau đó vài tháng cô gái có thai và nghỉ học. Hai bên gia đình chấp nhận hai học sinh này lấy nhau, sống chung, sinh con. Mãi đến năm 2012 hai em này mới làm đám cưới. Tuy nhiên, trường hợp này cả nhà trường và địa phương đều giấu kín.
Bà Lý Ngọc Lan, trưởng Ban tuyên giáo Hội LHPN tỉnh Tiền Giang, cho biết không có cơ quan nào thống kê chính xác số vụ tảo hôn. “Tuy nhiên, tôi biết ở huyện nào cũng có vài trường hợp. Tình trạng tảo hôn ngày càng nhiều, đáng báo động, nhưng làm gì để ngăn chặn thì vô cùng khó” - bà Lan nói.
Theo bà Lan, lý do khó ngăn chặn là vì mạnh ai nấy giấu. Cha mẹ các em đương nhiên là giấu vì sợ mang tiếng. Các đoàn thể, chính quyền địa phương biết cũng chỉ vận động, tuyên truyền, nói ba điều bốn chuyện rồi để im luôn. Ngay cả Hội LHPN được pháp luật quy định có quyền đề nghị hủy hôn, nhưng thực tế cũng không làm được do gia đình hai bên các em phản ứng, do vướng tổ chức Đảng địa phương và các mối quan hệ chằng chịt khác.
Lẽ ra cơ quan điều tra phải khởi tố, xử lý hình sự các “người chồng” vì đã quan hệ tình dục và cưới cô dâu là trẻ em, nhưng số vụ được xử chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nguyên nhân là người Việt coi trọng tình hơn lý. Phần lớn gia đình hai bên biết như vậy là vi phạm pháp luật nhưng vì thương con nên tìm mọi cách “ém”. Địa phương thấy vậy cũng cố tình để “chìm xuồng” luôn. Đó cũng là một trong những lý do khiến người dân không “ngán” quy định cấm kết hôn với trẻ em, cấm tảo hôn. “Ngoài ra, sự tác động quá lớn của phim ảnh đồi trụy thông qua Internet, điện thoại di động... và tâm sinh lý của trẻ bây giờ phát triển nhanh hơn trước nên xu hướng các em quan hệ tình dục ngày càng trẻ hóa. Nhiều trường hợp vì thiếu hiểu biết nên có thai nhiều tháng trời mới phát hiện và dẫn đến... cưới gấp” - bà Lan cho biết thêm.
Thượng tá Nguyễn Văn Tảo, trưởng Công an huyện Cai Lậy (nơi xảy ra vụ gả con gái mới 13 tuổi ở xã Bình Phú mới đây), cho biết mấy năm qua công an huyện không nhận được đơn tố cáo nào về việc lấy nhau trước tuổi thành niên. Ngay cả vụ ở xã Bình Phú cũng không có ai tố cáo mà công an nắm được thông tin từ người dân. “Trong thực tế có nhưng gia đình giấu thì không thể xử lý được” - ông Tảo nói.
NG.TÀI - THÚY HẰNG - V.TR. (Báo Tuổi Trẻ)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

"Tính cách người Việt theo vùng miền"

Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên  Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra ...

ART NUDE PHOTOS của Dương Quốc Định

Quên những bộn bề lo toan giá vàng lên xuống, giá lúa, cá tra giảm, chuyện nhà khoa học phải nói dối ... để  ngắm ảnh các em xinh đẹp. Và nếu như kết quả nghiên cứu khoa học của một bà đầm Đức  là khoa học  (không như ta nói dối nhiều quá):  DÒM VÚ PHỤ NỮ TĂNG TUỔI THỌ     (Blog này đã từng có bài, nằm trong nhóm truy cập nhiều nhứt, có lẽ nhiều người đã luyện tập?) thì quý ông cũng nên tập thể dục con mắt một tí nhé. Xin mượn mấy tấm ảnh của nhà nhiếp ảnh Dương Quốc Định làm  dụng cụ luyện tập, ai có điều kiện thì xài hàng thật. Bộ sưu tập những bức ảnh khỏa thân và bán khỏa thân nghệ thuật của nhiếp ảnh gia trẻ Dương Quốc Định. Rất nhiều ảnh trong bộ sưu tập này đã đoạt những giải thưởng quốc tế uy tín. Cảm ơn tác giả đã chia sẻ tác phẩm trên internet. Mời bạn xem qua phần thể hiện bộ sưu tập trên PPS của chúng tôi. Link PPS:  http://vn.360plus.yahoo.com/nns-nguyennamson/article?new=1&mid=112 Chân dung Dương Quốc Địn...

Nhớ Cần Thơ phố

Trần Hữu Hiệp B áo Dân Việt So với Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, cố đô Huế trầm tư hay Sài Gòn phố nhộn nhịp, thì Cần Thơ phố mang đậm đặc trưng sông nước miệt vườn. Nơi đó, hàng ngày, người Tây Đô vẫn đang sống cuộc đời bình dị. Nhớ thời học phổ thông, nhà tôi chỉ cách trung tâm Cần Thơ 20 Km, nhưng mãi đến năm 15 tuổi, lần đầu tiên mới được đến Cần Thơ cùng đội học sinh giỏi của Trường cấp III Ô Môn dự thi. Đêm, mấy thằng nhà quê lang thang, lạc đường trên phố Hòa Bình, thời đó là một  đại lộ mênh mông trong mắt nhìn bọn trẻ nhà quê chúng tôi. Ký ức Cần Thơ phố trong tôi một thời còn vang qua giọng ngâm của ai trong đêm tĩnh lặng nơi con hẻm nhỏ, bài thơ Tình trắng của Kiên Giang – Hà Huy Hà: “Cần Thơ, ơi hỡi Cần Thơ/Bóng dáng ngày xanh phủ bụi mờ/Ai nhặt giùm tôi bao kỷ niệm” … Và thơ tôi, tuổi học trò: “Ai đặt tên em tự bao giờ/Người đời hai tiếng gọi Cần Thơ/Mỗi lúc đi xa ta nhớ quá/Gặp lại hình em tron...