Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 7, 2012

“Chiếc áo pháp lý” nào cho đảo ngọc Phú Quốc?

Bài trên báo LAO ĐỘNG ngày 31-7-2012 Trần Hiệp Thủy Từ năm 2004, Thủ tướng đã ký Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg phê duyệt đề án quy hoạch tổng thể đảo Phú Quốc; năm 2010 ban hành Quyết định số 633/2010/QĐ-TTg điều chỉnh quy hoạch chung đảo Phú Quốc đến năm 2030 và hàng loạt văn bản khác đã hình thành các cơ chế chính sách đặc thù cho huyện đảo này. Để thực thi, nhiều chuyên gia tư vấn quốc tế đã được mời lập quy hoạch, hàng ngàn tỉ đồng đã được ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng tạo ra diện mạo mới hấp dẫn hơn của đảo ngọc. Có người cho rằng, khó có cơ chế, chính sách nào tốt hơn nữa. Nhưng thực sự có phải vậy? Thực tế cho thấy, các qui định pháp luật thiếu đồng bộ, văn bản này “đá” văn bản nọ. “Cái cần thì chưa có, cái có cũng như không, cái trông mong chưa được cụ thể hóa” nên một số “cơ chế, chính sách đặc thù” chưa đi vào cuộc sống. Có 3 việc cần quan tâm rà soát và đề xuất mới cho phù hợp. Một là, qui định mới được ban hành, nhưng chưa được thực thi. Theo BQL đầu t

Những mái tóc lạ kỳ ở Giồng Trôm

Thứ ba 31/07/2012 11:45 Tại huyện Giồng Trôm (tỉnh Bến Tre), quê hương của Nữ tướng Nguyễn Thị Định, nơi xuất phát “Đội quân tóc dài” lừng danh trong chiến tranh chống Mỹ, đang có một chuyện lạ là nhiều người phụ nữ có mái tóc dài khác thường. Hai cụ tóc dài luôn ôm mái tóc quanh người. Ảnh: N.TR Trùng tên với cô Ba Định   Theo thống kê chưa đầy đủ, huyện Giồng Trôm hiện có khoảng 10 phụ nữ có mái tóc dài khác thường. Người có mái tóc dài nhất tên là Nguyễn Thị Định (76 tuổi), trùng tên với Nữ tướng Nguyễn Thị Định. Bà Định đang ở trong chùa Huệ Phước, ấp 4, xã Bình Thành, có mái tóc dài 5,3 mét. Bà Định cho biết, lúc mới 19 tuổi bà đã phát hiện mái tóc của mình dài ra bất thường. Mỗi khi gội đầu hay cắt tỉa bớt tóc, bà đều bị bệnh nặng. Do đó, càng ngày mái tóc bà càng dài ra. Mái tóc không bình thường như bao phụ nữ tóc dài của xứ dừa Bến Tre, sợi tóc có màu ngà và xoắn cuộn lại với nhau giống như bó rơm người nông dân kết lại để đốt đồng. Từ khi mái tóc biến dạng bà

Đầu tư hạ tầng giao thông ĐBSCL: Giải bài toán kinh phí như thế nào?

Bài trên báo LAO ĐỘNG ngày 26-7-2012 Hữu Hiệp Hạ tầng giao thông là 1 trong 3 khâu đột phá của vùng ĐBSCL, thời gian qua luôn được quan tâm đầu tư “đi trước một bước”. Nhu cầu đầu tư lớn Sân bay quốc tế Phú Quốc đang gấp rút thi công để khánh thành cuối năm 2012 Hệ thống giao thông huyết mạch, nhiều cầu vượt sông lớn giảm ách tắc giao thông liên vùng, liên tỉnh; nhiều công trình trọng điểm của vùng đã được hoàn thành, đưa vào sử dụng như: Dự án nâng cấp, mở rộng QL1 từ TPHCM - Năm Căn, đường cao tốc TPHCM - Trung Lương, tuyến Nam Sông Hậu, Quản Lộ - Phụng Hiệp, đường nối Cần Thơ - Vị Thanh, QL 61, 91B và nhiều tuyến quốc lộ; cầu Mỹ Thuận, cầu Cần Thơ, cầu Rạch Miễu, cầu Đầm Cùng... Một số công trình được triển khai sớm hơn so với kế hoạch đề ra như cầu Cổ Chiên, cầu Hàm Luông đã phát huy tác dụng. Các công trình quan trọng như đường Hồ Chí Minh giai đoạn II, đường hành lang ven biển phía Tây Nam cũng được khởi công. Về hàng không, đã hoàn thành xây dựng sân bay quốc tế C

Cơ chế đặc thù cho vùng sản xuất đặc thù

SGGP, Thứ tư, 25/07/2012, 01:40 (GMT+7) Ai cũng biết, ĐBSCL là vựa lúa, cá tôm, trái cây của cả nước. Mức đóng góp từ các sản phẩm chủ lực này cho nền kinh tế rất lớn (chiếm gần 20% GDP quốc gia). Những năm vừa qua, khi kinh tế nước ta gặp khó khăn, chính nông sản là nguồn quan trọng, góp phần vào ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Thế nhưng, một điều ít ai biết là đến thời điểm này, cây lúa, con tôm, con cá, trái bưởi, trái xoài… vẫn chưa có một “chiếc áo” chính sách vừa vặn để phát triển. Thời gian qua, nhất là từ cuối năm 2011 đến nay, các mặt hàng nông thủy sản trọng điểm tại ĐBSCL đều có những biến động thất thường về đầu ra, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu, tác động lớn đến đời sống kinh tế đất nước. Nông dân gặp không ít khó khăn, doanh nghiệp lao đao và chính quyền các địa phương trăn trở tìm giải pháp. Chính “sản xuất theo phong trào”, “mạnh ai nấy làm”, đầu tư trùng lắp, dàn trải, nhỏ lẻ, chậm phát huy hiệu quả đã dẫn đến thế mạnh các sản phẩm chủ lực của

Đầu vào lên, đầu ra xuống...

Bài trên BÁO LAO ĐỘNG ngày 24-7-2012 Trần Hiệp Thủy Nông sản ĐBSCL Tuần qua, giá lúa gạo, cá tra có nhích lên, song nhìn chung từ đầu năm đến nay, nông dân (ND) ĐBSCL vẫn tiếp tục chịu cảnh “trúng mùa, mất giá”. “Đầu vào”: Vật tư, phân bón, nhiên liệu, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi thủy sản; kể cả nhân công, dịch vụ nông nghiệp đều tăng giá. Trong khi “đầu ra” nông sản (lúa, mía, trái cây, cá tra) ứ đọng, giá xuống thấp, tiêu thụ khó khăn. ND chịu chung nỗi khổ: “Đầu vào lên, đầu ra xuống”. Bị “đòn đau” nhất là dân nuôi thủy sản. Trong khi giá nguyên liệu “đầu vào” ước tăng khoảng 40% so năm trước, thì “đầu ra” con cá tra có lúc rớt xuống đáy ở mức 18.000đ/kg, nông dân “tính rợ” cũng gánh lỗ mỗi ký cá 5.000 - 7.000 đồng. Con tôm cũng chịu chung số phận, dịch bệnh gây thiệt hại, toàn vùng có hơn 37.200ha tôm nuôi chết, chiếm 98% diện tích tôm bị thiệt hại cả nước.     Hình ảnh ví von chỉ thực trạng sản xuất nông nghiệp của ND miền Tây như “Cây đòn gánh” rất đáng suy ngẫm.

Chính quyền đô thị của đồng bằng

Bài trên BÁO LAO ĐỘNG ngày 19-7-2012 Hữu Hiệp Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa giao 8 tỉnh, thành phố báo cáo chuyên đề nghiên cứu đề xuất mô hình tổ chức chính quyền đô thị (CQĐT), trình BCĐ Trung ương chậm nhất vào ngày 30.7.2012. Cần Thơ là địa phương duy nhất của ĐBSCL được chọn báo cáo và thực hiện thí điểm theo kế hoạch. Một góc Cần Thơ Thực tiễn tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương (CQĐP) đặt ra yêu cầu phải làm rõ sự khác biệt giữa đô thị và nông thôn. Cần Thơ tuy là 1 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương, đảm nhận vai trò “trung tâm vùng”, nhưng về cơ bản “không có gì khác” so với CQĐP cấp tỉnh. Từ năm 2006, Hội thảo "Xây dựng CQĐT TPHCM - Một yêu cầu cấp thiết của cuộc sống" đã đặt vấn đề xây dựng đề án thí điểm tổ chức CQĐT. Đến năm 2011, đề án "CQĐT Đà Nẵng” cũng được hoàn tất. Tuy nhiên, xây dựng CQĐT là vấn đề khó, phức tạp và nhạy cảm, gắn với tổ chức của bộ máy nhà nước và các thiết chế trong hệ thống chính trị. Khó khăn đ

Xây cảng trung chuyển than cho đồng bằng sông Cửu Long ở đâu?

Bài trên BÁO LAO ĐỘNG ngày 17-7-2012 Hữu Hiệp Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa yêu cầu Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) khẩn trương chỉ đạo đơn vị tư vấn hoàn thành lựa chọn địa điểm Dự án cảng trung chuyển than khu vực ĐBSCL trong tháng 8-2012 (trước đó yêu cầu hoàn thành trong tháng 4-2012), gửi Bộ Công Thương thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 9/2012. Đây là lần thứ 2 trong vòng 3 tháng qua, lãnh đạo Chính phủ hối thúc TKV thực hiện nhiệm vụ cấp bách này. Theo Quy hoạch điện VII, trong 20 - 30 năm tới, Việt Nam sẽ xây dựng mới nhiều nhà máy nhiệt điện sử dụng than trong nước và nhập khẩu. Tại ĐBSCL, các nhà máy nhiệt điện lớn sử dụng nhiên liệu than đã được qui hoạch, chuẩn bị đầu tư và khởi công xây dựng như Trung tâm điện lực Duyên Hải (Trà Vinh), Long Phú (Sóc Trăng), Sông Hậu (Hậu Giang), ... để đi vào hoạt động từ năm 2015 trở đi. Theo Bộ Công Thương, đến thời điểm này, nước ta sẽ phải nhập khẩu khoảng 46-77 triệu tấn than/năm và đế

Sùng Hưng cổ tự - Ngôi chùa lâu đời nhất trên đảo Phú Quốc

Vài lời: Lần đầu tiên đến Phú Quốc vào mùa hè năm 2004, đến nay đã 5 lần ra đảo, đủ các phương tiện: máy bay, tàu cánh ngầm và tàu chợ để có thể ngắm đảo ngọc qua nhiều góc nhìn. Phú Quốc vẫn đẹp và đầy hấp dẫn với biển trời bao la, màu xanh ngút ngàn của rừng và nhiều loại đặc sản ... Lần này, dừng lại một góc Sùng Hưng cổ tự - Ngôi chùa được xếp loại cổ nhất trên đảo này. Sùng Hưng cổ tự nằm trên đường Trần Hưng Đạo (đối diện với trung tâm Viễn Thông, gần chợ đêm Dinh Cậu Phú Quốc). Khuôn viên chùa khá rộng, gồm các công trình kiến trúc, nhà thờ tổ, tòa chính điện… Các công trình Phật sự trong chùa được làm với mái lợp ngói âm dương và tường gạch từ năm 1924. Sùng Hưng cổ tự được xây dựng theo phong cách dân gian “trước miếu, sau chùa”. Ngay chính diện là khoảng sân rộng và vườn tỳ ni với sự góp mặt của nhiều loại cây cảnh cùng những pho tượng đắp nổi theo phong cách kiến trúc quen thuộc của Phật giáo. Trong sân chùa có tượng Quan Âm Nam Hải, kế sau là cột cờ. Bên trái nền v

Đêm Gành Hào nhớ điệu Hoài lang

Nguyễn Đình Hòe “Dưới trăng dòng sông trôi rất dịu dàng, như dải lụa vàng xuôi về phương đông”. Không chỉ là một dòng sông năng động trong hoạt động kinh tế xã hội, Gành Hào còn là tâm hồn của người dân vùng cực Nam Tổ quốc. Nguyễn Đình Hòe - VACNE Một khúc Gành Hào 1.Gành Hào là một dòng sông chảy qua hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu nhờ hội lưu từ các kênh Phụng Hiệp Cần Thơ, kênh xáng Cà Mau-Bạc Liêu và sông Giống Kè. Tại thành phố Cà Mau, sông sâu chừng 4m-5m, rộng chừng 100m. đến cửa Gành Hào sông rộng chừng 300m và sâu khoảng 19m. Trên toàn bộ chiều dài 55kmGành Hào là một thủy lộ năng động trong hoạt động kinh tế vùng đất cực Nam Tổ quốc, với chợ nổi, với ghe thuyền ngược xuôi, với những xóm làng trù phú hai bên sông, với cá tôm, với gạo, với trái cây,… 2. Về đêm, khi hoạt động kinh tế dần lắng dịu, Gành Hào lại như rõ nét hơn, lắng đọng sâu sắc hơn của văn hóa sông nước miền Tây. Dưới trăng, dòng sông như dải lụa vàng, trăng nghiêng xuống vạt rừng tràm, có ai đó cất lên câu “Dạ c

Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm

NNVN   - Thứ Sáu, 06/07/2012, 9:37 (GMT+7) Ông Huỳnh Thế Năng An Giang là tỉnh có sản lượng lúa gần 3,9 triệu tấn/năm, đứng thứ nhì sau Kiên Giang và luôn có những sáng kiến mới lạ trong sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL, như: liên kết 4 nhà, cánh đồng mẫu lớn, làm giao thông nông thôn, và gần đây nhất là những khác biệt trong bộ tiêu chí xây dựng NTM.  Ông Huỳnh Thế Năng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh An Giang trả lời phỏng vấn  NNVN  về những vấn đề nêu trên. Xin ông cho biết xuất phát từ đâu An Giang luôn đưa ra được những sáng kiến hay và áp dụng khá thành công như việc liên kết 4 nhà hiện nay? Tôi nói câu này, bạn đừng cười, vì câu trả lời rất đơn giản và có vẻ nghe rất quen thuộc nữa, đó là xuất phát từ tấm lòng đối với nông dân, nông thôn, cùng sự kiên trì và tinh thần “dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm”, hay có thể nói, đó là dám chấp nhận rủi ro của nhiều thế hệ lãnh đạo tỉnh từ trước đổi mới đến nay; và xuất phát từ những trằn trọc về trách nhiệm và mang

Xây dựng tiêu chí mới cho các khu kinh tế ven biển

10:03 | 06/07/2012 Kinh tế biển được xem là "trục chính" trong định hướng của Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và là một trong những giải pháp cốt lõi để đưa nước ta trở thành một quốc gia giàu mạnh từ biển. Tuy nhiên, để mục tiêu trên trở thành hiện thực, trước tiên Việt Nam cần quy hoạch lại các khu kinh tế (KKT) ven biển với những tiêu chí phù hợp hơn, nhằm tạo động lực cho các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước phát triển.                                                                                                       Ảnh:  LTT Chưa phát huy hết hiệu quả đầu tư   Từ năm 2002, Chính phủ đã thí điểm xây dựng và hình thành hệ thống các KKT ven biển để tận dụng những lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của đất nước cũng như áp dụng thể chế và chính sách kinh tế mới nhằm huy động tối đa nguồn nội lực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, kết hợp phát triển kinh tế với giữ vững an ninh, quốc phòng.  Đến nay, cả nước đã có 15 KKT ven biển đ

Ưu tiên phát triển 5 khu kinh tế ven biển

Hà Nguyễn (baodautu.vn) Các khu kinh tế (KKT) Chu Lai - Dung Quất (Quảng Nam, Quảng Ngãi); Đình Vũ - Cát Hải (Hải Phòng); Nghi Sơn (Thanh Hóa); Vũng Áng (Hà Tĩnh); KKT đảo Phú Quốc và cụm đảo Nam An Thới (Kiên Giang) có thể sẽ được lựa chọn là các KKT ven biển để tập trung đầu tư phát triển trong giai đoạn 2013. Đề xuất mới nhất này, theo ông Vũ Đại Thắng, Vụ trưởng Vụ Quản lý KKT (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), được đưa ra dựa trên các tiêu chí đánh giá, lựa chọn rất cụ thể. Đó là cảng biển đầu mối vận chuyển hàng hóa; cảng hàng không thuận lợi cho các KKT; dự án động lực của KKT; thu hút đầu tư và vị trí chiến lược của KKT đối với phát triển vùng. “ Mỗi KKT đều có những điều kiện, lợi thế riêng. Vì vậy, để tìm ra một bộ tiêu chí phản ánh chính xác, đầy đủ mức độ thuận lợi của từng KKT để so sánh, lựa chọn là khá khả thi. Tuy nhiên, chúng tôi đã tiến hành rà soát, đánh giá các điều kiện, lợi thế về vị trí, quy hoạch, hoạt động, cơ sở hạ tầng; các yếu tố tác động tới sự phát triển của từ

Khu kinh tế: Bắt đầu phân loại để đầu tư

ANH MINH 11/07/2012 09:06 (GMT+7) Thông điệp mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra tại hội thảo lấy ý kiến cho dự thảo đề án “Rà soát, xây dựng tiêu chí lựa chọn một số khu kinh tế ven biển để tập trung đầu tư phát triển trong giai đoạn từ 2013” là việc phân loại khu kinh tế để tập trung đầu tư. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng bộ tiêu chí lựa chọn khu kinh tế tạm thời áp dụng trong kế hoạch năm 2012 và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tiếp đó, đề án “Rà soát, xây dựng tiêu chí lựa chọn một số khu kinh tế ven biển để tập trung đầu tư phát triển trong giai đoạn từ 2013” đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư soạn thảo nhằm rà soát, đánh giá thực trạng các khu kinh tế ven biển, điều kiện, tiềm năng lợi thế của các khu kinh tế ven biển, từ đó đề xuất định hướng, giải pháp, tổ chức thực hiện để tập trung nguồn lực cũng như cơ chế chính sách phát triển, làm tiền đề và động lực thúc đẩy các khu kinh tế còn lại phát triển trong giai đoạn sau. Theo ông Vũ Đại Thắng, Vụ trưởng V

VÙNG KINH TẾ TRỌNG ÐIỂM ÐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG: Những nút thắt cần tháo gỡ

Cập nhật lúc 09:00, Thứ sáu, 13/07/2012 (GMT+7) Cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa nhằm giảm chi phí đầu tư trong sản xuất ở ÐBSCL.     Vùng kinh tế trọng điểm Ðồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) gồm bốn tỉnh An Giang, Kiên Giang, Cà Mau và TP Cần Thơ được thành lập với mục tiêu nhằm khai thác tối đa lợi thế của từng địa phương và toàn vùng. So với tốc độ tăng trưởng bình quân của cả nước, tăng trưởng GDP giai đoạn 2009-2010 của khu vực này gấp khoảng 1,2 lần; riêng thời kỳ 2011 - 2020 sẽ gấp khoảng 1,25 lần. Tuy nhiên, đã qua hơn ba năm triển khai thực hiện, vùng "tứ giác động lực" này vẫn còn những "điểm nghẽn" cần tháo gỡ. Làm đầy cho vùng trũng "Tứ giác động lực" Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau có tổng diện tích tự nhiên hơn 16.600 km2, chiếm 44% diện tích và hơn 36% dân số ÐBSCL. Thời gian qua, có thể thấy vùng kinh tế trọng điểm này thể hiện rõ vai trò quan trọng của mình trên các lĩnh vực như có hệ thống đô thị và cơ sở hạ tần

Một cổ ba tròng, cá tra bế tắc

 - Cụm từ "nợ xấu" xuất hiện thời gian qua đã thách thức rất nhiều chuyên gia kinh tế. Chưa có một giải pháp khả thi nào được đưa vào áp dụng thì gần đây, Việt Nam càng đau đầu hơn khi một khía cạnh khác của "nợ xấu" đi vào báo động đỏ - "nợ xấu cá tra". Khẩn cấp cứu ngành cá tra đang hấp hối Xem bài khác trên Vef.vn Nuôi cá tra, một cổ ba tròng Số lượng doanh nghiệp và hộ nuôi trồng thuỷ sản tăng vọt sau khi Việt Nam gia nhập WTO, thị trường tiêu thụ được mở rộng cùng các ưu đãi mà cơ chế hội nhập mang lại, đặc biệt là cá tra. Giai đoạn 2007-2010, số lượng doanh nghiệp thủy sản tại ĐBSCL tăng gấp đôi so với năm 2003. Bên cạnh đó, tính riêng cá tra, tổng diện tích nuôi cá năm 2011 tăng 30ha so với năm 2010, đạt 5.430 ha. Tuy nhiên, ước mơ kiếm được bạc, vàng từ con cá tra dường như ngày càng xa vời. Trái lại, họ còn rơi vào cảnh khó khăn chồng chất. Đầu tiên là giá cả, chi phí đầu vào tăng vọt. Hiện chi phí thức ăn (chiếm 70