Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 5, 2017

Truy xuất nguồn gốc cát

Trần Hữu Hiệp Báo Tuổi Trẻ, ngày 05/05/2017   TTO - Tại sao hàng gian, thực phẩm bẩn truy xuất được nơi sản xuất để xử lý, còn cát thì không? Có hay không “khoảng trống trách nhiệm” khi có sự chồng chéo giữa các bên quản lý khai thác cát để cát tặc lợi dụng? Các vụ sạt lở bờ sông Tiền, sông Hậu nghiêm trọng xảy ra liên tục gần đây đã được nhận diện bởi thủ phạm chính là cát tặc. Đó cũng chính là “nhân tai” bị các nhà khoa học vạch mặt trong việc làm hỏng “chiếc áo giáp phù sa” bồi lắng từ hệ thống sông chảy ra biển, vốn là vũ khí lợi hại bảo vệ vùng bờ, nay phải gánh hệ lụy 600km bờ biển ở ĐBSCL bị xói mòn. Cát tặc không chỉ xảy ra ở vùng sông nước Cửu Long, mà đã trở nên phổ biến ở khắp các nơi trên cả nước, có lúc hoạt động ngang nhiên. Những con số thống kê sơ bộ không khỏi làm nhiều người giật mình. Mặc dù từ cuối năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã cấm xuất khẩu cát, nhưng nhiều phi vụ lại nghiễm nhiên khoác lên mình “chiếc áo” cát nhiễm mặn từ việc tận thu do nạo vét

Xuất khẩu gạo cần “hệ điều hành” mới

Trần Hữu Hiệp Báo Công Thương, ngày 20/05/2017 Bộ Công Thương đang chủ trì phối hợp các bộ, ngành, địa phương tổ chức tổng kết, đánh giá thực tiễn 7 năm thi hành Nghị định 109/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2010 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo để lấy ý kiến, trình ban hành Nghị định mới. Thay thế Nghị định 109 là cần thiết, nhưng vấn đề đặt ra là chỉ “chỉnh sửa” hay phải “làm mới” cho phù hợp yêu cầu, tình hình thực tế? Một số quy định về kho chứa gạo không phù hợp cần được bãi bỏ Điều kiện xuất khẩu gạo -“chiếc áo chật”! Các điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo cần được nhìn nhận dưới góc độ: Tại sao cần? Quá trình thực hiện đã bộc lộ những bất cập gì cần thiết phải thay đổi? Bởi, nếu thiếu công cụ quản lý hiệu quả thì ngành kinh doanh nhạy cảm như xuất khẩu gạo dễ trở nên bát nháo, nhưng “bó” quá thì gây khó khăn cho doanh nghiệp, thương nhân, tác động tiêu cực trở lại. Không thể phủ nhận, Nghị định 109 đã có những đóng góp tích cự

Chạy lở, “nước đói” và sự biến dạng đồng bằng

Trần Hữu Hiệp Báo Tuổi Trẻ, ngày 28/04/2017   TTO - Mấy năm nay, ĐBSCL vắng bóng mùa nước nổi, thưa dần hoặc không còn cảnh chạy lũ. Nhưng nhiều người dân vùng này hiện đang rơi vào tình thế khắc nghiệt hơn, nguy hiểm hơn. Đó là cảnh nhốn nháo, bất an lo chạy lở. Sông Tiền, sông Hậu vốn hiền hòa, bao đời mang phù sa kiến tạo đồng bằng. Nay sông mẹ như trong cơn đói nước, thiếu thức ăn phù sa, tính khí hung dữ, thất thường, tạo ra cơn cuồng phong bằng các trận sạt lở bờ sông nghiêm trọng. Mới đây, một góc thị tứ sung túc bên bờ sông Vàm Nao, huyện Chợ Mới (An Giang) bỗng chốc biến mất trước sức mạnh thủy thần, góp thêm nỗi lo cho việc phải di dời khoảng 20.000 hộ dân sống ven sông của tỉnh An Giang. Các vụ sạt lở xảy ra khá phổ biến, không chỉ ở tỉnh đầu nguồn sông Hậu, mà còn xuất hiện thường xuyên ở nhiều địa phương như Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp... và dọc bờ biển. Khi sạt lở diễn ra trên diện rộng thì rõ ràng là đã có sự mất cân bằng trên toàn hệ thốn