Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn kinh tế

Năng lực canh tranh VN: Vì sao chỉ tăng 2 bậc ?

Báo Thanh Niên, ngày 04/09/2014 03:00 Tin tức 0 Bình luận Fanpage Thanh Niên Tôi Viết Hôm qua 3.9, Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố bảng xếp hạng  năng lực cạnh tranh  toàn cầu (Global Competttiveness Report) năm 2014. Theo đó, VN tăng 2 bậc, lên hạng thứ 68/144 nước. Trong khu vực ASEAN, VN có thứ hạng về cạnh tranh thứ 6, sau Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Philippines. Như vậy, cho dù có một số tiến bộ về cải cách  thủ tục thuế, hải quan gần đây, năng lực cạnh tranh của VN hầu như không thay đổi nhiều trong cách đánh giá của WEF. Theo tổ chức này, các tiêu chí để đánh giá thứ hạng năng lực cạnh tranh của VN có cải thiện như: kinh tế vĩ mô (hạng 75), các tổ chức công (85), bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (104), độ hiệu quả của thị trường (91), chống tham nhũng (109), cơ sở hạ tầng - năng lượng (81), quy mô thị trường (34), thị trường lao động (49) và trình độ công nghệ (99). Tuy nhiên, các tiêu chí khá cơ bản này s

Nợ công của Việt Nam và những thông điệp 'nóng'

Đăng Bởi   Một Thế Giới   -   16:23 17-06-2014 Chủ tịch Quốc hội: "Nợ công đã đe dọa an ninh tài chính" Nhiều dấu hiệu cho thấy “độ nóng” nợ công của Việt Nam đã tăng nhanh cả về định tính và định lượng, nhiều vấn đề còn bỏ ngỏ trong nhận thức, cách tính, ngưỡng an toàn, hiệu quả quản lý và sử dụng.  Tăng nhanh về quy mô, dịch vụ và điều kiện nợ Theo Bộ Tài chính, tính  đến 31.12.2010, tỉ lệ nợ Chính phủ là 45,7% GDP, nợ nước ngoài 42,2%, nợ công là 57,3%. Cuối năm 2011, nợ công khoảng 54,6% GDP. Cuối năm 2012, nợ công khoảng 58,4% GDP.  Với việc nâng mức bội chi ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2013 từ 4,8% lên 5,3% GDP, đến cuối năm 2013 nợ công đạt tới 56,2% GDP, dư nợ chính phủ là 42,6% GDP và dư nợ quốc gia 39,5% GDP. Theo tờ báo Anh The Economist, so với năm trước, nợ công của Việt Nam tăng 11,2% trong năm 2013 và sẽ tăng gần 15% năm 2014. Ngày 8.11.2011, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 của Việ

"Điểm nghẽn" trong nông nghiệp

Báo Nhân Dân cuối tuần, Thứ sáu, 23/05/2014 - 04:37 PM (GMT+7) Suy giảm đầu tư là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tỷ lệ tăng trưởng chậm dần của ngành nông nghiệp. Nếu không có sự đột phá trong cơ chế chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ cao trong nông nghiệp, ngành này sẽ rất khó tìm lại đà tăng trưởng của một thời. Vì sao các doanh nghiệp e ngại đầu tư? Tại hội thảo "Giải pháp phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao" do Báo Nhân Dânphối hợp Ngân hàng Nhà nước, Viện Chính sách Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (Ipsard) - Bộ NN&PTNT, Hiệp hội Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tổ chức mới đây, thực trạng doanh nghiệp e ngại đầu tư vào nông nghiệp nông thôn được tập trung lý giải. TS Võ Hùng Dũng, Giám đốc VCCI Cần Thơ nhìn nhận, tình trạng đầu tư thấp trong nông nghiệp kéo dài từ sau năm 2000 đến nay có một phần nguyên nhân từ việc thể chế cho phát triển nông nghiệp chưa được quan tâm thấu đáo

1% sẽ ăn hết của 99%

Nguyễn Vạn Phú Thứ Năm,  24/4/2014, 09:32 (GMT+7) “Tôi tin vào sở hữu tư nhân. Nhưng chủ nghĩa tư bản và thị trường phải là nô lệ cho nền dân chủ chứ không phải ngược lại”. Thomas Piketty (TBKTSG) - Nếu trong giới kinh tế học mà cũng có ngôi sao như trong giới điện ảnh, ca hát thì Thomas Piketty ắt sẽ là ngôi sao mới nổi, đang được đón chào chẳng kém diễn viên Brad Pitt. Cuốn sách vừa xuất bản bằng tiếng Anh của ông, “Capital in the Twenty-First Century - Tư bản trong thế kỷ 21” tuần trước lọt vào danh sách sách bán chạy nhất của tờ  New York Times . Nhà kinh tế học đoạt giải Nobel Paul Krugman cho rằng cuốn sách của Piketty sẽ “thay đổi cả cách chúng ta suy nghĩ về xã hội và cách chúng ta nghiên cứu kinh tế học”. Chủ đề cuốn sách đang gây xôn xao dư luận này là bất bình đẳng trong thu nhập, một chủ đề quen thuộc, từng được đề cập trong hàng ngàn cuốn sách hay hàng ngàn bài viết trước đây. Thế nhưng vì sao sách của Thomas Piketty lại trở thành hiện tượng? Trước

Việt Nam thiếu doanh nghiệp cỡ ‘vừa’

Báo Thanh Niên, ngày 28-4-2014 Đó là nhận định của ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trước thềm  Hội nghị Thủ tướng gặp gỡ doanh nghiệp  diễn ra hôm nay (28.4). Doanh nghiệp tư nhân cần một luồng sinh khí mới từ đột phá chính sách - Ảnh: Ngọc Thắng “Đội thuyền thúng” bơi ra biển lớn Sau nhiều năm phát triển nhưng chúng ta vẫn chưa có được những doanh nghiệp (DN) có tên tuổi, thương hiệu lớn mang tầm khu vực, ông nghĩ gì về việc này? Đúng là chúng ta vẫn chưa tạo ra được một thế hệ các “nhà công nghiệp” gắn liền tên tuổi với sự hình thành và phát triển của các thương hiệu lớn; gắn các cụm ngành công nghiệp quốc gia vươn ra được thế giới, cạnh tranh ngang ngửa với các đối tác quốc tế. Không chỉ thiếu DN dẫn đầu, mà VN còn thiếu cả một khu vực đủ lớn các DN cỡ vừa, đủ sức tiếp cận với công nghệ mới, trở thành đối tác của các tập đoàn xuyên quốc gia, tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu. Trong hơn 500.000 DN thì các DN cỡ lớn chỉ c

Vân Ðồn hướng đến một đặc khu kinh tế

Báo Nhân Dân, Chủ nhật, 20/04/2014 - 09:17 PM (GMT+7) Cảng Vân Đồn (Quảng Ninh) Tỉnh Quảng Ninh hội tụ đầy đủ những điều kiện thuận lợi và ưu thế để phát triển, xứng đáng là một trong những cực tăng trưởng kinh tế quan trọng của miền bắc và cả nước. Trong chiến lược phát triển của mình, Quảng Ninh đang quyết tâm và hướng tới xây dựng mô hình đặc khu kinh tế (ÐKKT) góp phần thúc đẩy sự phát triển của toàn vùng đồng bằng sông Hồng và trong khu vực. Phát huy tối đa nguồn lực Với diện tích rộng hơn 2.000 km2, Vân Ðồn có những điểm khác biệt rất lớn so với 14 khu kinh tế (KKT) ven biển của cả nước, điều kiện giao thông thuận lợi cả đường bộ, hàng không, đường biển. Cùng với đó là những giá trị về tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan, sinh thái, vùng biển rộng với hơn 600 đảo đá và đất là điều kiện để Vân Ðồn có cơ hội phát triển công nghiệp giải trí và kinh tế biển. Theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ÐKKT Vân Ðồn sẽ trở thành KKT tổng hợp và

Kinh tế ĐBSCL tiếp tục vượt khó

17/04/2014, 14:23:38   Từ đầu năm 2014, các tỉnh ĐBSCL tập trung thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về các giải pháp phát triển kinh tế-xã hội nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, đồng thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Báo cáo của Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ nhận định, trong quý I/2014, cùng với cả nước, kinh tế-xã hội vùng ĐBSCL đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Trong lĩnh vực nông nghiệp, các địa phương thu hoạch trên 976.000 ha lúa Đông Xuân (chiếm 60,8% diện tích xuống giống), năng suất bình quân 6,87 tấn/ha (có nơi lên đến 10 tấn/ha), sản lượng đạt khoảng 6,5 triệu tấn. Các địa phương cũng đã xuống giống được 258.000 ha lúa Hè Thu. Sau quyết định mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo của Thủ tướng Chính phủ, giá lúa có nhích lên. Tuy nhiên tình hình triển khai thu mua tạm trữ của các doanh nghiệp còn chậm. Về sản xuất công nghiệp, mặc dù chỉ số sản xuất công nghi