Chuyển đến nội dung chính

Vựa lúa, vựa cá

Báo Đại Đoàn Kết số kỷ nhiệm 38 năm giải phóng miền Nam (26/04/2013)
Vùng ĐBSCL với diện tích gần 4 triệu ha vốn được thiên nhiên ưu đãi, có sông Mekong chảy qua mang lại phù sa cho ruộng đồng, năm 2012, tạo ra sản lượng lúa toàn vùng đạt 24,6 triệu tấn, tăng 1,1 triệu tấn so năm 2011, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới với sản lượng hơn 7,2 triệu tấn, đạt trị giá hơn 3,2 tỷ USD. Bên cạnh đó, còn có nguồn lợi thủy sản đặc biệt là cá tra đã mang lại kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2012 đạt 6,5 tỉ USD, cao nhất từ trước đến nay.  

 

Vụ mùa bội thu
Ảnh: TL

Thách thức từ cánh đồng vàng

Vụ Hè Thu 2013 này, nông dân ĐBSCL xuống giống hơn 1,6 triệu ha trong đó gần 1/3 diện tích lúa Hè Thu được xuống giống lúa phẩm cấp thấp như IR 50404 chiếm đến 40%. Địa phương có diện tích giống lúa IR50404 nhiều nhất là Đồng Tháp. Anh Trần Văn Tuyền ở huyện Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp) cho biết: Từ mấy năm qua, năm nào, cán bộ khuyến nông cũng đến tận nhà, tận ruộng khuyến cáo bà con dừng dùng lúa giống IR50404. Người nông dân hỏi nên dùng giống nào tốt hơn thì cán bộ chỉ một vài giống lúa thơm. Chúng tôi cũng xài nhưng canh tác khó khăn hơn và năng suất lúa cũng chỉ hơn chút đỉnh. Khi bán thì bị thương lái kén chọn nên cuối cùng bà con lại quay trở về với IR50404. Câu hỏi được đặt ra là vì sao các nhà khoa học cũng như nhà quản lý luôn cảnh báo về đầu ra cũng như thị trường tiêu thụ và giá cả của lúa phẩm cấp thấp IR 50404, nhưng nhà nông vẫn cứ mặn mà với loại giống này? Bởi vì loại lúa này vẫn còn thị trường phục vụ nghề làm bánh tráng và lò bún, dễ bán. Ngoài ra, 3 năm qua, nông dân cho rằng canh tác lúa IR50404 dễ hơn, năng suất khá cao, được thương lái tìm mua với giá thấp hơn chút đỉnh so với giống lúa thơm nên nhà nông vẫn cứ sản xuất. Đầu năm 2013, Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) nhận định: Gạo phẩm cấp sẽ khó khả quan trong bối cảnh Việt Nam ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh phân khúc.

Không chỉ có bà con nông dân ở huyện Cao Lãnh mà nhà nông ở nhiều nơi khác trong tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ vẫn sản xuất giống lúa IR 50404 đã đẩy tỷ lệ sản xuất lúa phẩm cấp thấp lên 40%. Trong khi đó, Bộ NN-PTNT khuyến cáo, diện tích sản xuất giống lúa phẩm cấp thấp chỉ nên dao động ở mức 15% - 20%. Tình trạng này cũng đang diễn ra đối với các hộ trồng nếp ở Đồng Tháp, An Giang. Nếp bán được giá cao, nông dân nhiều địa phương đang gia tăng diện tích sản xuất nếp. Trước thực trạng này, ngành nông nghiệp tỉnh An Giang đã khuyến cáo nông dân không nên tăng diện tích trồng nếp ồ ạt, mà chỉ sản xuất khi có hợp đồng bao tiêu từ doanh nghiệp.

 Thấy được điệp khúc lẩn quẩn "được mùa, trúng giá”; sản xuất không theo qui hoạch, bất chấp khuyến cáo của các nhà khoa học, nhà quản lý, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ chủ trì mời các nhà khoa học của Viện lúa ĐBSCL, Viện nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam, trường Đại học Cần Thơ nghiên cứu nhận diện những thách thức và kiến nghị giải pháp phát triển "tam nông”. Ngoài ra, một số chính sách chưa được xử lý thấu đáo như "hạn điền” trong Luật Đất đai, thời hạn sử dụng đất nông nghiệp 20 năm … đang cản trở sự tích tụ ruộng đất để áp dụng khoa học- kỹ thuật hiện đại. Chính sách an ninh lương thực chưa phân biệt giữa người sản xuất lúa gạo cho mục tiêu an ninh lương thực và thương mại, dẫn đến đãi ngộ chưa hợp lý.

Lúa gạo đồng bằng: từ "đồng vàng” ra "chợ lớn”

Vòng luẩn quẩn của hạt gạo đồng bằng với "trúng mùa, rớt giá”, "tồn đọng, tạm trữ” đang là thách thức phải vượt qua trên con đường "ra chợ lớn” toàn cầu. Năm 2012, tình trạng lúa chất lượng cao được khuyến khích trồng nhiều nhưng lại khó tiêu thụ đang là nỗi bức xúc của nhà nông trong hào quang của kỳ tích. "Chợ lớn” cho hạt gạo đồng bằng được định hướng không chỉ là thị trường trong nước với gần 90 triệu dân mà là thị trường lúa gạo thế giới rộng lớn. Yêu cầu cạnh tranh trong kinh doanh nông nghiệp cũng phải được đặt ra và giải quyết ở một thị trường lớn. Những "sàn giao dịch gạo”, "ngân hàng lúa gạo” … theo phương thức kinh doanh hiện đại, chủ động như các đề xuất gần đây cần được xem xét thấu đáo và bắt tay chuẩn bị tích cực hơn. Hạt gạo đồng bằng, từ "đồng vàng” ra "chợ lớn”, con đường dành cho nông dân ĐBSCL đang mở ra phía trước nhiều thách thức! 

Hai thách thức lớn đang đặt ra đối với nông dân ĐBSCL là thách thức của biến đổi khí hậu đang diễn ra trước mắt. Những năm gần đây, xâm nhập mặn, ảnh hưởng xấu từ thượng nguồn sông Mê Kông gây khô hạn cùng với nhiều tác động tiêu cực khác của thị trường nông sản, điệp khúc "trúng mùa mất giá, được giá, hết hàng” chưa có lời giải căn cơ. Bên cạnh đó, trước tác động của cạnh tranh thị trường, nền sản xuất nông nghiệp đang chuyển từ "tăng lượng” sang "đổi chất” vẫn còn nhiều bất cập. Chuyện tiêu thụ nông sản bấp bênh, giá thấp, người nông dân đang lãnh đủ.
Hữu Hiệp – Quốc Khánh

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

"Tính cách người Việt theo vùng miền"

Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên  Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra ...

ART NUDE PHOTOS của Dương Quốc Định

Quên những bộn bề lo toan giá vàng lên xuống, giá lúa, cá tra giảm, chuyện nhà khoa học phải nói dối ... để  ngắm ảnh các em xinh đẹp. Và nếu như kết quả nghiên cứu khoa học của một bà đầm Đức  là khoa học  (không như ta nói dối nhiều quá):  DÒM VÚ PHỤ NỮ TĂNG TUỔI THỌ     (Blog này đã từng có bài, nằm trong nhóm truy cập nhiều nhứt, có lẽ nhiều người đã luyện tập?) thì quý ông cũng nên tập thể dục con mắt một tí nhé. Xin mượn mấy tấm ảnh của nhà nhiếp ảnh Dương Quốc Định làm  dụng cụ luyện tập, ai có điều kiện thì xài hàng thật. Bộ sưu tập những bức ảnh khỏa thân và bán khỏa thân nghệ thuật của nhiếp ảnh gia trẻ Dương Quốc Định. Rất nhiều ảnh trong bộ sưu tập này đã đoạt những giải thưởng quốc tế uy tín. Cảm ơn tác giả đã chia sẻ tác phẩm trên internet. Mời bạn xem qua phần thể hiện bộ sưu tập trên PPS của chúng tôi. Link PPS:  http://vn.360plus.yahoo.com/nns-nguyennamson/article?new=1&mid=112 Chân dung Dương Quốc Địn...

Nhớ Cần Thơ phố

Trần Hữu Hiệp B áo Dân Việt So với Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, cố đô Huế trầm tư hay Sài Gòn phố nhộn nhịp, thì Cần Thơ phố mang đậm đặc trưng sông nước miệt vườn. Nơi đó, hàng ngày, người Tây Đô vẫn đang sống cuộc đời bình dị. Nhớ thời học phổ thông, nhà tôi chỉ cách trung tâm Cần Thơ 20 Km, nhưng mãi đến năm 15 tuổi, lần đầu tiên mới được đến Cần Thơ cùng đội học sinh giỏi của Trường cấp III Ô Môn dự thi. Đêm, mấy thằng nhà quê lang thang, lạc đường trên phố Hòa Bình, thời đó là một  đại lộ mênh mông trong mắt nhìn bọn trẻ nhà quê chúng tôi. Ký ức Cần Thơ phố trong tôi một thời còn vang qua giọng ngâm của ai trong đêm tĩnh lặng nơi con hẻm nhỏ, bài thơ Tình trắng của Kiên Giang – Hà Huy Hà: “Cần Thơ, ơi hỡi Cần Thơ/Bóng dáng ngày xanh phủ bụi mờ/Ai nhặt giùm tôi bao kỷ niệm” … Và thơ tôi, tuổi học trò: “Ai đặt tên em tự bao giờ/Người đời hai tiếng gọi Cần Thơ/Mỗi lúc đi xa ta nhớ quá/Gặp lại hình em tron...