Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 7, 2013

Thư viện VideoClip.HGTV.Liên kết vùng ĐBSCL từ góc nhìn Hậu Giang

Phỏng vấn ông Trần Hữu Hiệp - Vụ trưởng vụ Kinh tế,  Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ 30/07/2013 (HGTV) Phóng viên Thời sự trao đổi với ông Trần Hữu Hiệp - Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ về chuyện liên kết của các tỉnh ĐBSCL. Trong sản xuất kinh doanh, việc liên kết là một yêu cầu tất yếu để nâng cao giá trị sản phẩm và mở rộng thị trường. Nói một cách khác liên kết là sự phân công lao động và chia sẻ lợi nhuận hợp lý từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ. Với thực trạng của lĩnh vực sản xuất nông nghiệp hiện nay, việc liên kết ở cấp vùng là một nhu cầu cấp bách nhất là từ khi Chính phủ đã có chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Xung quanh nội dung này phóng viên Thời sự có cuộc trao đổi với ông Trần Hữu Hiệp- Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ. Phóng viên: Để tạo tiền đề cho việc liên kết vùng thì Hậu Giang đã tiến hành quy hoạch 10 loại nông sản chủ lực là từ nay đến năm 2015. Vậy thì ông có thể đánh giá việc quy hoạch này có ý nghĩa như

Nhà nông cực nhọc, lợi nhuận lại thấp

Tuổi Trẻ Cuối Tuần, 23/07/2013 TTCT - Gặp gỡ ông Lê Văn Lam (62 tuổi, ấp Tuyết Hồng, xã Tân Phước, huyện Tân Hồng, Đồng Tháp) - người nông dân cách đây năm năm (tháng 5-2008) đã gửi thư đến Thủ tướng nói về những khó khăn và nguyện vọng của nông dân trong thời “bão giá”. Vụ hè thu 2013 lúa khó bán giá thấp kéo dài, nông dân đành chở lúa về nhà phơi trữ  Ông Lê Văn Lam - Ảnh: Tấn Đức Theo ông, hiện tại nông dân gặp khó nhất ở khâu nào? - Việc tiêu thụ sản phẩm. Thời gian qua giá nông sản hàng hóa lên xuống thất thường là do sản phẩm làm ra quá thừa hoặc thiếu. Những người làm quản lý, điều hành đã không bám sát thực tế. Lẽ ra ngành nông nghiệp phải tiến hành khảo sát thổ nhưỡng, địa hình, xác định đặc điểm của từng địa phương, từng vùng đất, nơi nào đất đai và điều kiện khí hậu thích hợp cho trồng lúa, nơi nào trồng cây màu, nơi nào phù hợp việc chăn nuôi gia súc gia cầm... rồi trên cơ sở đó lập quy hoạch vùng nuôi trồng. Có thể những việc này người ta

Khởi động MDEC - Vĩnh Long 2013. THVL

Khởi động MDEC – Vĩnh Long 2013 23-07-2013 Diễn đàn hợp tác kinh tế vùng ĐBSCL năm 2013 sẽ do tỉnh Vĩnh Long đăng cai tổ chức. Đây là một trong những sự kiện kinh tế – chính trị- xã hội  không chỉ mang tính cấp vùng, mà có ý nghĩa quan trọng trong việc quảng bá tiềm năng – lợi thế của các tỉnh trong khu vực với các bộ – ngành trung ương, các tỉnh – thành trong cả nước, tạo điều kiện thu hút đầu tư, thúc đẩy KT-XH trong vùng phát triển. Đến nay công tác chuẩn bị cho MDEC Vĩnh Long 2013 đã  khởi động với sự hỗ trợ tích cực từ các bộ- ngành trung ương,  ban chỉ đạo Tây Nam bộ, ban chỉ đạo diễn đàn và ban thư ký diễn đàn. Với chủ đề "ĐBSCL hướng đến nền kinh tế xanh” , diễn đàn hợp tác kinh tế ĐBSCL lần này nhằm khẳng định:  Việc hướng đến nền kinh tế xanh là giải pháp để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế gắn với bảo tồn môi trường, ngăn chặn sự mất mát về đa dạng sinh học và giảm thiểu việc sử dụng không bền vững v

BÁO CÁO SỐ 151/BC-BTP NGÀY 15 THÁNG 7 NĂM 2013 CỦA BỘ TƯ PHÁP VỀ TỔNG KẾT THI HÀNH BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2005

Posted on   25/07/2013   by Civillawinfor Bộ luật dân sự năm 2005 (sau đây gọi là BLDS) được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 1 năm 2006) là văn bản pháp luật quan trọng, điều chỉnh một lĩnh vực rộng lớn các quan hệ xã hội trong giao lưu dân sự. Bộ luật này cũng là nền tảng pháp lý cho hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (gọi chung là quan hệ dân sự). Qua thực tiễn thi hành, BLDS đã phát huy vai trò to lớn trong việc quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác; quyền, nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng; bảo đảm sự bình đẳng và an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự; góp phần đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng

Đọc Hồ Biểu Chánh

Quãng 10 năm nay, sách của nhà văn Hồ Biểu Chánh được tái bản nhiều; gần đây, một số tác phẩm văn học phản ánh đặc sắc xã hội Nam bộ đầu thế kỷ 20 của ông cũng được dựng phim. Vì sao trong thời buổi “số hóa” hôm nay, cái “cốt cách quê mùa” trong văn chương Hồ Biểu Chánh lại phục sinh trong lòng người mạnh như vậy? Có thể tìm được câu trả lời qua cuốn Hồ Biểu Chánh - người mở đường cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại của nhiều tác giả, do NXB Văn Nghệ ấn hành từ tháng 3.2006, mà nay không còn thấy trong nhiều nhà sách. Trước hết, xin đọc đoạn văn cụ Hồ Biểu Chánh miêu tả cảnh chợ đêm ở Sài Gòn năm 1937 mà tập sách này trích in ở bìa 4 như một điển hình về văn phong của cụ: “Tại các cửa lớn, người ta tụ lại chật nức, trai chải dầu láng mướt, gái thoa môi đỏ lòm, già ngậm thuốc điếu phì phà khói bay tưng bừng, mẹ dắt tay bầy con, đứa chạy trước nghinh ngang, đứa theo sau núc ních, kêu nhau inh ỏi, tốp chen lấn mua giầy, tốp ùng ùng vô cửa, người mặc y phục đàng hoàng, chung

Xưng hô tại toà như thế nào cho đúng?

Báo Pháp Luật TPHCM   Trong các phiên tòa, việc xưng hô giữa những người tiến hành tố tụng với người tham gia tố tụng muôn hình vạn trạng: Bị cáo khi thì xưng con, lúc xưng tôi. Có bị cáo luôn miệng “thưa quan tòa”. Những người tham gia tố tụng khác thì có người thưa quý tòa, có người thưa hội đồng xét xử. Đối với đại diện viện kiểm sát tham gia phiên tòa cũng được gọi rất khác nhau: Người thì gọi là quý viện, người thưa công tố viên, người lại gọi là kiểm sát viên… Cũng có lúc luật sư hỏi người tham gia tố tụng và yêu cầu trả lời cho hội đồng xét xử thì bị chủ tọa nhắc vì luật sư không phải hội đồng xét xử, thế là gây ra tranh cãi. Có luật sư vốn là cán bộ tố tụng, khi tranh luận, theo thói quen lại “thưa các đồng chí” với hội đồng xét xử. Về phía những người tiến hành tố tụng như thẩm phán, hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên thường gọi bị cáo là ông, bà, anh, chị thậm chí là em, là cháu. Bản cáo trạng và bản án khi đọc tại phiên tòa còn dùng nhiều từ không đúng quy định c
Sự khác biệt Việt - Tây - Mỹ So sánh với Tây phương nói chung Người Tây: - Ăn chậm, đi lẹ, hôn công khai, tè lén.  Người Việt: - Ăn lẹ, đi chậm, hôn lén, tè công khai! Người Tây: - Họp bàn thì tranh luận. Họp xong thì thống nhất ý kiến, triển khai thì nhất trí.  Người Việt: - Họp bàn thì nhất trí. Họp xong mới bắt đầu tranh luận, lúc triển khai thì mỗi người mỗi ý ! Tây Phương : Tỉ lệ bầu bán được trên 50% phiếu bầu là thành công. VN: cần từ 80% mới là đẹp, có khi còn đạt 99,99%. Tây: Thất nghiệp nhiều (chắc vì họ có trợ cấp thất nghiệp). VN: Không có thất nghiệp (Vì người thất nghiệp không được trợ cấp để sống?). So sánh giữa VN và Mỹ Ở Việt Nam: Người nghèo ăn rau, người giàu ăn thịt. Ở Mỹ : Ngược lại. Ở Việt Nam: Người nghèo ở trên núi, vùng xa thành phố. Ở Mỹ : Ngược lại. Ở Việt Nam: Người nghèo đeo nữ trang giả. người giàu đeo đồ thiệt. Ở Mỹ : Ngược lại. Ở Việt Nam: (Phi châu, cùng các nước Á châu khác) nhiều người chết vì thiếu ăn. Ở Mỹ : Nhiều n

Mùa không trăng sao

Thứ Bảy, 20/07/2013 23:27 Hôm đi dự hội chợ nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long, tình cờ trông thấy mô hình mấy cây rơm trong hội chợ, anh bỗng thấy lòng xốn xang. Cái ngày xưa ấy đã qua lâu rồi mà sao anh vẫn nhớ đến quay quắt trong lòng. Nhớ những buổi tối mùa hè, khi ngôi sao hôm bắt đầu nhú lên ở chân trời, anh lại thấy lòng nôn nao vì biết có người đang đợi mình ở gốc rơm sau hè. Mỗi năm chỉ có 3 tháng. Mỗi tháng chỉ có mấy ngày con trăng hoàn toàn bị che khuất. Đó là những ngày thầm kín nhất của đôi ta... Đối với anh, những mùa hè khi còn thơ bé ở quê nhà là hạnh phúc nhất. Khi ấy, anh chẳng phải lo toan, chẳng phải học hành, chẳng phải thức khuya dậy sớm. Khi ấy anh chỉ có những thú vui bình dị mà bây giờ rất nhiều đứa trẻ không có được: thả diều, nơm cá, bẫy chim, mót khoai...   Những năm tháng tuổi thơ của anh còn lấp lánh niềm vui bởi bên anh có cô bé con bác Tư ở cạnh nhà. Cô bé ấy học hết lớp 9 trường làng thì ở nhà phụ mẹ làm ruộng hoặc theo ba đi buôn những kh

Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tổ chức góp ý Đề cương tổng kết giữa nhiệm kỳ Đại hội phục vụ Hội nghị TW8

Click vào để xem chương trình Thời sự của VTV1 Ảnh: hiepcantho

LÊ KIỀU NHƯ (TÁC GIẢ TIỂU THUYẾT SỢI XÍCH) KIỆN APPLE

Vài lời: Báo TT & VH đăng vậy, thì đọc vậy và lưu vào mục Case Study để làm điển cứu giảng dạy, nhưng vẫn phải tiếp tục theo dõi. Không biết đây có phải là "chiêu" PR nhằm hâm nóng sự chú ý của dư luận đối với "Sợi xích" vốn gây ồn ào một lúc, mấy năm qua nguội lạnh quá.   VĂN BẢY   thực hiện Lê Kiều Như Lê Kiều Như cho biết việc Apple công khai rao bán tác phẩm Sợi xích trên App Store với giá 29,99 USD từ năm 2010 là vi phạm quyền tác giả. Từ ngày 8/7/2013, Lê Kiều Như ủy thác cho luật sư Nguyễn Thành Công (Công ty Đông Phương Luật) đảm trách vụ kiện với con số đòi bồi thường lên đến 100 ngàn USD. Báo TT&VH có cuộc trò chuyện với luật sư Công (người đảm trách vụ việc Lê Kiều Như kiện Apple) về số tiền và vụ kiện. Về vụ kiện này, luật sư Nguyễn Thành Công cho biết đã gởi đơn thẳng đến tòa án nơi Apple đặt trụ sở (California, Mỹ), vì nó phù hợp với các điều ước song phương và đa phương mà Việt Nam và Mỹ đã ký kết. Cũng theo luật sư này, Apple đ

Kho chứa lương thực ĐBSCL: tăng thêm 1 triệu tấn

SGTT.VN - Theo bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, đến cuối năm nay, tổng năng lực kho chứa lương thực tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sẽ đạt gần 6,4 triệu tấn, tăng 1 triệu tấn so với cuối năm 2012, trong đó kho chứa gạo chiếm gần 4,8 triệu tấn. Theo ông Trương Thanh Phong, chủ tịch hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), sẽ không cần thiết phải xây thêm kho chứa lương thực khi năng lực dự trữ đã đạt tới mức này. Cũng theo ông Phong, trong tổ chức sản xuất ở vùng ĐBSCL, cần hạn chế sản xuất lúa vụ hè thu, đặc biệt đối với những vùng có thời vụ thu hoạch trùng với những đợt mưa dầm khiến tỷ lệ lúa bị thất thoát cao, lại còn làm giảm chất lượng lúa hàng hoá. Đối với vụ thu đông (lúa vụ 3), cần phải duy trì sản xuất lúa đối với những vùng đảm bảo an toàn trong mùa nước nổi. NGỌC TÙNG (SGTT)

Liên kết vùng để thoát tư duy nhỏ lẻ

 05:05 PM, 17/07/2013 (Chinhphu.vn) - Lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương và 13 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã thống nhất nhiều nội dung nhằm hình thành bộ quy chế liên kết vùng. Xây dựng quy chế liên kết vùng ĐBSCL Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh yêu cầu nâng tầm liên kết vùng ĐBSCL để phát huy mạnh mẽ những tiềm năng hiện có. Ảnh: VGP/Xuân Tuyến Tại hội nghị thảo luận về cơ chế liên kết vùng ĐBSCL, ngày 17/7, lãnh đạo một số địa phương như An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang… cho rằng liên kết vùng ĐBSCL chính là  chìa khóa để thoát khỏi tư duy nhỏ lẻ, manh mún, là cú hích để đánh thức du lịch vùng ĐBSCL vốn đang được ví như “nàng công chúa ngủ trong rừng”.  Nguyên tắc được các tỉnh ĐBSCL thống nhất cao trong cơ chế liên kết vùng là lợi ích của từng địa phương phải đặt sau lợi ích toàn vùng. Đối với những lĩnh vực liên kết không bắt buộc (liên kết tự nguyện) thì dựa trên cơ sở các bên tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi để cùng phát huy lợi thế, hướng đến tối

Số liệu kinh tế Việt Nam: Ông nói gà, bà nói vịt

Số liệu ở VN vênh nhau là chuyện thường vì mỗi cơ quan có cách tính khác nhau; bản thân từng cơ quan cũng có nhiều mức số liệu khác nhau để sử dụng theo từng mục đích, hơn nữa cùng 1 vấn đề, nhưng còn có số sơ bộ, số ước tính, số cuối cùng... Người sử dụng số liệu thống kế nên hiểu chuyện này để dùng cho đúng. Tôi có bài giải thích chi tiết vấn đề này để Bộ trưởng trả lời chất vấn của ĐBQH, tiếc là không còn  bản lưu, nhưng tôi nhớ là trang www.na.gov.vn có công bố trong mục danh sách trả lời bằng thư của Bộ trưởng đối với các câu hỏi chất vấn của ĐBQH trước mỗi kỳ họp QH. Số liệu thống kê về kinh tế Việt Nam: Ông nói gà, bà nói vịt Thực tế đang có tình trạng số liệu thống kê vênh nhau giữa các cơ quan, giữa trong nước và quốc tế, giữa số liệu và thực tế... dẫn đến   bức tranh kinh tế   bị méo mó. Cần thiết phải có hệ thống thống kê chính xác vì nó giúp mọi người vẽ ra được một bức tranh thật của nền kinh tế Tiến sĩ  Lê Đăng Doanh Ông nói gà, bà nói vịt Th