Chuyển đến nội dung chính

QUÃNG ĐỜI

TRẦN HIỆP THỦY
* Truyện ngắn đăng trên Tư pháp Hậu Giang Xuân 1989, tiền nhuận bút thời đó hơn 1 tháng học bổng 
Cuối cùng thì Hải cũng quyết định ăn Tết ở quê, nhưng vợ con anh vẫn ở lại thành phố. Cưới nhau đã hơn 4 năm, Huệ về nhà chồng duy nhất một lần vào năm đầu tiên sống chung gọi là đi chào họ hàng. Phần Hải, từ ngày tốt nghiệp đại học, ra trường, được ông bố vợ lo cho “hộ khẩu” và việc làm đàng hoàng- anh nghiễm nhiên trở thành người thành phố.
          Bốn năm. Chỉ là một khoảnh khắc trong vô tận của thời gian, nhưng cũng đủ làm thay đổi trong cách nghĩ, cách sống của một con người. Có ai đó đã nói: ”Đời người là biển cả, ai không bơi sẽ chìm”. Mỗi người đều phải tự bơi theo cách của mình, phải vươn lên trên những sóng gió của cuộc đời, miễn là đừng quá bon chen, trở thành kẻ cơ hội tự đánh mất chính mình. 
          Vâng, 4 năm qua Hải đã lăn lộn vượt lên trên sóng nước cuộc đời, cũng theo cách riêng của mình. Giờ đây khi xã hội còn nhiều khó khăn, mỗi nhà còn phải chạy vạy lo toan cái ăn từng bữa, với một người luôn nghĩ đến vật chất, người ta có thể bằng lòng với cuộc sống sung túc của những tiện nghi gia đình như Hải. Còn danh vọng? Từ một sinh viên trường luật, 4 năm qua với thêm tấm bằng đại học Kinh tế tại chức, Hải đứng vững vàng tên cương vị một Phó Giám đốc Công ty có tiếng ở quận, nhờ uy danh của ông bố vợ, nhờ những quan hệ xã giao lọc lõi ở đời hơn là nhờ tài năng của một cán bộ quản lý kinh tế giỏi ...
          
Chiếc xe đò giảm hẳn tốc độ sắp đến phà Hậu Giang. Đã gần 4 giờ chiều. Vậy là phải mất gần 1 ngày đường từ thành phố về với lộ trình không đầy 200km. một ngày đường mệt nhọc, anh phải hít thở không khí đầy bụi, khói, hoà với nắng gió và mồ hôi. 
Những ngày giáp Tết này lượng hành khách đi lại bằng gấp 3 lần so với ngày thường. Sáng, anh phải mất hơn 1 giờ ở phòng vé. Dù có giấy ưu tiên, toàn là CBCC nhưng người ta cũng phải chen lấn nhau mới cầm được chiếc vé trên tay. Chỉ cần bỏ ra số tiền gấp đôi giá vé chính thức là có thể có ngay chỗ ngồi ngon lành, xe chạy liền. Hải dư sức làm điều đó, anh có thể về quê bằng chiếc Cup mà Hụê vẫn thường chở con dạo chơi mỗi chiều, hay hơn thế nữa, gọi tài xế đánh xe con của công ty với danh nghĩa một chuyến đi công tác. Nhưng điều đó đã thành cái ngày thường nhàm chán. Đã lâu rồi - từ cái thuở anh còn là thằng sinh viên nghỉ phép mỗi năm 2 kì , anh đâu dược chen lấn trong chiếc xe đò dồn ép như vậy đâu. Phải chăng anh muồn tìm lại những kỉ niệm của ngày xưa, những khó khăn vất vả của một thời để suy ngẫm lại hôm nay khi anh quá đủ đầy vật chất?
          Ý nghĩ đó có từ bao giờ? Có phải từ lúc có những lục đục ở cơ quan và anh với vợ thường sinh cãi và bất thường?
          Cuộc sống 4 năm qua đã tồn tại trong anh 2 thằng Hải; một thằng lanh lẹ, lọc lõi trong quan hệ với người, chi li tính toán trong quan hệ với cấp trên, nhưng khi cần cũng phải biết làm vừa lòng kẻ dưới quyền. Một thằng Hải khác, còn biết sống với thoáng chút nghĩ suy ở ngày mai, chút nhớ về những kỉ niệm, về một miền quê - ở đó, anh còn có bà mẹ, người đã suốt đời hi sinh cho sự lớn lên trong anh. Và một người khác, trời ơi - anh tưởng mình có thể quên rồi với thời gian 4 năm…
          Cái ồn ào của bến phà làm đứt dòng suy nghĩ miên man trong anh. Kẹt xe nhiều quá, bến chỉ có hai chiếc phà 100 đang hoạt động, ít nhất phải đợi 2 giờ nữa xe mới qua được bờ bên kia. Phụ xế đề nghị hành khách góp tiền để được “ ưu tiên” qua phà.
          Về đến thị trấn huyện đã hơn 5 giờ chiều. Hải vội xuống bến đò mong kịp chuyến tàu chót về trong xã, nhưng trễ mất. Những ngày cuối năm, người đi mua sắm chân đan vào nhau, bỗng anh nghe tiếng gọi quen quen.
-         Hải, mày về hồi nào đó, có vô dì Tư chưa?
-         Linh hả? Dạo này lạ quá. Vẫn ở cơ quan cũ hả, vợ con gì chưa?
Linh cười, vẫn  cái cười hồn nhiên, thật thà của bốn năm trước.
-         Một mình lương bỗng sống còn không đủ, hàng tháng vẫn nhận viện trợ của bà già nói gì đến chuyện vợ con. Ủa sao mày về một mình, Huệ với thằng nhóc không về thăm nội à?
-         Không, bà xã bận việc nhà, Têt nhứt khách khứa đến thăm, lại còn phải qua bên ông nhạc nên mình về một mình.. Cơ quan nằm ở đâu Linh?
-         Ngay gần đây thôi. Giờ trễ đò rồi, mày nghỉ chỗ tao nghe, tao ghé đây mua mấy món tối nay tụi mình lai rai chút đỉnh.
Hải và Linh là đôi bạn thân từ năm học phổ thông đến thời sống chung kí túc xá ở trường đại học. Hai người tính tình tưởng trái hẳn nhau vậy mà vẫn thân, có lẽ đó là  sư bù trừ trong tình cảm. Hải thì lanh lẹ, ăn nói có duyên với bạn gái, lại thêm cái mã đẹp trai nên lắm “bồ”. Linh thì ít nói nhưng chin chắn trong suy nghĩ, còn khoảng yêu đương thì thuộc hạng đại dốt.
        Kỉ niệm cũ cứ hiện về trong Hải và Linh. Bỗng tiếng xe máy bất ngờ dừng sát bên hai người cắt đứt dòng suy nghĩ, làm Hải giật mình quay lại.
        Người đàn ông trên chiếc xe Cup bóng loáng, cái bụng to bè như muốn khoe với thiên hạ sự no đủ, cái mắt kính che ngang mũi rất kiểu đậy đôi mắt ti hí.
-         Trời, chú Hải về quê hồi nào không ghé nhà anh chơi.
Người đàn ông kéo cái kính đen vắt ngang ngực, hình như đã hiểu ra trời đã ngã chiều. Vẫn ngồi nguyên trên xe, ông ta bắt tay Hải và Linh.
-         À, anh Năm, tôi mới về chiều nay, định về thẳng trong nhà nhưng trễ đò. Mình giới thiệu với Linh đây là anh năm Kỷ bên thương nghiệp. Còn đây là…
-        Tòa Linh, anh biết rồi, thôi tối nay chú Hải nghỉ ở nhà anh nhé. Tiện đây anh em mình ghé nhà hang nhâm nhi…
-         Được rồi anh Năm à, để dịp khác. Tôi định ghé chỗ Linh để sáang về nhà sớm, sợ bà già mong.
          Năm Kỷ quen Hải trong chuyến đi thành phố ký kết HĐKT, hỏi ra mới biết là ngưới đồng hương.
          Hải kiên quyết từ chối lời mời của Năm Kỷ, đi cùng Linh về khu tập thể ở cơ quan. Sáng sớm hôm sau anh đi chuyến tàu đầu về trong xã. Đến nhà đã quá trưa. Má Hải mừng rỡ đón đứa con về ăn Tết, Ở đây, như đã thành lệ, cho dù có ở xa xôi cách trở mấy thì ngày Tết những đứa con cũng phải về cúng kiến ông bà. Vậy mà đã 3 cái Tết- Hải không về với má. Má Hải đã 60, tóc bạc nhiều nhưng người còn rất khoẻ, mọi việc ruộng vườn do một tay bà, bà sống với đứa con gái út dạy học trong trường PTCS, môt buổi đi dạy, một buổi tiếp việc nhà với má. Nhà Hải có 4 anh em, 2 trai, 2 gái. Người anh đầu theo cha làm giải phóng rồi hy sinh một lượt với ông hồi năm 1968. Gần 20 năm qua má Hải vẫn không chịu bước thêm bước nữa để lo việc tạo dựng gia đình cho các con. Thấy mẹ cả đời vất vả, đã bao lần, Hải xin rước mẹ lên ở chung, nhưng bà Tư vẫn một mực không nghe. Bà nói mình quen sống ở ruộng vườn, tay chân quen làm rồi, lên thành phố ở không, quanh quẩn trong nhà thiệt là bực mình, đường sá xe cộ tấp nập tối ngày, điếc tai điếc mũi. Có lần anh định rước bà lên thành phố ở chơi vài tháng cho bà đi đó đi đây, cả đời có đi đâu xa mà biết. nhưng ở được ba hôm bà nằng nặc đòi về. Đâu cũng là thói quen của con người, những thói quen chân thật của một người nông dân một đời gắn bó với ruộng vườn. Còn Hải, bốn năm qua- một quãng đời- anh cũung đã  sống với thói quen củua mình trong cách ứng xử. Nhưng thói quen  đã biến thắng Hải của hôm nào thành một Phó giám đốc- có quyền lực với nhiều người, nhưng bên mẹ hiện giờ anh vẫn là một đứa con cận được sự chở che dạy bảo của người mẹ.
          Nén hương người vợ góa thắp lên bàn thờ chồng đêm cuối năm, khói bay nghi ngút. Tiếng đàn độc huyền âm thanh trầm bổng của ông Hai đầu xóm còn réo rắt, thứ đàn chỉ có một dây một mình mà thánh thót những âm thanh vui buồn để gợi cho người nghe nỗi nhớ xa xôi…
          Đêm đã khuya. Hải không sao ngủ được, gió thổi xào xạc mái lá, thoang thoảng trong gió mùi thơm của rạ lúa ngoài đồng, bất chợt gợi anh nhớ hương thơm bồ kết của tóc Thuyên năm nào, những đêm hẹn hò cuối năm, những hồi họp say đắm của buổi ban đầu găp gỡ.
          Hải lảng tránh nói đến Thuyên khi hỏi thăm mẹ và em gái những người thân ở xóm giềng, nhưng cô em gái cứ vô tư kể với anh trai về chị Thuyên, đã mấy đám đến vạm hỏi, tòan là chỗ đàng hoàng, vẫn khăng khăng chối từ, cô bác cho rằng con nhỏ đẹp người đẹp nết mà khó tình khó tình…
          Mẹ Hải vẫn còn thức, người già thường ít ngủ. Nồi bánh tét sôi sùng sục trên ngọn lửa hồng xua đi một chút chớm lạnh cuối đông còn sót lại. Có lẽ ngày mai sẽ là một ngày vui. Vợ chồng chị Ba với mấy đứa cháu về thăm bà ngoại, tết năm nay vậy là đủ mặt những đứa con. Một tiếng gà khuya lanh lảnh gáy đầu xóm. Tiếng đàn độc huyền đã dứt bản nhạc xưa tư bao giờ trả lại cho đêm cái tỉnh lẵng êm đềm…
                                         Tp Hồ  Chí Minh, xuân 1989
                                               Trần Hiệp Thủy
Bài thơ ĐẤT NƯỚC ĐÀN BẦU của Lưu Quang Vũ

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

"Tính cách người Việt theo vùng miền"

Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên  Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra ...

ART NUDE PHOTOS của Dương Quốc Định

Quên những bộn bề lo toan giá vàng lên xuống, giá lúa, cá tra giảm, chuyện nhà khoa học phải nói dối ... để  ngắm ảnh các em xinh đẹp. Và nếu như kết quả nghiên cứu khoa học của một bà đầm Đức  là khoa học  (không như ta nói dối nhiều quá):  DÒM VÚ PHỤ NỮ TĂNG TUỔI THỌ     (Blog này đã từng có bài, nằm trong nhóm truy cập nhiều nhứt, có lẽ nhiều người đã luyện tập?) thì quý ông cũng nên tập thể dục con mắt một tí nhé. Xin mượn mấy tấm ảnh của nhà nhiếp ảnh Dương Quốc Định làm  dụng cụ luyện tập, ai có điều kiện thì xài hàng thật. Bộ sưu tập những bức ảnh khỏa thân và bán khỏa thân nghệ thuật của nhiếp ảnh gia trẻ Dương Quốc Định. Rất nhiều ảnh trong bộ sưu tập này đã đoạt những giải thưởng quốc tế uy tín. Cảm ơn tác giả đã chia sẻ tác phẩm trên internet. Mời bạn xem qua phần thể hiện bộ sưu tập trên PPS của chúng tôi. Link PPS:  http://vn.360plus.yahoo.com/nns-nguyennamson/article?new=1&mid=112 Chân dung Dương Quốc Địn...

Nhớ Cần Thơ phố

Trần Hữu Hiệp B áo Dân Việt So với Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, cố đô Huế trầm tư hay Sài Gòn phố nhộn nhịp, thì Cần Thơ phố mang đậm đặc trưng sông nước miệt vườn. Nơi đó, hàng ngày, người Tây Đô vẫn đang sống cuộc đời bình dị. Nhớ thời học phổ thông, nhà tôi chỉ cách trung tâm Cần Thơ 20 Km, nhưng mãi đến năm 15 tuổi, lần đầu tiên mới được đến Cần Thơ cùng đội học sinh giỏi của Trường cấp III Ô Môn dự thi. Đêm, mấy thằng nhà quê lang thang, lạc đường trên phố Hòa Bình, thời đó là một  đại lộ mênh mông trong mắt nhìn bọn trẻ nhà quê chúng tôi. Ký ức Cần Thơ phố trong tôi một thời còn vang qua giọng ngâm của ai trong đêm tĩnh lặng nơi con hẻm nhỏ, bài thơ Tình trắng của Kiên Giang – Hà Huy Hà: “Cần Thơ, ơi hỡi Cần Thơ/Bóng dáng ngày xanh phủ bụi mờ/Ai nhặt giùm tôi bao kỷ niệm” … Và thơ tôi, tuổi học trò: “Ai đặt tên em tự bao giờ/Người đời hai tiếng gọi Cần Thơ/Mỗi lúc đi xa ta nhớ quá/Gặp lại hình em tron...