Chuyển đến nội dung chính

Cười với cậu học trò xin nghỉ học bằng... thơ


(iHay) Dân mạng đang chuyền tay nhau đơn xin nghỉ học bằng thơ của một học sinh. Mọi người đều nhận định rằng đây là kiểu làm đơn "tếu" nhất từ trước đến nay.

Học sinh viết đơn xin phép có tên Phan Quốc Đạt, học sinh lớp 11 Toán 1 (không ghi rõ trường nào). Thay vì dùng cách viết đơn thông thường, Đạt đã phá cách khi sử dụng những lời lẽ hài hước và biến thành một bài thơ theo thể thơ lục bát, rất hợp vần, nghe khá vui tai. Đơn xin nghỉ học này được viết chỉn chu, ngay ngắn, chữ khá đẹp trên nền giấy vở kẻ ô.

Đơn xin nghỉ học "bá đạo" nhất giới học trò
Ngay lập tức, lá đơn xin nghỉ phép đã trở thành tâm điểm chú ý của cư dân mạng và được lan truyền khắp các diễn đàn, mạng xã hội, đặc biệt là Facebook, thu hút rất đông bình luận
Đa số thành viên mạng xã hội Facebook, Zing Me, YuMe cũng như thành viên các diễn đàn học sinh, sinh viên tỏ ra thích thú với đơn xin nghỉ học độc nhất vô nhị này và dành nhiều lời khen tặng cho tác giả “quá hài hước, quá sáng tạo, vừa giỏi toán lại làm thơ hay”...
Kỷ luật là tốt, nhưng đừng trở thành khắt khe. Nếu thầy cô mắng bạn ấy là vớ vẩn, vô phép thì một lần bị tạt nước lạnh vào mặt, lần sau học sinh nào mà còn động lực để nghĩ ra cái gì hay ho mới mẻ nữa! Thay vì phê bình sao ta không chỉ cách cho học sinh sáng tạo?
Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu
Thậm chí cư dân mạng đang nhờ nhau “truy tìm” xem tác giả đang học lớp nào, trường nào, tỉnh nào...


Song cũng không ít ý kiến cho rằng đây chỉ là sản phẩm được “chế” ra nhằm gây cười, câu “like” của một ai đó vui tính mà thôi.
Trao đổi với iHay.vnThạc sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cho biết đã không thể nhịn cười khi trông thấy đơn xin nghỉ học lạ đời này. Thạc sĩ bắt đầu tếu táo: “Ai bảo đi học khô khan/ Nếu mà sáng tạo thì ngàn cái hay/ Một like nhóc viết cái này/ Một like khác nữa cho thầy dạy Văn”.
“Đơn này có thể học sinh Đạt chỉ viết chơi thôi, có lẽ bạn ấy không dám nộp đâu, vì nhà trường Việt Nam chỉn chu khuôn phép lắm. Bị mắng là hỗn, là vớ vẩn như chơi!”, thạc sĩ Hiếu cho biết.
Tuy nhiên, cũng theo thạc sĩ, nếu bản thân anh là thành viên ban giám hiệu trong trường hợp trên thì sẽ chấp nhận đơn này, vì tuy không viết như kiểu lối mòn mà nhà trường thường mong muốn, nhưng đáng được chấp nhận vì nó chứa đựng trong mình hạt mầm của một đầu óc phá cách, sáng tạo mà không phải học sinh nào cũng có.

iHay.vn xin được đăng tải lại toàn bộ bức thư được cho là độc nhất vô nhị trong giới học trò, theo nhận xét của dân mạng:
Gửi ban giám hiệu trường ta
Cùng cô chủ nhiệm chính là cô Nhung
Hôm nay em viết đơn này
Kính xin được nghỉ một ngày dưỡng thương.
Em tuy vẫn nhớ lớp trường
Nhưng mà sức khỏe khó lường mới nguy.
Suốt đêm em sốt li bì
Trán nay nóng hổi, yếu suy quá chừng.
Việc học chắc phải tạm ngừng
Để còn điều trị kẻo chừng thăng thiên!
Bài ghi em sẽ chép liền.
Em xin lỗi đã làm phiền thầy cô!




Ngay sau khi đơn xin nghỉ học bằng thơ lục bát được lan truyền rộng rãi trên mạng những ngày qua, không ít cư dân mạng xã hội xung phong đóng vai... giáo viên để "giải quyết" lá đơn này.


Hầu hết "các thầy các cô" đặt trường hợp mình vào vị trí của ban giám hiệu nhà trường, của giáo viên chủ nhiệm học sinh này để "chấp nhận" lá đơn vô cùng "tếu táo", đồng thời phúc đáp cũng bằng... thơ hài hước.

Đặc biệt ở chỗ, thơ của các "thầy cô" không hạn chế thể loại: từ thơ con cóc, thơ lục bát đến cả thơ tự do, khiến người đọc không khỏi sặc cười.


Có "thầy giáo" trả lời: "Thầy cô nhận được đơn rồi/ Sốt cao cứ nghỉ chứ đừng ngại chi/ Bài vở sau khỏe hãy ghi/ Em lo điều trị kẻo thì Thăng Thiên/ Thầy cô không sợ làm phiền/ Chỉ sợ em ngủ, mơ tiên dẫn đường/ Biết rằng nhớ lớp nhớ trường/ Hãy vì sức khỏe mà thương lấy mình...!!!/ Khi nào sức khỏe an bình/ Cố gắng đến lớp chúng mình gặp nhau/ Về trường có trước có sau/ Đừng vì cái vụ em đau ...hết tiền/ Cô kêu lên bảng liền liền/ Bài tập cô vặn cho điên cái đầu/ Hỏi: sao vở lại nát nhàu/ Bài ghi không đủ mặc dầu có ghi/ Cô không gợi ý đề thi/ Cuối năm điểm kém tức thì lưu ban?".



Rồi có thành viên xưng là nữ giáo viên "đối đáp" lại với giọng đầy cảm thông: "Em bệnh thì cứ nghỉ đi/ Sao lại xin lỗi, có chi mà phiền/ Nhưng hết bệnh phải đi học liền/ Kẻo quen ở nhà mãi sẽ ghiền cúp cua".



Hay qua Facebook, một "cô giáo" khác chia sẻ: "Thương em bị sốt li bì/ Đồng ý em nghỉ tiếc gì em đâu/ Lo cho sức khỏe là đầu/ Thầy cô các bạn luôn cầu cho em/ Khỏe rồi đi học cố lên/ Học sinh ngoan giỏi có tên của trò".



Có "thầy" thay mặt cả... giám thị để "giải quyết" trường hợp này: "Thay mặt giám thị quyết ngay/ Cho phép em nghỉ hết ngày hôm nay/ Bài vở phải chép đủ đầy/ Phải chuẩn bị trước những bài hôm sau/ Lời cuối thầy muốn gửi trao/ Chúc em hết bệnh để mau tới trường".



Có "thầy" thì tỏ ra nghiêm nghị: "Em thật lắm trò/ Sao lại giả đò/ Thấy em thập thò/ Ngoài quán bún bò"...



Tất nhiên, do những lời nghe vui tai và hài hước như vậy, nên dưới mỗi "câu trả lời" này đã nhận được khá nhiều like.



Tuy nhiên cũng có người nhận xét: "Đơn này chỉ viết chơi thôi/ Không nên gửi kẻo người đời bảo "hâm"/ Thầy cô dẫu rất thiện tâm/ Cũng xin lưu ý: em nhầm văn phong".



Hiện, dân mạng đang chờ đợi thêm nhiều, thật nhiều "câu trả lời" bằng thơ của... nhiều "giáo viên" khác.



Một thông tin mà iHay.vn tìm hiểu được theo nhiều ý kiến của dân mạng, là tác giả của lá đơn xin nghỉ học bằng thơ nói trên là P.Q.Đ, học sinh lớp 11 Toán 1 trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, TP.Vũng Tàu.

Xuân Phương
http://ihay.thanhnien.com.vn/pages/20130316/sac-cuoi-voi-cau-hoc-tro-xin-nghi-hoc-bang-tho.aspx
http://ihay.thanhnien.com.vn/pages/20130317/dan-mang-lam-tho-hoi-dap-la-don-xin-nghi-hoc-gay-xon-xao.aspx
Cám ơn LAI TRẦN MAI đã đăng lại

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

"Tính cách người Việt theo vùng miền"

Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên  Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra ...

ART NUDE PHOTOS của Dương Quốc Định

Quên những bộn bề lo toan giá vàng lên xuống, giá lúa, cá tra giảm, chuyện nhà khoa học phải nói dối ... để  ngắm ảnh các em xinh đẹp. Và nếu như kết quả nghiên cứu khoa học của một bà đầm Đức  là khoa học  (không như ta nói dối nhiều quá):  DÒM VÚ PHỤ NỮ TĂNG TUỔI THỌ     (Blog này đã từng có bài, nằm trong nhóm truy cập nhiều nhứt, có lẽ nhiều người đã luyện tập?) thì quý ông cũng nên tập thể dục con mắt một tí nhé. Xin mượn mấy tấm ảnh của nhà nhiếp ảnh Dương Quốc Định làm  dụng cụ luyện tập, ai có điều kiện thì xài hàng thật. Bộ sưu tập những bức ảnh khỏa thân và bán khỏa thân nghệ thuật của nhiếp ảnh gia trẻ Dương Quốc Định. Rất nhiều ảnh trong bộ sưu tập này đã đoạt những giải thưởng quốc tế uy tín. Cảm ơn tác giả đã chia sẻ tác phẩm trên internet. Mời bạn xem qua phần thể hiện bộ sưu tập trên PPS của chúng tôi. Link PPS:  http://vn.360plus.yahoo.com/nns-nguyennamson/article?new=1&mid=112 Chân dung Dương Quốc Địn...

Nhớ Cần Thơ phố

Trần Hữu Hiệp B áo Dân Việt So với Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, cố đô Huế trầm tư hay Sài Gòn phố nhộn nhịp, thì Cần Thơ phố mang đậm đặc trưng sông nước miệt vườn. Nơi đó, hàng ngày, người Tây Đô vẫn đang sống cuộc đời bình dị. Nhớ thời học phổ thông, nhà tôi chỉ cách trung tâm Cần Thơ 20 Km, nhưng mãi đến năm 15 tuổi, lần đầu tiên mới được đến Cần Thơ cùng đội học sinh giỏi của Trường cấp III Ô Môn dự thi. Đêm, mấy thằng nhà quê lang thang, lạc đường trên phố Hòa Bình, thời đó là một  đại lộ mênh mông trong mắt nhìn bọn trẻ nhà quê chúng tôi. Ký ức Cần Thơ phố trong tôi một thời còn vang qua giọng ngâm của ai trong đêm tĩnh lặng nơi con hẻm nhỏ, bài thơ Tình trắng của Kiên Giang – Hà Huy Hà: “Cần Thơ, ơi hỡi Cần Thơ/Bóng dáng ngày xanh phủ bụi mờ/Ai nhặt giùm tôi bao kỷ niệm” … Và thơ tôi, tuổi học trò: “Ai đặt tên em tự bao giờ/Người đời hai tiếng gọi Cần Thơ/Mỗi lúc đi xa ta nhớ quá/Gặp lại hình em tron...