Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 3, 2015

Cánh diều tuổi thơ!

Trần Hiệp Thủy (Dân Vi ệ t)  • 10:00 - 29 tháng 3, 2015 Mùa khô, sau những trưa ngập nắng là những chiều lộng gió là lúc được thỏa cái thú thả diều. Ngày nay, mình chỉ cần bỏ ra vài chục ngàn đồng là mua được con diều làm sẵn, đủ kiểu dáng, màu sắc, tha hồ chọn lựa. Nhưng hồi xưa, làm gì có diều bán sẵn như bây giờ, nên người ta phải tự làm. Đó cũng là cái thú riêng khi tự tay làm ra con diều mình thích. Con nít xứ quê xưa thiếu thốn nhiều thứ, nhưng thừa nắng gió. Đồng trống mênh mông, sau mùa cắt lúa, đất khô, tha hồ thả diều thi.                     Cánh diều từ xưa đến nay đã nâng đỡ ước mơ của biết bao cô bé, cậu bé quê.  Có 3 bộ phận quan trọng của một con diều mà bất kỳ nhà “thiết kế và thi công” bình dân nào cũng phải có kỹ năng. Đó là làm khung diều, đuôi diều và dây lèo. Khung thì làm bằng thanh tre, thanh trúc trong vườn nhà, vừa chắc, nhưng không quá nặng để lên cao. Thân và đuôi diều dán bằng giấy kiếng, giấy tráng kẽm gói mâm lễ đám cưới, đám nói hoặc giấy

Cư dân mạng "dậy sóng" vì quán bún bò gân

Báo Tuổi Trẻ, ngày 27/03/2015 TTO - Gần đây, cư dân mạng xã hội chia sẻ hàng loạt hình ảnh nội quy hài hước của một quán bún bò gân, sau đó họ “dậy sóng” khi biết các bảng này bị tịch thu. Trong quán chỉ còn sót lại một bảng decal nhỏ - Ảnh: Đại Việt Đó là quán bùn bò gân của anh Nguyễn Hoàng Anh Dũng (48 tuổi) ở vỉa hè chung cư Tôn Thất Thuyết, P.1, Q.4, TP.HCM. Những nội quy hài hước đã làm nên "tên tuổi" quán ăn vỉa hè của anh Dũng như: không nhiều chuyện, không lên mạng nói xấu chủ quán; không phải là bún bò Huế, nếu ăn thấy dở ẹc thì ráng chịu không được chê, ăn không vô cũng phải trả đủ tiền hay quý khách ăn thiếu xin vui lòng thế chấp giấy tờ nhà, giấy hôn thú…. Tuy nhiên, khi tên tuổi quán ăn đang nổi như cồn vì tốc độ chia sẻ chóng mặt của giới trẻ thì đêm 26-3, theo anh Dũng, cơ quan chức năng địa phương đã đến quán ăn của anh Dũng gỡ những nội quy treo trong quán. Ngay sau khi tiếp nhận thông tin này từ mạng xã hội và hình ảnh trên YouTube,

Thiếu chiến lược xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam

Báo Hải Quan, ngày thứ Ba, 24/03/2015 06:25 GMT+7 (HQ Online)- Phóng viên Báo Hải quan có cuộc trao đổi với Thạc sĩ Trần Hữu Hiệp– Vụ trưởng Vụ Kinh tế Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ về chiến lược nào để xây dựng thương hiệu nông sản, đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới. Ông đánh giá như thế nào về thực trạng xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam hiện nay? Luật Thương mại và Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành chỉ định nghĩa về “nhãn hiệu” và “hoạt động thương mại”, không nêu rõ khái niệm “thương hiệu” là gì. Quyết định số 253/2003/QĐ-TTg ngày 25-11-2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia” cũng chỉ định ra một chương trình xúc tiến thương mại quốc gia dài hạn, nhằm xây dựng, quảng bá nhãn hiệu sản phẩm (hàng hóa và dịch vụ), tên thương mại, chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ hàng hóa, được mang biểu trưng của thương hiệu quốc gia trên thị trường trong và ngoài nước. Thời gian qua, chúng ta quen tiếp

Nhớ sương sáo miền Tây

Tr ầ n Hi ệ p Th ủ y   Báo Nông thôn Ngày nay (Dân Vi ệ t điện tử ) , ngày 19 tháng 3 năm 2015 Mấy mươi năm xa quê lên thành phố, giữa ồn ào phố chợ, ký ức tuổi thơ tôi vẫn còn nghe vẳng xa tiếng rao trưa “ai sương sáo hơ …” Dòng sông quê tôi con nước lớn, nước ròng mỗi bữa. Miệt Thới Thạnh, Ô Môn – vùng quê đặc trưng sông nước, miệt vườn, xứ ruộng miền Tây. Đường quê, nơi tôi hàng ngày đi học ngoài chợ huyện rợp bóng mát cây xanh, cắt khúc bởi những dòng sông, con kinh, con rạch nhỏ, được nối nhịp bằng những cây cầu dừa, cầu khỉ lắc lẻo bắc qua. Đó là không gian nô đùa, lặn hụp của bọn trẻ con xứ tôi những buổi trưa hè; cũng là “thị phần truyền thống” của những người bán sương sáo dạo quê tôi. Nơi đó, hàng ngày chiếc ghe tam bản bán sương sáo của bà Sáu Sa đi qua, ghé lại bến sông hay tấp vô cột cầu khỉ làm bằng mấy cây dừa gãy đọt để bán những chén sương sáo mát ngọt như đường phèn cho những đứa trẻ nhà quê chúng tôi.   Sương sáo là thạch đen, một loài thực vật thuộc

Hồi sức cho doanh nghiệp: Gỡ “nút thắt” về vốn

Báo Tin Tức, ngày 10 -3-2014 Tính riêng trong năm 2013 đã có tới 65% doanh nghiệp khu vực đồng bằng sông Cửu Long giảm doanh thu, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, lượng đơn đặt hàng ít, hàng tồn kho tăng cao… Giải pháp căn bản trước mắt là cần gỡ “nút thắt” về vốn cho doanh nghiệp để kinh tế đồng bằng sông Cửu Long có thể phục hồi. Vốn có nhưng khó vay Ông Võ Hùng Dũng - Giám đốc phòng thương mại Công nghiệp Việt Nam tại (VCCI) Cần Thơ cho biết, năm 2013, mặt bằng lãi suất cho vay đã hạ, nhưng doanh nghiệp vẫn rất khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn. Do vậy nhiều doanh nghiệp không thể mở rộng đầu tư, thị trường và giải quyết hàng tồn kho. Số liệu của ngành ngân hàng cho thấy chỉ khoảng 27% số doanh nghiệp đang hoạt động, tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng. Ông Nguyễn Văn Diệp, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long lý giải: khủng hoảng kinh tế kéo dài, lạm phát tăng cao khiến thị trường tiêu thụ sản phẩm khó khăn, quy mô hoạt động doanh nghiệp thu hẹp. Nguồn vốn của doanh ng

Hướng đến thương hiệu lúa gạo Việt Nam

Vì sao nông dân ngóc đầu không nổi?: Luẩn quẩn “cây - con”, “trồng - chặt”

Báo Người Lao Động, ngày 17/03/2015 21:23 Người dân cứ trồng, cứ nuôi rồi không biết bán cho ai. Thế là chặt, bỏ và sau đó lại trồng, lại nuôi khi thấy được giá. Ít ai thoát được vòng luẩn quẩn ấy Thiếu chiến lược Việt Nam luôn tự hào vì có nền nông nghiệp lâu đời với những nông dân sản xuất giỏi. Bằng chứng là sản lượng cây trồng, vật nuôi không ngừng được tăng cao theo kiểu “năm sau luôn tăng cao hơn năm trước”. Thế nhưng, có một thực tế là chẳng nước nào dám học hỏi kinh nghiệm của nông dân nước mình vì sản phẩm làm ra nhiều nhưng lại rất khó tiêu thụ. Trong khi đó, nhiều nông dân dám mạnh dạn đầu tư vào cây - con mới và được thị trường ưa chuộng với giá cao gấp nhiều lần nhưng không được ngân hàng hỗ trợ vốn vì sợ rủi ro. Vấn đề ở đây là ngành nông nghiệp chưa có chiến lược sản xuất và tiêu thụ nông sản đối với mặt hàng chủ lực của quốc gia. Vì thế mà nông dân cứ nuôi, cứ trồng mà không biết bán cho ai, giá cả như thế nào và sản lượng bao nhiêu cho vừa. Trong khi đó, các