Chuyển đến nội dung chính

Tổng quan doanh nghiệp Việt Nam 10 năm qua


Ngày 18-4, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã công bố báo cáo hàng năm doanh nghiệp năm 2012 với chủ đề “Chặng đường 10 năm phát triển và năng lực tiếp cận thị trường”. Nghiên cứu cho thấy, hoạt động doanh nghiệp trong 10 năm qua có nhiều diễn biến không bình thường, mang dáng dấp đặc thù chỉ có ở doanh nghiệp Việt Nam.
  • Doanh nghiệp “không muốn lớn”
Theo bà Phạm Thị Thu Hằng, Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, một trong những điểm đáng chú ý của 10 năm qua là doanh nghiệp Việt Nam đang chuyển dịch theo hướng các mô hình quản trị hiện đại, hoạt động theo các hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn và cổ phần - hai loại hình doanh nghiệp này chiếm đến 80% tổng số doanh nghiệp Việt Nam.
Xét theo hình thức sở hữu, các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước ngày càng chiếm đa số với hơn 96%về số lượng doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp mà đại diện là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng cao về lao động (14,4%) và nhất là nguồn vốn (33,5%). Sự chuyển dịch doanh nghiệp cũng diễn ra khá rõ theo quy mô lao động giai đoạn 2002 - 2011. Tỷ trọng doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ ngày càng tăng cả về số lượng, số lao động, nguồn vốn.

Dây chuyền sản xuất giày xuất khẩu tại TPHCM. Ảnh: CAOTHĂNG

Đáng lưu ý, Việt Nam đang thiếu hụt lực lượng doanh nghiệp có quy mô vừa khi loại hình này chỉ chiếm 2,1% trong tổng số doanh nghiệp trên cả nước và số doanh nghiệp này đang có xu hướng thu hẹp quy mô lao động và ít khi phát triển lên thành các doanh nghiệp có quy mô lớn về lao động. Xét theo ngành nghề kinh doanh, giai đoạn 2002 - 2010 chứng kiến sự phát triển ấn tượng của doanh nghiệp trong các ngành dịch vụ, đặc biệt ngành kinh doanh tài sản, dịch vụ tư vấn với tốc độ tăng trưởng bình quân hơn 35%/năm, theo bà Hằng, “cho thấy một điều không bình thường và cần phải quan tâm”.
Một điểm đáng lưu ý tỷ trọng nguồn vốn đầu tư vào các ngành dịch vụ ngày càng nhiều, trong khi tỷ trọng đầu tư vào các ngành nông, lâm, ngư nghiệp và công nghiệp ngày càng ít; và các doanh nghiệp Việt Nam đang dần nhỏ về quy mô lao động (từ 74 người/doanh nghiệp năm 2002, xuống còn 34 lao động/doanh nghiệp năm 2011) nhưng lại lớn dần về quy mô vốn (từ 23 tỷ đồng lên 47 tỷ đồng).


Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2002 - 2011 không những không được cải thiện mà còn giảm đi. Trong 3 khu vực doanh nghiệp, các doanh nghiệp ngoài nhà nước có hiệu suất sử dụng lao động cao nhất, tiếp đến các doanh nghiệp nhà nước. Hiệu suất sử dụng lao động trong các doanh nghiệp giảm, nhất là khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài một phần do tốc độ tăng khá nhanh của tiền lương nhưng chất lượng lao động vẫn chưa tương xứng.


Khả năng thanh toán của các doanh nghiệp trong giai đoạn này có dấu hiệu đáng báo động khi chỉ số thanh toán hiện tại, thanh toán nhanh liên tục giảm và khả năng thanh toán các khoản vay ngân hàng liên tục xấu đi (khu vực ngoài nhà nước tốt nhất trong khi kém nhất là khu vực doanh nghiệp nhà nước). Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp ngày càng kém và các doanh nghiệp ngày càng dựa nhiều vào vốn vay.
  • Báo động về hiệu quả sử dụng vốn
Trong 6 ngành được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam khảo sát, đánh giá gồm: chế biến thủy sản, sản xuất đồ uống, sản xuất cấu kiện kim loại, bán lẻ thực phẩm đồ uống, quảng cáo, giới thiệu xúc tiến thương mại, điểm chung là đều có sự tăng trưởng về số lượng doanh nghiệp, lao động, tài sản, doanh thu. Doanh nghiệp trong các ngành này có xu hướng ngày càng thu hẹp quy mô lao động nhưng tăng trưởng quy mô vốn. Theo đánh giá về năng lực lao động, ngành bán lẻ thực phẩm đồ uống có hiệu suất sử dụng cao nhất và thấp nhất là giới thiệu xúc tiến thương mại.

Về năng lực tài chính, chỉ số thanh khoản 6 ngành đều có xu hướng giảm giai đoạn 2007 - 2010 trước khi được cải thiện năm 2011 và ngành chế biến thủy sản có chỉ số này thấp nhất. Về năng lực sử dụng vốn, 6 ngành đều có xu hướng giảm giai đoạn 2007-2011 và giảm mạnh nhất là ngành bán lẻ thực phẩm và đồ uống. Đây được coi là thực trạng đáng báo động về hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp Việt Nam thời gian qua. Xét về chỉ số năng lực sinh lời, tỷ lệ các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ trong 6 ngành đều tăng mạnh năm 2011, nhất là ngành thương mại dịch vụ.

Dây chuyền sản xuất áo sơ mi xuất khẩu. Ảnh: CAO THĂNG

Những số liệu đưa ra từ kết quả nghiên cứu mang đến một bức tranh về doanh nghiệp không lấy gì làm sáng sủa và để cải thiện điều này, nhóm nghiên cứu khuyến nghị Nhà nước cần có cách tiếp cận phù hợp hơn khi thiết kế các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, tăng cường hơn nữa các chính sách về trợ giúp khởi sự doanh nghiệp để mỗi đồng vốn và sức lao động của doanh nhân bỏ ra được sinh sôi nảy nở.


Bên cạnh đó, các giải pháp kinh tế vĩ mô phải luôn đồng hành với việc nâng cao chất lượng công tác dự báo, phân tích diễn biến thị trường trong nước và thế giới, có biện pháp điều hành phù hợp.

Theo ông Vũ Quốc Tuấn, nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, trước những khó khăn của doanh nghiệp hiện nay, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cần có các biện pháp mạnh mẽ hơn nữa trong việc đưa ra những khuyến nghị gửi đến Chính phủ, Quốc hội để có động thái giúp doanh nghiệp và thực hiện Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam.

Việc hỗ trợ doanh nghiệp không phải là cơ chế xin - cho mà là trách nhiệm, nghĩa vụ của Nhà nước. Theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Ban Dân vận Trung ương đang tiến hành kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết 09 tại các bộ, ngành để dự thảo và trình ra Bộ Chính trị thời gian tới.

Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, giai đoạn 2002-2012, các doanh nghiệp Việt Nam đã có các bước phát triển mạnh mẽ, từ gần 63.000 doanh nghiệp lên 312.600 doanh nghiệp đang hoạt động vào thời điểm 1-4-2012 (dù con số doanh nghiệp đăng ký hoạt động lên tới 700.000 doanh nghiệp). Số lượng lao động đã tăng hơn 2 lần, lên 11 triệu người với tốc độ tăng trưởng gần 10%. Tổng vốn các doanh nghiệp trong nền kinh tế đã tăng hơn 10 lần, từ 1,4 triệu tỷ đồng lên 15,3 triệu tỷ đồng năm 2011. Tổng doanh thu tăng từ 1,2 triệu tỷ đồng lên 10,7 triệu tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân của toàn bộ khu vực doanh nghiệp đạt hơn 27% - cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân về số lượng doanh nghiệp và lao động.
HÀ MY
http://www.sggp.org.vn/kinhte/2013/4/316304/

Năng lực tiếp cận thị trường của DN: 10 năm vẫn chưa thắng sức ỳ
Thứ hai, 22-04-2013 | 06:14:14 GMT+7
Ngày 18/4/2013, VCCI công bố “Báo cáo thường niên DN VN năm 2012” với chủ đề của năm là: “Chặng đường 10 năm phát triển và năng lực tiếp cận thị trường”. Qua báo cáo, dường như DN Việt có sức ỳ lớn trong việc tiếp cận thị trường.

Ngành chế biến thủy snar VN phải đối mặt là sự phân tán sức cạnh tranh đang diễn ra rất nhanh và chủ yếu cạnh tranh bằng giá (ảnh: chế biến tôm xuất khẩu)
Báo cáo năm nay đã lựa chọn 6 ngành tiêu biểu để phân tích là : chế biến thủy sản, sản xuất đồ uống, sản xuất cấu kiện kim loại, bán lẻ thực phẩm đồ uống, quảng cáo, giới thiệu xúc tiến thương mại. Xét ở góc độ năng lực tiếp cận thị trường các chuyên gia của nhóm nghiên cứu cho rằng năng lực tiếp cận thị trường của các DN VN còn rất yếu. Các DN thường ít đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu thị trường và phân phối sản phẩm của mình ở trong cũng như ngoài nước.
Ví dụ cụ thể về năng lực tiếp cận thị trường nội địa của ngành cơ khí chế tạo, nhóm chuyên gia xây dựng báo cáo cho rằng, mặc dù được kỳ vọng rất nhiều, tuy nhiên, những kết quả đạt được trong chiến lược phát triển ngành cơ khí chế tạo vẫn còn khoảng cách rất xa so với mục tiêu. Những kết quả ngành cơ khí đạt được trong thời gian qua chủ yếu nằm ở phân khúc dễ, không đòi hỏi trình độ công nghệ chuyên sâu và có giá trị gia tăng thấp. Đáng tiếc rằng, khả năng đáp ứng cho nhu cầu trong nước của ngành cơ khí VN vẫn chỉ giới hạn quanh mức 20 - 25%, trong khi kỳ vọng của các nhà hoạch định lại rất lớn, đến 40 - 60%.
Nỗ lực tái cấu trúc DN
Theo đánh giá của nhóm nghiên cứu, điểm yếu của ngành cơ khí chế tạo nằm ở việc đầu tư khép kín, công nghệ cũ, lạc hậu lại bị chia tách, căn cứ theo chỉ đạo của các cấp chủ quản và thiếu sự hợp tác giữa các đơn vị khiến ngành này không có sức mạnh cạnh tranh. Các DN tư nhân năng động, nhưng thiếu sự hỗ trợ về nhiều mặt nên cũng gặp nhiều khó khăn trong phát triển. Các DN cơ khí vẫn chủ yếu làm gia công. “Việc thiếu nguồn nhân lực, bao gồm các nhà nghiên cứu và thợ lành nghề, cũng là một trở ngại cho việc phát triển ngành cơ khí chế tạo ở VN” - báo cáo khẳng định.
Theo báo cáo, do những điểm yếu trên mà năng lực của DN trong các vấn đề: lao động, sử dụng vốn, tài chính, sinh lời… đều có xu hướng giảm. Chẳng hạn, trong lĩnh vực năng lực sinh lời tỉ lệ các DN kinh doanh thua lỗ trong 6 ngành đều tăng mạnh trong năm 2011, nhất là trong 3 ngành thương mại dịch vụ. Hai ngành giới thiệu XTTM và sản xuất cấu kiện kim loại có hiệu suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) giảm trong giai đoạn 2007 - 2011. Ngành có ROA cao nhất là chế biến thủy sản, 8%, tiếp đến là các ngành quảng cáo và giới thiệu XTTM, khoảng 6%. Ngành sản xuất đồ uống thường là ngành có hiệu suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) cao nhất trong giai đoạn 2007-2011. Ngành sản xuất cấu kiện kim loại tiếp tục là ngành có ROS thấp nhất, cho thấy các DN kinh doanh trong lĩnh vực này có khả năng sinh lợi thấp, khó thu hút các nhà đầu tư.    
Theo các DN, trước những khó khăn của nền kinh tế nói chung và trong từng DN nói riêng, bản thân các DN đã tự thân thực hiện các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn và hoạt động hiệu quả hơn. Một trong những giải pháp được các DN áp dụng là thực hiện tái cấu trúc DN. Khảo sát động thái DN do VCCI khởi xướng mới đây cho thấy, khoảng 52,6% DN đồng ý về cơ bản việc tái cấu trúc đạt kết quả mong muốn. Chỉ có khoảng 15,9% DN không đồng ý nhận định này. Các biện pháp mà DN áp dụng để thực hiện tái cấu trúc tập trung chủ yếu vào việc giảm giá thành sản phẩm, tăng năng suất lao động, mở rộng thị trường hoặc nâng cao chất lượng…
Khuyến nghị từ thực tiễn
Báo cáo TNDN 2012 được công bố trước thềm lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập VCCI. Sự kiện này một lần nữa đánh dấu những nỗ lực của VCCI trong việc đưa tiếng nói của cộng đồng DN tới các nhà hoặc định chính sách. Bên cạnh việc chỉ ra những điểm yếu trong năng lực tiếp cận thị trường khiến sức cạnh tranh của DN trong 6 ngành báo cáo đã lựa chọn nói riêng, bản báo cáo cũng đã đưa ra những kiến nghị đối với Chính phủ và gợi ý cho DN nhằm đẩy mạnh năng lực cạnh tranh, tiếp cận thị trường trong cộng đồng DN.
Giải pháp lúc này là nhà nước cần có một cách tiếp cận phù hợp hơn khi thiết kế các chính sách hỗ trợ DN, đặc biệt là đối với DNNVV, cần tăng cường hơn nữa các chính sách về trợ giúp “khởi sự DN”. Cần xác định rõ mục tiêu chính sách và nhóm đối tượng hỗ trợ cần được xác định rõ ràng, để từ đó chính sách sẽ tạo điều kiện kinh doanh chứ không chỉ dừng lại những ưu đãi hậu kinh doanh.
Cho đến nay, ngoài chính sách giảm thuế thu nhập DN cho DNNVV, hầu hết các biện pháp hỗ trợ đều là các giải pháp chung cho các DN, hậu sản xuất. Có nghĩa là, cơ hội cho DNNVV giảm đi nhiều vì trên mặt bằng tiêu chí chung, DN lớn sẽ chiếm ưu thế. Đó là chưa kể tới việc đa phần các DNNVV không chịu đựng nổi các khoản chi phí giao dịch và các loại thủ tục chỉ để vay được các khoản vay ngắn hạn… Và hệ quả là họ phải tìm đến các nguồn vốn vay phi chính thức.
Báo cáo TNDN 2012 được công bố trước thềm lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập VCCI. Sự kiện này một lần nữa đánh dấu những nỗ lực của VCCI trong việc đưa tiếng nói của cộng đồng DN tới các nhà hoạch định chính sách.
Bên cạnh đó, các giải pháp kinh tế vĩ mô phải luôn đồng hành với việc nâng cao chất lượng công tác dự báo, phân tích diễn biến thị trường trong nước và thế giới, có biện pháp điều hành phù hợp; bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, dịch vụ, điều chỉnh giá một số mặt hàng Nhà nước quản lý theo lộ trình một cách linh hoạt với liều lượng hợp lý. Nhà nước cần tăng cường kiểm soát quy hoạch phát triển và vốn xây dựng cơ bản tại các địa phương. Xây dựng các quy hoạch vùng theo chuỗi cung ứng. Tiếp tục tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện cho DN tiếp cận vốn vay, mở rộng thị trường đẩy mạnh xuất khẩu.
Trong khi đó, báo cáo cho rằng, các DN cần tiếp tục thực hiện mạnh mẽ quá trình tái cấu trúc DN, trong đó tập trung nguồn lực nhiều hơn cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thiết lập kênh phân phối hiệu quả...
Chẳng hạn với ngành cơ khí, cần đầu tư có trọng điểm và công nghệ vào các khâu như: đúc rèn, tạo phôi lớn để đồng bộ về thiết bị, đáp ứng yêu cầu chế tạo chi tiết, cụm chi tiết lớn... Đẩy mạnh mô hình liên kết nhà trường – DN... Tăng cường tính liên kết trong kinh doanh. Trước bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, việc các DN đặc biệt là các DN có cùng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh sẽ là một hướng đi hiệu quả để các DN có thể hỗ trợ, bổ sung nguồn lực cùng vượt qua khó khăn, giảm chi phí kinh doanh. Bên cạnh đó, việc tham gia vào chuỗi cung ứng sẽ góp phần nâng cao định mức tín nhiệm của DN trong việc tiếp cận vốn vay.
Ngoài ra, báo cáo cho rằng  các DN cần nhận thức vai trò của các hiệp hội ngành hàng, để họ thật sự là cầu nối giữa DN và Chính phủ và thực hiện các hoạt động XTTM...                        
TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI: 
Bức tranh của DN
Trong “Báo cáo thường niên DN VN 2012” chúng tôi giới thiệu khái quát môi trường kinh doanh trong nước với những diễn biến về tình hình tăng trưởng kinh tế, cán cân xuất nhập khẩu, thực trạng thu hút đầu tư nước ngoài và diễn biến của thị trường thế giới. Bằng việc lựa chọn chủ đề là “chặng đường 10 năm phát triển và năng lực tiếp cận thị trường”, báo cáo đưa ra một bức tranh về sự phát triển DN VN trong giai đoạn 10 năm 2002 - 2011, trong đó chỉ rõ quá trình chuyển dịch DN và thực trạng cải thiện năng lực DN, nhất là nhất là năng lực tiếp cận thị trường…
Năm 2012, năm đầu tiên khởi đầu công cuộc tái cấu trúc nền kinh tế ở VN, Chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Chúng tôi tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng thông qua Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9/12/2011, cùng với các giải pháp hỗ trợ DN được Chính phủ đưa ra, các doanh nhân VN sẽ nỗ lực hết mình để trèo lái DN họ vượt qua khó khăn và tiến lên phía trước.
TS Nguyễn Thị Hồng Minh - Chủ tịch HĐQT Cty cổ phần dịch vụ khoa học công nghệ EDC- Hải Đăng, Chủ tịch danh dự VASEP: Năng lực hội nhập của DN chưa bền vững
Thành công trong hội nhập của ngành thủy sản là đã sớm tiếp cận và thực hiện các hiệp định, các biện pháp và các tiêu chuẩn liên quan đến các hàng rào kỹ thuật, vấn đề vệ sinh và kiểm dịch động thực vật. Với vai trò đầu tàu của VASEP, các DN trong ngành thủy sản đã thường xuyên tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, quan tâm đến đầu tư xây dựng thương hiệu, xây dựng hình ảnh sản phẩm và chủ động quảng cáo, tiếp thị. Hầu hết các DN lớn đều có trang web được cập nhật thông tin thường xuyên. Tuy nhiên, năng lực hội nhập quốc tế của các DN thủy sản vẫn chưa bền vững. Vấn đề lớn mà ngành chế biến thủy sản VN phải đối mặt là sự phân tán sức cạnh tranh đang diễn ra rất nhanh và chủ yếu cạnh tranh bằng giá. Chính sự phân tán sức cạnh tranh này đã kéo theo xu hướng phân tán về mặt thị trường khiến lợi thế so sánh của thủy sản VN đang giảm tại các thị trường chính như Mỹ, Nhật, EU. Ngoài ra, năng lực cung cấp nguyên liệu cũng là một trong những yếu tố khiến việc XK thủy sản không bền vững.
Bà Đinh Thị Mỹ Loan - Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ 
VN liên kết giữa nhà bán lẻ và nhà sản xuất
Hệ thống phân phối bán lẻ là mắt xích thiết yếu, giúp kết nối giữa sản xuất với tiêu dùng, là khâu trung gian tạo điều kiện cho cung và cầu trên thị trường gặp nhau. Để ngành bán lẻ phát triển, chúng tôi kiến nghị Nhà nước cần đầu tư mạnh mẽ cho phát triển thị trường phân phối bán lẻ và hạ tầng thương mại. Với ngành bán lẻ đồ uống, cần nghiên cứu, tháo gỡ khó khăn về nguyên liệu cho ngành bia. Hỗ trợ nghiên cứu thị trường đồ uống, xu hương tiêu dùng, mua sắm…cung cấp thông tin thị trường cho việc xây dựng chiến lược kinh doanh và phát triển thị trường. Nhà nước nên chăng cần hỗ trợ xây dựng và phát triển một số thương hiệu, sản phẩm tiêu biểu của ngành rượu, bia, nước giải khát VN. Tạo điều kiện cho việc xây dựng liên kết giữa mạng lưới phân phối bán lẻ và các nhà sản xuất sản phẩm rượu, bia, nước giải khát, đáp ứng hơn nữa nhu cầu đang lên của thị trường nội địa…
Quốc Anh


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

"Tính cách người Việt theo vùng miền"

Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên  Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra ...

ART NUDE PHOTOS của Dương Quốc Định

Quên những bộn bề lo toan giá vàng lên xuống, giá lúa, cá tra giảm, chuyện nhà khoa học phải nói dối ... để  ngắm ảnh các em xinh đẹp. Và nếu như kết quả nghiên cứu khoa học của một bà đầm Đức  là khoa học  (không như ta nói dối nhiều quá):  DÒM VÚ PHỤ NỮ TĂNG TUỔI THỌ     (Blog này đã từng có bài, nằm trong nhóm truy cập nhiều nhứt, có lẽ nhiều người đã luyện tập?) thì quý ông cũng nên tập thể dục con mắt một tí nhé. Xin mượn mấy tấm ảnh của nhà nhiếp ảnh Dương Quốc Định làm  dụng cụ luyện tập, ai có điều kiện thì xài hàng thật. Bộ sưu tập những bức ảnh khỏa thân và bán khỏa thân nghệ thuật của nhiếp ảnh gia trẻ Dương Quốc Định. Rất nhiều ảnh trong bộ sưu tập này đã đoạt những giải thưởng quốc tế uy tín. Cảm ơn tác giả đã chia sẻ tác phẩm trên internet. Mời bạn xem qua phần thể hiện bộ sưu tập trên PPS của chúng tôi. Link PPS:  http://vn.360plus.yahoo.com/nns-nguyennamson/article?new=1&mid=112 Chân dung Dương Quốc Địn...

Nhớ Cần Thơ phố

Trần Hữu Hiệp B áo Dân Việt So với Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, cố đô Huế trầm tư hay Sài Gòn phố nhộn nhịp, thì Cần Thơ phố mang đậm đặc trưng sông nước miệt vườn. Nơi đó, hàng ngày, người Tây Đô vẫn đang sống cuộc đời bình dị. Nhớ thời học phổ thông, nhà tôi chỉ cách trung tâm Cần Thơ 20 Km, nhưng mãi đến năm 15 tuổi, lần đầu tiên mới được đến Cần Thơ cùng đội học sinh giỏi của Trường cấp III Ô Môn dự thi. Đêm, mấy thằng nhà quê lang thang, lạc đường trên phố Hòa Bình, thời đó là một  đại lộ mênh mông trong mắt nhìn bọn trẻ nhà quê chúng tôi. Ký ức Cần Thơ phố trong tôi một thời còn vang qua giọng ngâm của ai trong đêm tĩnh lặng nơi con hẻm nhỏ, bài thơ Tình trắng của Kiên Giang – Hà Huy Hà: “Cần Thơ, ơi hỡi Cần Thơ/Bóng dáng ngày xanh phủ bụi mờ/Ai nhặt giùm tôi bao kỷ niệm” … Và thơ tôi, tuổi học trò: “Ai đặt tên em tự bao giờ/Người đời hai tiếng gọi Cần Thơ/Mỗi lúc đi xa ta nhớ quá/Gặp lại hình em tron...