Trần Hữu
Hiệp
Bài trên Báo Lao Động, số thứ ba ngày 9-7-2013
Theo quy định, các loại Quỹ bảo vệ môi trường, bảo trì đường bộ đã được thành lập để hỗ trợ cho công tác bảo vệ môi trường, bảo dưỡng, duy tu và phát triển các công trình đường bộ. Tương tự, xăng dầu là mặt hàng chiến lược, được khẳng định đang vận hành theo cơ chế thị trường, nhưng vẫn cần phải “hỗ trợ” tài chính từ Quỹ bình ổn giá xăng dầu. Các loại quỹ đó hình hình từ nhiều nguồn tài chính khác nhau: ngân sách, doanh nghiệp đóng góp, kể cả từng người dân phải nộp. Cái lý hình thành các loại Quỹ này cũng phải thôi, người có sử dụng, được hưởng lợi thì phải có nghĩa vụ “trả tiền” để đầu tư cho việc hưởng lợi tốt hơn.
Theo quy định, các loại Quỹ bảo vệ môi trường, bảo trì đường bộ đã được thành lập để hỗ trợ cho công tác bảo vệ môi trường, bảo dưỡng, duy tu và phát triển các công trình đường bộ. Tương tự, xăng dầu là mặt hàng chiến lược, được khẳng định đang vận hành theo cơ chế thị trường, nhưng vẫn cần phải “hỗ trợ” tài chính từ Quỹ bình ổn giá xăng dầu. Các loại quỹ đó hình hình từ nhiều nguồn tài chính khác nhau: ngân sách, doanh nghiệp đóng góp, kể cả từng người dân phải nộp. Cái lý hình thành các loại Quỹ này cũng phải thôi, người có sử dụng, được hưởng lợi thì phải có nghĩa vụ “trả tiền” để đầu tư cho việc hưởng lợi tốt hơn.
Festival lúa gạo Việt Nam lần thứ II - Sóc Trăng năm 2011 với nhiều hoạt động vinh danh cây lúa và người trồng lúa, nhưng đầu ra lúa gạo vẫn bấp bênh, trồng lúa khó kiếm lãi |
Ai mà
không cần môi trường trong lành, không đi lại bằng đường bộ? Cũng như, là người
Việt Nam, ai mà không ăn cơm? So với xăng dầu, lúa gạo cũng là mặt hàng chiến
lược của nước ta, có vai trò đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và góp phần
đảm bảo an ninh lương thực thế giới. Nông dân trồng lúa phải gồng mình vượt qua
khó khăn vì giá lúa gạo xuống thấp, trồng lúa lỗ lã. Vậy thì hà cớ gì mà môi
trường, đường bộ và xăng dầu được Quỹ hỗ trợ, còn lúa gạo thì không? Việc thành
lập Quỹ bình ổn giá lúa gạo không chỉ cần thiết mà còn cấp bách trong tình hình
hiện nay.
Quỹ không
chỉ hình hành bằng nguồn ngân sách mà các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, kinh
doanh vật tư nông nghiệp liên quan trực tiếp cũng phải có nghĩa vụ đóng góp.
Trong thực tế mấy năm gần đây, Chính phủ vẫn phải sử dụng hàng trăm tỉ đồng mỗi
năm để hộ trợ lãi suất 0% cho doanh nghiệp mua tạm trữ, nhưng doanh nghiệp cứ
mua theo giá trị trường, nông dân không được hưởng lợi. Một số địa phương nỗ
lực hỗ trợ nông dân bằng nguồn ngân sách hạn hẹp, nhưng cách làm không căn cơ. Việc
vận hành Quỹ bình ổn giá lúa gạo không chỉ khắc phục được những điểm yếu cốt tử
của chính sách mua lúa tạm trữ hiện nay, mà còn thực thi việc hỗ trợ nông dân
một cách căn cơ, chủ động, từ đầu vào sản xuất (phân bón, vật tư nông nghiệp),
canh tác, đến tiêu thụ lúa gạo. Tất nhiên, nguồn kinh phí có hạn, cần được tính
toán hợp lí, nhất là những ưu tiên cho người trồng lúa theo qui hoạch, theo hợp
đồng.
Tại hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất,
tiêu thụ lúa, gạo và thủy sản cho vùng ĐBSCL vừa qua tại Cần Thơ, từ đề xuất của các địa
phương, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ
đã gợi nghiên cứu lập Quỹ hỗ trợ sản xuất, bảo đảm lợi nhuận cho nông dân khi
giá thấp và bình ổn giá khi giá phân bón, thuốc trừ sâu tăng cao. Ý tưởng này cần
được hiện thực hoá sớm là cách để chăm lo cho nông dân thiết thực hơn.
Nhận xét
Đăng nhận xét