Trần Hữu Hiệp
Phép lịch sự mà trẻ con cũng biết
là trước khi vào nhà người khác phải xin phép, ít nhất là gõ cửa. Nhưng các tin
nhắn rác tự động nhảy vào di động người ta lại bảo chủ nhà “để từ chối quảng
cáo, nhắn lại số ...”. Vô duyên giống như việc xông vào nhà người khác rồi mới
bảo: “Nếu không muốn cho tôi vào, thì phải bảo không”. Đó là tình trạng mà người
dùng điện thoại phải gồng mình chịu đựng cảnh “quăng rác nhà mình”.
Nỗi khổ của "thượng đế"! |
Thông tin mua bán sim số điện
thoại, tiếp thị nhà đất, sex … từ quấy rối người dùng, đến lừa đảo. Kẻ gian công
khai quảng cáo hàng gian trên mạng: “Nhận làm bằng đại học, cao đẳng, trung cấp,
cấp III, đảm bảo uy tín, kín đáo, giao hàng tận nơi …”. Gần đây, lại xuất hiện
tin nhắn xưng danh Cục cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao thông
báo người dân cảnh giác, báo cho cơ quan công an gần nhất hành vi giả danh cơ
quan công an để quyên tiền phục vụ điều tra. Người dùng điện thoại không biết
đâu mà lường.
Nhiều nhà mạng chẳng những
không có biện pháp hữu hiệu bảo vệ khách hàng, mà qua các chương trình khuyến
mãi như “1.000 đồng nhắn tin cả ngày không giới hạn”, “nhắn tin miễn phí thoải
mái” ... đã “tiếp tay cho các “quảng tặc” phát tán tin rác. Thậm chí, nhà mạng
còn đua nhau “xả rác” theo kiểu “dội bom” lên đầu “thượng đế”.
Theo Trung tâm An ninh mạng
Akav, năm 2014, có khoảng 13,5 triệu tin nhắn mỗi ngày. 90% người dùng thường
xuyên bị tin nhắn rác làm phiền. Riêng tôi bị “đổ rác” không dưới 15 lần/ngày
vì tội có số thuê bao đẹp. Ước cước phí trung bình 300 đồng/tin nhắn, thì các
nhà mạng đã thu về khoảng trên 4 tỉ đồng/ngày, hơn 120 tỉ đồng/tháng, chưa kể
nguồn thu từ lợi nhuận của các chủ thể phát tán tin nhắn rác chia sẻ cho nhà mạng.
Một món lợi không nhỏ.
Năm 2013, Việt Nam được xếp thứ
4 khu vực Đông Nam Á, thứ 14 khu vực châu Á - Thái Bình Dương và 88/157 quốc
gia về Chỉ số phát triển công nghệ thông tin – truyền thông. Theo Sách trắng
Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam năm 2014, cả nước có gần 123,8 triệu
thuê bao di động, đạt tỉ lệ 137,93% dân số; 6,8 triệu thuê bao cố định; gần
33,2 triệu người dùng internet, đạt 37% dân số. Ngành viễn thông, CNTT là một
điển hình về tốc độ phát triển và hiệu quả cạnh tranh, người dùng hưởng lợi, nhưng
cũng đầy bác nháo khi thiếu hạ tầng dùng chung, các nhà mạng đầu tư cắt khúc, mạnh
ai nấy làm, mạng chồng mạng. Hàng triệu triệu người đang bị “tra tấn” bởi tin
nhắn rác, nay kẻ gian còn thách thức khi công khai quảng cáo làm hàng gian “uy
tín, kín đáo”.
Việc “bảo vệ môi trường mạng”
cũng cần thiết như đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Chính phủ đã ban hành Nghị
định số 77/2012/NĐ-CP ngày 05.10.2012 về chống thư rác. Pháp luật hiện hành
cũng quy định rõ ràng về quảng cáo, bắt buộc chủ thuê bao phải đăng ký sim có
giới hạn. Nhưng sim rác vẫn tràn lan, tin nhắn rác vẫn đổ đầy, người xả rác còn
lộng hành tiếp thị, quảng cáo hàng gian công khai qua tin nhắn. Mạng gmail,
yahoo mail đã có các giải pháp chống “spam” hiệu quả. Mặc dù các nhà mạng di động
trong nước công bố các giải pháp chặn tin nhắn rác, nhưng vẫn đổ thừa khó chặn
rác. Khó do kỹ thuật hay lợi ích?
Thực tế cho thấy, tình trạng quảng
cáo khoan cắt bê tông tràn lan, các kiểu “câu view” trên báo đài, khi bị cơ
quan chức năng xử lý nghiêm, đúng luật, thì cũng dẹp được. Cùng với việc chế
tài “người lạ xông vào nhà người khác”, cũng cần xử lý nhà mạng - người gác cổng
– chễnh mãn nghĩa vụ bảo vệ chủ nhà – khách hàng của mình.
COMMENTS:
COMMENTS:
-
- Tôi xài điện thoại 2 sim của hai nhà mạng vina và viettel. Công việc chính của tôi hàng ngày là xóa tin nhắn rác !THÍCH 32
-
- Phải hiểu thật đúng là nhà mạng ép khách hàng chứ không phải không lịch sự với khách hàng. Nếu chúng ta không thích quảng cáo chúng ta có thể thông báo chặn và chúng ta sẽ không nhận được thông tin quảng cáo nào và đồng thời chúng ta cũng không nhận được bất kỳ thông báo khuyến mãi giãm giá 50% hay 100% nào từ nhà mạng. Trong thời gian qua các nhà mạng sử dụng chiêu này để bắt khách hàng nhận thông tin quảng cáo cả thông tin trò chơi có thưởng. Có điều các thông tin này quá tệ, quá trẻ con đôi lúc như lừa gạt khách hàng làm cho moi người bức xúc và không ấn tượng tốt nhà cung cấp dịch vụ của mình. Đây là cơ hội cho các nhà mạng biết kiềm chế, biết cách sử dụng dịch vụ thật hiểu quả để thể hiện đẳng cấp của mình với khách hàng.THÍCH 32
-
- Vấn nạn tin nhắn rác là nổi nhức nhối của người dùng điện thoại. Đừng nói nhà mạng không đủ khả năng ngăn chặn tin rác. Mà nên hiểu rằng họ có muốn chặn hay không thôi....?
Nếu thực sự nhà mạng muốn làm thì không khó. Chỉ cần nhà mạng mở 1 hộp thư để nhận tất cả những phản hồi về tin nhắn rác. Người bị bom rác chỉ cần chuyển tiếp trọn vẹn nội dung tin nhắn vào số tổng đài. Căn cứ vào những nội dung này có thể xử lý 1 cách dễ dàng và chính xác.
Vấn đề là các ông có muốn làm hay không thôi. Ở góc độ người tiêu dùng thì chúng tôi ủng hộ hai tay hai chân luôn. Nhưng nếu các ông chịu làm thì sẽ mất đi một phần doanh thu từ những tin nhắn rác này đó nhé!THÍCH 21
-
- Mình ở Úc được hai năm và chưa bao giờ phải nhận tin nhắn RÁC nhé!THÍCH 15
-
- Ngày nào cũng nhận được tin nhắn với tiêu đề "Viettel". Ngày nào cũng như ngày nào, bạn bè, gia đình còn nhắn tin không nhiều bằng Viettel.THÍCH 8
-
- Tôi sử dụng mạng mobiphone nhưng nhà mạng này "xả rác" nhiều nhất. Rác của nhà mạng này dụ khách hàng với những trò trúng thưởng lừa khách hàng vào mê hồn trận với giải thưởng khủng.THÍCH 5
-
- Nói thẳng và nói toẹt ra là chính nhà mạng tung ra và tiếp tay hoặc là nói theo cách hiện đại gọi là tăng ca 3.THÍCH 4
-
- Tôi dùng Mobiphone. Tôi rất ghét 9241, mỗi ngày đổ bao nhiêu tin rác vào máy tôi. Còn tài khoản trên web Mobiphone thì cho đăng ký nhưng không bao giờ vào được (lừa đảo?).THÍCH 4
-
- Tôi cũng thích dùng 2s nhưng dùng chỉ được ít hôm rồi cũng phải bỏ bớt 1s. Nhận và xóa tin rác mệt quá.Tôi ước ĐT không sim nào.THÍCH 3
-
- Em mới bị bọn Viettel chơi một vố các bác ạ. Là như vậy: Hôm 9/4 em có nạp cho người nhà cái thẻ 50k, qua đầu số *103* nhưng người nhà em không nhận được. Em gọi điện phản ánh thì bên tổng đài báo là Viettel mới thay đổi cách nạp tiền *103* nhưng lại không thông báo, trên trang web của Viettel cũng không có vì web lỗi mấy ngày. Nhân viên tổng đài bảo báo kỹ thuật xử lý nhưng không được, thấy nhân viên bên Viettel gọi cho em mấy lần mà cũng không lấy lại được cái thẻ 50k của em. Lần cuối gọi bảo là ngày 9/4/2015 em không nạp thẻ cho số nào qua *103* cả rồi mất tăm. Trong khi đó tin nhắn rác của Viettel gửi cho em thì đầy ra, đủ loại.THÍCH 2
Nhận xét
Đăng nhận xét