Chuyển đến nội dung chính

Góc nhìn thú vị về sự khác biệt Hà Nội - Sài Gòn


Vài lời: Một góc nhìn rất thú vị. Nhưng nếu thể hiện được bằng nét vẽ, tôi sẽ thêm nét riêng của đồng bằng sông cửu Long, nó vừa có cái giống Sài Gòn, nhưng vừa khác. Thí dụ như 2 ảnh gánh hàng rong dưới đây, có thể vẽ thêm cây "bệu" trên ghe xuồng chợ nổi.



  Có thể thấy được những hình ảnh ấn tượng, cô đọng và hài hước khi “soi” Sài Gòn và Hà Nội qua cùng một lăng kính. Một bộ ảnh đồ họa có tựa đề The Difference Between Hanoi and Saigon (tạm dịch: Sự khác biệt giữa Hà Nội và Sài Gòn) của tác giả Lê Duy Nhất đang rất được lòng cư dân mạng khi mô tả nét khác biệt giữa Hà Nội và Sài Gòn bằng một cách thể hiện ấn tượng. Xin giới thiệu cùng bạn đọc bộ ảnh The Difference Between Hanoi and Saigon của chàng trai 27 tuổi này (phần chú thích thể hiện quan điểm riêng của tác giả bộ ảnh):
Trên đường phố Hà Nội có nhiều gánh hàng rong. 
Trên đường phố Sài Gòn có nhiều xe đẩy bán hàng rong
Ở Hà Nội có nhiều gánh hàng hoa, xe đạp chở hoa bán rong. Sài Gòn dường như không có hình ảnh này. Người Sài Gòn thường mua trong các tiệm hoa tươi.

Mâm ngũ quả bày lên bàn thờ trong những ngày Tết Nguyên đán
của người Hà Nội và người Sài Gòn cũng rất khác nhau

Tết đến, xuân về, Hà Nội có hoa đào, Sài Gòn có hoa mai

Người Hà Nội có “thú” ăn phở trong các quán vỉa hè, bên lề đường, trong ngõ phố cổ. Người Sài Gòn thường thưởng thức phở trong tiệm ăn, nhà hàng

Hình ảnh bữa sáng ở Hà Nội gắn liền với tô phở nóng hổi,
ở Sài Gòn gắn liền với ly cà phê

Trong bữa cơm, các gia đình ở Hà Nội thường có “phép tắc” mời cơm. 
Ở Sài Gòn, điều này không mấy phổ biến

Hà Nội có bún chả. Sài Gòn có cơm tấm

Người Sài Gòn ăn ngọt và cay hơn người Hà Nội

Người Hà Nội thích uống trà nóng. 
Người Sài Gòn thích uống cà phê đá

Ở Hà Nội, địa điểm lý tưởng để “buôn chuyện” là những quán trà đá, trà chanh vỉa hè. Ở Sài Gòn, địa điểm lý tưởng để “tám chuyện” là những quán cà phê bệt

Người Hà Nội thường tiếp khách bằng trà. 
Người Sài Gòn thường tiếp khách bằng nước suối, nước ngọt

Những cơn mưa ở Hà Nội có thể kéo dài dầm dề. 
Mưa ở Sài Gòn đến nhanh và tạnh nhanh

Có vẻ như văn hóa công việc “cấp trên, cấp dưới” giữa Hà Nội 
và Sài Gòn cũng có rất nhiều điều khác biệt

Giọng nói chắc chắn là điểm khác biệt đặc trưng nhất 
giữa người Hà Nội và người Sài Gòn

Trong văn hóa ứng xử, dường như người Hà Nội thiên về sự khéo léo, văn hoa trong lời ăn tiếng nói. Trong khi đó, người Sài Gòn đề cao sự thẳng thắn, không vòng vo

Ngay cả chiếc “mũ đồng phục” của cảnh sát giao thông ở 
Hà Nội và Sài Gòn cũng có kiểu dáng rất khác nhau

Cỗ cưới ở Hà Nội thường ăn buổi trưa. Tiệc cưới ở Sài Gòn thường ăn buổi tối

Đàn ông Hà Nội thường đi nhậu sau lúc tan sở, xế chiều, xẩm tối và cố gắng về nhà trước khi quá khuya. Đàn ông Sài Gòn có thể nhậu thâu đêm suốt sáng

Người Hà Nội có vẻ thức dậy sớm hơn người Sài Gòn

Ở Hà Nội thông dụng loại taxi 4 chỗ. Ở Sài Gòn, taxi 7 chỗ lại thông dụng hơn

Khái niệm “xe đẹp hay xe xấu” ở Sài Gòn không mấy phổ biến như ở Hà Nội

Phong cách ăn mặc ở Hà Nội theo quy chuẩn hơn. Ở Sài Gòn thoải mái hơn

Hà Nội có nhiều hồ lớn trong nội thành hơn Sài Gòn

Một điểm tương đồng giữa Hà Nội và Sài Gòn đó là tắc đường

Nhịp sống của Sài Gòn có vẻ hối hả hơn Hà Nội

Những đồ vật khiến người Hà Nội và 
người Sài Gòn hoài cổ cũng rất khác nhau

Theo như Lê Duy Nhất thì khi đã yêu Hà Nội, Sài Gòn hay một thành phố nào khác, có lẽ sẽ không mấy khó khăn để vượt qua rào cản văn hóa, thích nghi và hòa nhập với môi trường sống, người dân của thành phố đó

Linh San Ảnh: Nhân vật cung cấp/Thanhnien

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

"Tính cách người Việt theo vùng miền"

Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên  Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra ...

ART NUDE PHOTOS của Dương Quốc Định

Quên những bộn bề lo toan giá vàng lên xuống, giá lúa, cá tra giảm, chuyện nhà khoa học phải nói dối ... để  ngắm ảnh các em xinh đẹp. Và nếu như kết quả nghiên cứu khoa học của một bà đầm Đức  là khoa học  (không như ta nói dối nhiều quá):  DÒM VÚ PHỤ NỮ TĂNG TUỔI THỌ     (Blog này đã từng có bài, nằm trong nhóm truy cập nhiều nhứt, có lẽ nhiều người đã luyện tập?) thì quý ông cũng nên tập thể dục con mắt một tí nhé. Xin mượn mấy tấm ảnh của nhà nhiếp ảnh Dương Quốc Định làm  dụng cụ luyện tập, ai có điều kiện thì xài hàng thật. Bộ sưu tập những bức ảnh khỏa thân và bán khỏa thân nghệ thuật của nhiếp ảnh gia trẻ Dương Quốc Định. Rất nhiều ảnh trong bộ sưu tập này đã đoạt những giải thưởng quốc tế uy tín. Cảm ơn tác giả đã chia sẻ tác phẩm trên internet. Mời bạn xem qua phần thể hiện bộ sưu tập trên PPS của chúng tôi. Link PPS:  http://vn.360plus.yahoo.com/nns-nguyennamson/article?new=1&mid=112 Chân dung Dương Quốc Địn...

Nhớ Cần Thơ phố

Trần Hữu Hiệp B áo Dân Việt So với Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, cố đô Huế trầm tư hay Sài Gòn phố nhộn nhịp, thì Cần Thơ phố mang đậm đặc trưng sông nước miệt vườn. Nơi đó, hàng ngày, người Tây Đô vẫn đang sống cuộc đời bình dị. Nhớ thời học phổ thông, nhà tôi chỉ cách trung tâm Cần Thơ 20 Km, nhưng mãi đến năm 15 tuổi, lần đầu tiên mới được đến Cần Thơ cùng đội học sinh giỏi của Trường cấp III Ô Môn dự thi. Đêm, mấy thằng nhà quê lang thang, lạc đường trên phố Hòa Bình, thời đó là một  đại lộ mênh mông trong mắt nhìn bọn trẻ nhà quê chúng tôi. Ký ức Cần Thơ phố trong tôi một thời còn vang qua giọng ngâm của ai trong đêm tĩnh lặng nơi con hẻm nhỏ, bài thơ Tình trắng của Kiên Giang – Hà Huy Hà: “Cần Thơ, ơi hỡi Cần Thơ/Bóng dáng ngày xanh phủ bụi mờ/Ai nhặt giùm tôi bao kỷ niệm” … Và thơ tôi, tuổi học trò: “Ai đặt tên em tự bao giờ/Người đời hai tiếng gọi Cần Thơ/Mỗi lúc đi xa ta nhớ quá/Gặp lại hình em tron...