Chuyển đến nội dung chính

Nói bậy, chửi tục: Người miền Bắc thiếu kiềm chế hơn người miền Nam? (GD


VN) - Người miền Nam có “chửi” chứ không hề “bới”. Người miền Bắc nếu chửi nhau là đào cả tông ti họ hàng lên, rất chua ngoa.

LTS: Ngay sau khi đăng tải hàng loạt các clip liên quan đến vấn đề bạo lực học đường như: Sốc, 5 nữ sinh văng tục, lột áo, đánh nhauSốc nặng với clip nữ sinh đánh nhau vỡ đầu... Báo Giáo dục Việt Nam có nhận được thư của độc giả Nguyễn Nhật Nam chia sẻ những suy nghĩ cá nhân về vấn đề này. Theo độc giả Nhật Nam thì học sinh miền Bắc chửi tục, đánh nhau nhiều hơn học sinh miền Nam. Nếu là người quan tâm đến ngành giáo dục thì những thông tin chính thống từ Bộ GD&ĐT không khỏi khiến người xem giật mình. 
Theo tổng kết của Bộ Giáo dục năm 2011, trong 12 tỉnh thành có 384 học sinh đánh nhau, riêng vùng mỏ Quảng Ninh có 169 em. Về số lượng học sinh vi phạm và bị kỷ luật, Lạng Sơn đứng đầu với 151 em. Có một điều ngạc nhiên và đáng để chúng ta quan tâm là những chuyện đánh nhau như thế này phần lớn xảy ra ở miền Bắc, trong đó Quảng Ninh và Lạng Sơn là những nơi điển hình. Nếu seach từ khóa “Bạo lực học đường”,“nữ sinh đánh nhau” hoặc “nam sinh đánh nhau” chắc các bạn sẽ nhận thấy một sự thật hiển nhiên: Phần lớn số clip học sinh đánh nhau, chửi bậy, chửi thề đều đến từ miền Bắc. Tại sao lại như vậy, phải chăng tính tình người miền Bắc nóng nảy, còn người miền Nam thì hiền hòa hơn? Và có lẽ, điều này đang biểu hiện rất rõ trong lứa tuổi học sinh, sinh viên.
Văn hóa trà đá là nơi nói tục, chửi thề khá phổ biến tại Hà Nội (Ảnh minh họa)
Tôi đã từng sống cả trong Nam và ngoài Bắc, nếu đo đếm số thời gian thì có lẽ cả hai miền là... bằng nhau. Vì vậy, có một vài ý kiến cá nhân mong muốn cùng trao đổi với độc giả. Trong cuộc sống, không ai là người tránh khỏi những xô xát khi cãi vã cả, thế nhưng cách ứng xử với nó thế nào thì lại là một câu chuyện liên quan đến vấn đề văn hóa vùng miền. Tôi thấy rằng, người miền Nam khi chửi tục hay đánh nhau thì cũng không “dã man” như ngoài miền Bắc. Nếu xem những clip ngoài miền Bắc chắc hẳn người miền Nam sẽ “bó tay” bởi sự côn đồ, nhẫn tâm và cũng thật xót xa. Học sinh miền Bắc đã đánh thì sẽ đánh hội đồng, dùng đủ các chiêu trò, nữ sinh thì xé quần, lột áo, đập mũ bảo hiểm, đập guốc lên người đối thủ; nam sinh thì dùng dùi cui, dùng gậy đập bạn đến chảy máu mũi, hộc máu mồm.
Trước khi nói về học sinh, sinh viên hãy xem cách cư xử của người lớn với nhau, điều này rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến các em. Người miền Nam vốn bộc trực, tính tình phóng khoáng, họ chỉ tức lên và chửi ngay khi đó mà thôi. Nếu bạn đi chợ tại miền Bắc, bạn phải chuẩn bị tâm lý sẵn sàng bị ăn chửi nếu như hỏi giá rồi mà không mua, thậm chí vào quán ăn cũng bị nghe mắng chửi, đi đường không cẩn thận mà va vào người khác thì cũng sẵn sàng bị chửi. Lạ một điều là khi có những cãi cọ như vậy, những người xung quanh hoàn toàn thờ ơ, coi như không có chuyện gì xảy ra.

Phải chăng người miền Bắc một bộ phận thì dễ tính và cam chịu, một phần thì côn đồ, thiếu ý thức? Câu chuyện về lễ hội hoa tại Hà Nội cũng thế, người dân sống trên địa bàn Thủ đô thay vì trân trọng hoa lại chà đạp lên cả hoa. Trong số đó, phần đa họ đang ở lứa tuổi học sinh, sinh viên, những người còn rất trẻ, không tự ý thức được việc làm của mình.

Trong giao tiếp, người miền Nam có “chửi” chứ không hề “bới”. Có câu chuyện dân gian tôi nghe được từ những con người miền Bắc về người phụ nữ chửi hàng xóm ăn trộm gà như sau: “Bố cái thằng chết đâm, cha cái con chết xỉa! Mày day tay mặt, mày đặt tay trái, nỡ ăn cắp của bà đây con gà. Này bà bảo cho chúng mày biết: Con gà nó ở nhà bà là con gà. Nó bị bắt trộm về nhà mày thì thành con cú, con cáo, con thành đanh mỏ đỏ, nó sẽ mổ mắt, xé xác ông, bà, cha, mẹ, vợ , chồng, con cái nhà mày đấy”.

Thật đáng sợ cho người miền Bắc, không chửi thì thôi, đã chửi là phải đem cả "tông ti họ hàng" lên chửi, một giọng chửi rất chua ngoa. Trong xã hội người miền Bắc, nhiều khi bố mẹ chửi bậy hơn cả con cái. Thử hỏi, những đứa trẻ được lớn lên trong môi trường như thế này thì là sao chúng có thể không bị ảnh hưởng và phát triển nhân cách một cách toàn diện được.


Trong cách xưng hô với gia đình, học sinh miền Nam dù họ có hư, láo hỗn ở bên ngoài xã hội như thế nào đi chăng nữa thì khi về gia đình họ vẫn ngoan ngoãn, lễ phép “gọi dạ bảo vâng”. Còn một số thanh niên người miền Bắc thường xưng hô với bố mẹ bằng “ông bà già”, đó là một cách xưng hô hết sức phản cảm.

Trong môi trường giáo dục, cách xưng hô thầy và trò giữa hai miền đã thể hiện sự khác nhau rõ rệt. Ở miền Nam chỉ có cách xưng hô duy nhất đó là "cô (thầy) và các con". Cách xưng hô này xuất phát từ một trách nhiệm nữa ngoài trách nhiệm giảng dạy của người thầy, đó là trách nhiệm của người mẹ, là tình cảm lớn lao. Giáo viên Mầm non đến trường ngoài việc dạy cho trẻ những kiến thức tổng hợp còn phải chăm sóc các con như ăn, uống, tắm, giặt. Giáo viên các cấp thì không chỉ dạy về kiến thức mà còn phải biết lo cho đời sống tâm tư, tình cảm của các em. Thế nhưng, người miền Bắc thì khác, có muôn vàn cách xưng hô giữa giáo viên và học sinh như: "tôi và các anh, các chị", thậm chí có những ông thầy thô thiển tới mức nói luôn là "tao và mày".

Trong cách giao tiếp, người miền Nam luôn tỏ ra thoải mái và thiện chí hơn, còn người miền Bắc thì không thể lường trước được họ như thế nào. Có thể trong cách cư xử họ rất cởi mở, nồng hậu nhưng họ cũng có thể quay mặt lại và“chửi” người khác bất cứ lúc nào. Quả thực, người miền Nam có thể bị lúng túng trong cách cư xử “con dao hai lưỡi” của người miền Bắc.

Có những điều trên phải chăng do người miền Bắc thiếu kiềm chế, cái tôi lớn hơn người miền Nam, ở đây tôi chỉ chú trọng khi nói về lớp trẻ. Điều này có nguyên nhân do phương pháp giáo dục của người miền Bắc khác cách giáo dục của người miền Nam? 


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

"Tính cách người Việt theo vùng miền"

Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên  Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra ...

ART NUDE PHOTOS của Dương Quốc Định

Quên những bộn bề lo toan giá vàng lên xuống, giá lúa, cá tra giảm, chuyện nhà khoa học phải nói dối ... để  ngắm ảnh các em xinh đẹp. Và nếu như kết quả nghiên cứu khoa học của một bà đầm Đức  là khoa học  (không như ta nói dối nhiều quá):  DÒM VÚ PHỤ NỮ TĂNG TUỔI THỌ     (Blog này đã từng có bài, nằm trong nhóm truy cập nhiều nhứt, có lẽ nhiều người đã luyện tập?) thì quý ông cũng nên tập thể dục con mắt một tí nhé. Xin mượn mấy tấm ảnh của nhà nhiếp ảnh Dương Quốc Định làm  dụng cụ luyện tập, ai có điều kiện thì xài hàng thật. Bộ sưu tập những bức ảnh khỏa thân và bán khỏa thân nghệ thuật của nhiếp ảnh gia trẻ Dương Quốc Định. Rất nhiều ảnh trong bộ sưu tập này đã đoạt những giải thưởng quốc tế uy tín. Cảm ơn tác giả đã chia sẻ tác phẩm trên internet. Mời bạn xem qua phần thể hiện bộ sưu tập trên PPS của chúng tôi. Link PPS:  http://vn.360plus.yahoo.com/nns-nguyennamson/article?new=1&mid=112 Chân dung Dương Quốc Địn...

Nhớ Cần Thơ phố

Trần Hữu Hiệp B áo Dân Việt So với Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, cố đô Huế trầm tư hay Sài Gòn phố nhộn nhịp, thì Cần Thơ phố mang đậm đặc trưng sông nước miệt vườn. Nơi đó, hàng ngày, người Tây Đô vẫn đang sống cuộc đời bình dị. Nhớ thời học phổ thông, nhà tôi chỉ cách trung tâm Cần Thơ 20 Km, nhưng mãi đến năm 15 tuổi, lần đầu tiên mới được đến Cần Thơ cùng đội học sinh giỏi của Trường cấp III Ô Môn dự thi. Đêm, mấy thằng nhà quê lang thang, lạc đường trên phố Hòa Bình, thời đó là một  đại lộ mênh mông trong mắt nhìn bọn trẻ nhà quê chúng tôi. Ký ức Cần Thơ phố trong tôi một thời còn vang qua giọng ngâm của ai trong đêm tĩnh lặng nơi con hẻm nhỏ, bài thơ Tình trắng của Kiên Giang – Hà Huy Hà: “Cần Thơ, ơi hỡi Cần Thơ/Bóng dáng ngày xanh phủ bụi mờ/Ai nhặt giùm tôi bao kỷ niệm” … Và thơ tôi, tuổi học trò: “Ai đặt tên em tự bao giờ/Người đời hai tiếng gọi Cần Thơ/Mỗi lúc đi xa ta nhớ quá/Gặp lại hình em tron...