Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Góc nhìn bè bạn

Gạo xuất khẩu: Nâng chất, nâng giá trị để giữ vững thị trường

  Thanh Tiến   •   Báo Đại Đoàn kết - 24/02/2025 08:57 Ở miền Tây vụ lúa đông xuân được xem là vụ thu hoạch lớn nhất năm. Sau nhiều đợt trúng mùa trúng giá, năm nay nông dân miền Tây kém vui trước cảnh giá lúa liên tục giảm trong khi năng suất lúa thấp hơn cùng kỳ. Nông dân kém vui trong mùa thu hoạch lớn nhất năm Những này này, nông dân huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp đang vào vụ thu hoạch lúa. Năm nay, nhiều nông dân phải gánh bất lợi kép khi cả giá lúa và năng suất lúa điều không như kỳ vọng. “Tôi trồng giống lúa VD20, vừa thu hoạch được 4 hôm, thương lái chỉ thu mua có 5.200 đồng/kg. Trong khi đó, năng suất năm rồi đạt gần 900kg/công đất thì năm nay chỉ có khoảng 700kg/công. Tình hình này xảy ra chung ở cả huyện Châu Thành chứ không riêng gì gia đình tôi vì năng suất năm nay giảm do bị ảnh hưởng thời tiết. Bà con nông dân hầu như chỉ hòa vốn, có người lời chút đỉnh khoảng 100.000 - 200.000 đồng/công. Còn những trường hợp thuê đất để canh tác thì gần như cầm chắc lỗ” ...

Không thể 'mặc đồng phục' cho các công trình thủy lợi

Kim Anh NNVN - Thứ Năm 30/05/2024 , 09:28 (GMT+7)   Theo chuyên gia kinh tế Trần Hữu Hiệp, trong đầu tư các công trình thủy lợi, không thể ‘mặc đồng phục’ ở tất cả các địa phương vùng ĐBSCL. Thời gian qua, quan điểm phát triển thuận thiên đã được đề cập nhiều trong các chủ trương, định hướng của Trung ương. Điển hình, Nghị quyết số   120/NQ-CP , ngày 17/11/2017 của Chính phủ về phát triển bền vững vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) đưa ra tư duy tiếp cận mới cho vùng ĐBSCL là tôn trọng quy luật tự nhiên, phù hợp với điều kiện thực tế, tránh can thiệp thô bạo vào tự nhiên. Quan điểm này một lần nữa được đề cập tại Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 2/4/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, xác định lấy con người là trung tâm, tài nguyên nước là yếu tố cốt lõi; tôn trọng quy luật tự nhiên; phù hợp với điều kiện thực tế của vùng. Tại chương trình Tọa đàm Giải pháp côn...

Xóa bỏ "vùng trũng" giao thông đồng bằng sông Cửu Long

Gia Linh (TBTCO) - 09:38 | 20/11/2024 - Kinh tế (TBTCO) -  Đồng bằng sông Cửu Long sở hữu nhiều tiềm năng, cơ hội nổi trội và lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, khu vực này vẫn tồn tại những điểm nghẽn, hạn chế về hạ tầng, trong đó có hạ tầng giao thông. Kỳ vọng thực tại và tương lai, những chỉ đạo liên tục, xuyên suốt, nhắc lại với yêu cầu cao nhất của các bộ ngành trung ương và địa phương có thể giúp nơi đây xóa bỏ được tầm nhìn “vùng trũng”, thay thế bằng một diện mạo giao thông hoàn toàn mới. Bứt phá về hạ tầng giao thông tạo động lực phát triển cho ĐBSCL. Ảnh tư liệu Bước vào thời kỳ tăng tốc xây dựng công trình giao thông Giao thông là "mạch máu", là điều kiện vật chất và là yếu tố tạo ra không gian thông suốt để thực thi liên kết vùng. Do đó, phát triển hạ tầng giao thông là một mệnh lệnh trong phát triển vùng. Tuy nhiên, trong suốt thời gian dài Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lại là “vùng trũng” trong bản đồ giao thông của cả nước và là điểm nghẽn trong phát triển kinh...

Logistics cho nông sản ĐBSCL: "Khơi dòng" cho vận tải đường thuỷ

  THY HẰNG •  DĐDN -  17/05/2022 04:00 Tận dụng lợi thế của sông nước đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nhiều doanh nghiệp đang đề xuất những mô hình mới để cắt giảm chi phí, khơi thông vận tải bằng đường thủy. >>> Logistics cho nông sản ĐBSCL: Chi phí logistics “đè nặng” nông sản Vị trí địa lý của ĐBSCL thuận lợi sở hữu hệ thống kênh rạch vô cùng dày đặc, mạng lưới đường thủy dài và chất lượng cao, có khả năng khai thác vận tải... Dù vậy, nhưng đặc trưng luồng lạch khác biệt giữa các địa phương nên nhìn chung khu vực ĐBSCL không hình thành tuyến vận tải thủy nội địa có tải trọng riêng biệt. Các sà lan cũng không thể vận tải tối đa tải trọng cho phép do hạn chế chiều cao tĩnh không của những cây cầu phục vụ giao thông đường bộ, trọng tải sà lan chỉ ở mức từ 1,500 tấn đến 3,500 tấn. Trọng tải các sà lan chỉ giới hạn ở mức từ 1,500 tấn đến 3,500 tấn do hạn chế chiều cao tĩnh không của những cây...

Khơi nguồn lực phát triển từ khu vực tư nhân

 Gia Bảo CT - 15/09/2024 - 10:02 Mục tiêu Chính phủ đặt ra đến năm 2025, kinh tế tư nhân đóng góp 55% vào GDP, đến năm 2030 đóng góp 55-65% GDP. Các chuyên gia nhận định, đây là mục tiêu rất thách thức, bởi khu vực kinh tế tư nhân đang đối diện với rất nhiều khó khăn. Kinh tế tư nhân đang ngày càng lớn mạnh. Ảnh: Chế biến gạo xuất khẩu tại Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An, TP Cần Thơ. Ảnh: M.HUYỀN Tạo động lực mới Các thống kê cho thấy, kinh tế tư nhân hiện đóng góp gần 45% GDP cả nước, khoảng 30% tổng thu ngân sách nhà nước và hơn 40% vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội, tạo ra việc làm cho khoảng 85% số lao động cả nước. Khu vực này cũng chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu và 35% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước. Đây là bước chuyển tích cực của khu vực kinh tế tư nhân. Hiện cả nước có khoảng 900.000 doanh nghiệp (DN) đang hoạt động; trong đó có nhiều DN, tập đoàn tư nhân lớn đã tham gia đầu tư vào các công trình hạ tầng năng lượng, sản xuất ô tô,... quy mô lớn. Kinh tế...

Chi cả tỉ USD nhập gạo, thịt… có đáng lo?

 Chí Nhân Thanh Niên - 05/10/2024 05:47 GMT+7 Trong 9 tháng qua, VN đã chi đến 1 tỉ USD để nhập khẩu gạo; 1,2 tỉ USD cho mặt hàng thịt. Các chuyên gia nói gì về những con số này? Nhập khẩu lúa, gạo giúp VN mạnh hơn Theo thông tin từ Bộ NN-PTNT, trong 9 tháng năm 2024,  xuất khẩu gạo  của VN đạt 4,37 tỉ USD, tăng tới 23,5% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, điều khiến nhiều người chú ý hơn là con số nhập khẩu gạo cũng ở mức cao kỷ lục, 1 tỉ USD, tăng 57% so với năm trước, vượt mức 860 triệu USD của cả năm 2023. Gạo VN xuất siêu tăng mạnh nhờ nhập khẩu tăng ẢNH: CÔNG HÂN Trên thực tế, việc   nhập khẩu gạo   và cả lúa của VN đã diễn ra nhiều năm qua. Nguồn hàng nhập khẩu chủ yếu từ Ấn Độ dùng phục vụ nhu cầu chế biến (hủ tiếu, bún, phở, bánh tráng…) và Campuchia bổ sung nguồn hàng cho hoạt động xuất khẩu. Nếu không nhập khẩu thì VN sẽ không thể có lượng gạo xuất khẩu lịch sử lên tới 8,1 triệu tấn vào năm 2023 vì năng lực sản xuất của VN đã đạt đến ngưỡng giới h...
  Nghe file audio "Văn hóa khăn rằn"   VOV1  -  Cập nhật : 11:58 6/10/2024 Sinh quán ở miền Tây, thời nhỏ, tác giả Nhâm Hùng đã biết sử dụng khăn rằn. Những họa tiết ô màu trắng đen quen thuộc, cùng mồ hôi của ông bà, cha mẹ gắn liền với đời sống, sinh hoạt thường nhật và công việc làm ăn của gia đình như khắc sâu trong lòng ông. Khi lớn lên, ông tìm tòi, nghiên cứu và gửi lòng mình vào cuốn sách “Văn hóa khăn rằn”. Tại lễ ra mắt ngày 5/10, ấn phẩm của ông được đón nhận nồng nhiệt, từng trang sách đưa độc giả tìm về một phần văn hóa phương Nam.

Nhiều địa phương sớm đạt “KPI” du lịch năm 2024

  Lam Ngọc Báo ĐBND - 05/10/2024 | 07:05 Còn 3 tháng nữa mới hết năm nhưng ngành du lịch của một số tỉnh, thành phố đã cán đích sớm. Hàng loạt sự kiện văn hóa, thể thao gắn với du lịch trong những tháng cuối năm, và mùa cao điểm đón khách quốc tế là cơ hội để ngành bứt phá. Cán đích sớm Theo đó, kết thúc tháng 9, ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa đã hoàn thành kế hoạch năm với doanh thu hơn 44.138 tỷ đồng (vượt 10% kế hoạch năm). Toàn tỉnh đón khoảng 9 triệu lượt khách lưu trú, tăng 57,9% so với cùng kỳ năm 2023 (đạt 100% kế hoạch năm). Trong đó, có 3,6 triệu lượt khách quốc tế, tăng 147,9% so với cùng kỳ (vượt 20% kế hoạch năm); 5,4 triệu lượt khách nội địa, tăng 27,2% so với cùng kỳ (đạt 90% kế hoạch năm). Ngành du lịch tăng trưởng trong 3 tháng cuối năm 2024. Nguồn: ITN Tương tự, ngành du lịch Ninh Thuận cũng đón tin vui khi đã vượt mục tiêu đón khách của cả năm. Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong 9 tháng, có hơn 3,2 triệu lượt khách đến, đạt 100,1% kế hoạch nă...