Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Ẩm thực Miền Tây

"Ai mua bánh cam, bánh còng hôn"...

Dân Việt   - Miền Tây Nam bộ với đặc trưng kênh rạch chằng chịt. Cứ mỗi sáng sớm, những chiếc xuồng ba lá bán bánh cam, bánh còng vẳng văng lời rao: Ai mua bánh cam, bánh còng hôn!... >> Hấp dẫn món Coóng phù nóng hổi của người Tày >> Xôi Sài Gòn >> Ơi ai phớ…ớ… đê! >> Đi tìm tiếng rao xưa Người miền quê tất bật với việc ruộng đồng cày cấy, cơm ngày hai bữa cầu no, ít ai quan tâm đến chuyện ăn sáng, ăn điểm tâm hay lót dạ. Mấy đứa trẻ cũng sớm thích nghi với điều kiện sống như vậy. Cứ mỗi lần nghe tiếng rao là chúng hăm hở mân mê mấy đồng bạc do cha, mẹ hay ai đó đã cho để chờ đợi bà bán bành đi ngang qua. Bánh cam bánh còng hai đồng hai cái Con gái chưa chồng đi bán bánh cam Xuồng bánh cam ghé lại, người bán bánh thoăn thoắt lấy lá gói mấy cái bánh đưa cho người mua, rồi lại tất tả ngược xuôi mong sao bán rổ bánh mau hết để trở về lo cơm nước, cửa nhà. Tên gọi loài bánh dân gian này cũng khá thú vị. Bánh tròn giống trái cam hay vì ...

Cá lóc nướng - món ăn dân dã của miền Tây

Các món nướng, đặc biệt là cá lóc nướng chiếm vị trí quan trọng trong đời sống ẩm thực của người dân miền Tây Nam Bộ. Những đặc sản không thể bỏ qua khi tới Hà Tĩnh Về Cà Mau ăn mắm ong rừng Vùng đất Nam Bộ sông nước mênh mang, kênh ngòi chằng chịt là nơi trú ngụ của hằng hà sa số các loại tôm cá. Nhờ thiên nhiên ưu đãi nên vùng đất này có rất nhiều chủng loại động thực vật trên rừng, dưới biển, trong sông ngòi, kênh rạch, hầu hết loài nào cũng có thể đem ra nướng được. Đến miền Tây chắc chắn không thể bỏ qua món cá lóc nướng trui, ếch nướng đất sét hay chim sẻ nướng sả ớt. Đó là những kiểu nướng hết sức dân dã, là cách nướng khẩn hoang có lịch sử chế biến gắn liền với quá trình khai hoang mở cõi. Trong đó đặc sắc và nổi tiếng hơn cả phải kể đến đa dạng các kiểu nướng cá lóc miền Tây. Cá lóc nướng trui - Đặc sản miền Tây Nam Bộ Đầu tiên là cá lóc nướng trui. Món cá nướng trui là món ăn phổ biến đến nỗi từ lâu đã đi vào ca dao tục ngữ  “Bắt con cá lóc nướng trui/...

Giao thoa "Bún nước lèo" ở miền Tây

Dân Việt   - Người miền sông nước Tây Nam bộ hầu như ai cũng thuộc lòng câu thơ dân gian về mon ắn đặc trưng - tô bún nước lèo: Đi xa có nhớ quê nghèo/nhớ bún nước lèo, nhớ mắm Ba Xuyên. >> Bún canh Sài Gòn - món ăn chơi trong hẻm >> “Thăng hoa” mì Quảng >> Lạ miệng Bún súng, đặc sản Vũng Tàu >> Con cá rô trong đời sống sông nước miền Tây Bún nước lèo ở Sóc Trăng, Trà Vinh, Hậu Giang tuy cùng cách thức chế biến và tên gọi nhưng vẫn có sự khác biệt ít nhiều, đó là do người chế và khẩu vị của người ăn ở từng địa phương trong vùng không hoàn toàn giống nhau. Đặc trưng dân gian của món ăn đã in dấu ấn khó phai trong tô bún nước lèo. Ăn sang thì tô bún có đủ món cá lóc tép bạc, heo quay, … đơn giản hơn thì con cá lóc trọng trọng cũng có thể nấu được nồi nước lèo. Song có hai thứ không thể thiếu là ngải bún và mắm bò hóc.  Ngải bún vốn là loại cây mọc hoang, sau đó được người ta trồng trong vườn nhà làm gia vị. Ngải bún có tác dụng khử mùi tanh c...

Về miền Tây thưởng thức món khoai lang ba khía

Khoai lang là một loài cây trồng quen thuộc ở Việt Nam nói chung và miền Tây Nam bộ nói riêng. Trong vườn nhà hay ngoài ruộng gò sau khi thu hoạch lúa xong, người nông dân tận dụng đất trồng khoai. ảnh minh họa Đọt và lá non được dùng như rau xanh trong bữa ăn thường ngày. Đọt lang có thể để sống ăn với cá lóc nướng trui, chuột khìa hay chấm mắm kho, … Không ăn sống thì đem luộc chấm với mắm chua cay, cá kho ăn cũng rất bắt cơm. Củ là bộ rễ phình to của loại cây dạng dây leo, có các lá mọc so le hình tim này. Khoai lang trồng bằng cách giâm dây. Chừng vài tháng sau khi trồng, theo kinh nghiệm dân gian hễ thấy lá ở gốc xuống màu là khoai đã ra củ. Củ khoai lang đào về để nơi góc nhà, góc chái chừng mười ngày cho khoai lợi bột ăn mới ngọt, mới bùi. Cứ mỗi buổi chiều hè, khi nồi cơm cạn nước, than hồng còn rực lửa, đem mấy củ khoai bỏ vô nướng, dân gian gọi là lùi tro. Vỏ khoai cháy sém, khoai chín, cạo vỏ ăn rất thơm và ngọt. Cầu kỳ hơn thì đem khoai ngâm nước rửa s...

Món rắn mối miền quê Tây Nam Bộ

Dân Việt   - Ở miền quê Tây Nam Bộ có nhiều rắn mối, nhất là vào những tháng 11, tháng Chạp sau khi con nước lũ rút dần. "Con chi rọt rẹt sau hè/ Hay là rắn mối tới ve chuột chù" - Ca dao Lên Tà Lâu ăn tờ lu Đuông dừa, món dân dã nhưng không dễ có Ngày Xuân bồng bềnh con nước miền Tây Cầu kỳ món nhâm nhi từ Rắn trun Rắn mối con lớn nhất bằng ngón chân cái, dài khoảng một gang tay, có lớp vảy đen óng ánh trên mình. Bình thường chúng rất dạn, bò dọc theo vách lá trong nhà hay nền đất ngoài vườn tạp. Chúng chạy rất nhanh khi gặp nguy hiểm. Đặc biệt loài vật này cũng sẵn sàng tự “cắt” bỏ đuôi để thoát thân.  Rắn mối cũng là loài nhạy bén trong cách săn mồi, vì chúng có cái mũi và lưỡi rất thính. Gọi là rắn mối vì thức ăn khoái khẩu của chúng là những con mối sống trong các tổ mối và gốc cây mục. Những ngày hè, người miền Tây thường dùng cây ví đập rắn mối. Trẻ con rủ nhau đi chọi, phang rắn mối. Các em lấy đất cục hoặc những khúc củi chẻ sẵn cầm tay "thủ thế"...

Cháo lòng bò – đặc sản vùng bảy núi

Vài lời: Đọc bài này thấy thèm ... ăn. Xứ này còn có món bánh xèo Bảy Núi cũng "bá phát", ăn với rau núi các lọai, mùi tự nhiên, dân dã (lạ hơn các nơi khác, như ở miền Đông hay Cao Nguyên gọi là rau rừng ( "lá diếp, rau rừng thêm ấm tình anh nuôi",  dân ở đây gọi rau núi ), rồi đọt xòai non ăn kèm bánh xèo (cũng lọai xòai núi, trái nhỏ, chua vừa phải), chấm nước mắm Chánh Hương (thương hiệu nổi tiếng một thời xứ Châu Đốc nay không còn) pha chế chua chua, ngọt ngọt, mặn mặn ...   Xã Vĩnh Trung thuộc huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang là nơi mà người nông dân nuôi rất nhiều bò phục vụ cho nông nghiệp lẫn cung cấp thịt. Chính vì vậy, nơi này có nhiều món ăn làm từ thịt bò chinh phục được nhiều du khách phương xa như lạp xưởng bò và hai món đặc sản nổi tiếng khác: cháo lòng bò cùng lòng bò hấp chấm mắm nêm. Tuy hình thức không bắt mắt, nhưng tô cháo lòng bò đậm đà hương vị và là đặc sản của vùng Bảy Núi huyền thoại. Ngay trước chợ Vĩnh Trung, cách Núi Cấm 6km, ...

Về miền Tây lai rai với khô “vũ nữ chân dài”

(LĐO)   QUỐC NGỌC   - 7:34 PM, 11/12/2013 Khô nhái được phơi nắng khoảng 2 ngày như thế này là có thể xuất xưởng. Gần đây, nhiều người đã tận dụng và khai thác thêm nhiều “món ăn dân dã” nhưng lại trở thành món “khoái khẩu”, phù hợp với du khách hiếu kỳ, nhất là giới trẻ thích khám phá món ăn mới lạ nhưng đậm chất miền Tây. Vài năm trở lại đây, ở An Giang đã xuất hiện loại nghề “khô nhái” – hay còn được gọi với cái tên mỹ miều là “vũ nữ chân dài” đang được nhiều người ưa thích loại khô đặc biệt này. Khô “vũ nữ chân dài” bắt đầu xuất ngoại Về vùng sông nước An Giang mà nhắc đến “vũ nữ chân dài” thì ai ai cũng biết đến nó, bởi vị vừa lạ vừa ngon, là tâm điểm của nhiều dân ăn uống vùng sông nước. Tuy nhiên, ít ai biết loại khô này đang dần dần hình thành và phát triển giúp hàng chục hộ gia đình nghèo có cuộc sống tốt hơn, nhưng cũng không ít khó khăn. Chúng tôi có dịp ghé thăm gia đình anh Võ Văn Liền, (sn 1973, ấp Vĩnh Hạ - xã Vĩnh Trung – huyện Tịnh Biên). Anh đư...

Về miền Tây ăn cá “cậu ông trời”

Hữu Hiệp (LĐ) - Số 248 - Thứ bảy 26/10/2013 08:22 i Lũ về, ruộng đồng, sông rạch miền Tây nhiều cá, tôm hơn. Song, có những loài cá quanh năm vẫn được xếp là đặc sản hàng “anh chị”. Đó là giống cá hô, cá ngát hay cá cóc - nghe tên đã thấy lạ. Cá cóc ngày xưa có rất nhiều ở vùng ĐBSCL, nay là hàng hiếm. Cái tên của loài cá này cũng gợi tò mò thú vị: Bình dân, chân chất như tính cách người dân xứ đồng bằng. Cá cóc cùng loài với chép, nhưng mình thon dài, thường sống ở vực sâu, nước xoáy, trụ cầu, bến phà thuộc sông Tiền, sông Hậu như đoạn Mỹ Thuận (Vĩnh Long), Cái Bè (Tiền Giang), Vàm Nao (An Giang), Bùng Binh - Bến Bạ (Cần Thơ - Hậu Giang), Cái Côn (Sóc Trăng)... Tên cá cóc được “cắt nghĩa” khác nhau, nhưng không liên quan gì đến loài cóc. Có người nói là do đọc trại ra từ tên tiếng Khmer của loài cá có xuất xứ từ Biển Hồ này, nhưng hỏi tên gì thì chẳng mấy người biết. Cũng có người bảo là do tiếng kêu cóc cóc của nó mà người ta gọi vậy. Biết giải thích sao...

Hủ tíu từ Mỹ Tho tới Nam Vang

SGTT.VN - Một cậu học sinh lớp 8 mê món hủ tíu, nhất là hủ tíu Nam Vang đạt chuẩn, nhưng lại không biết Nam Vang ở đâu. Hỏi Phnom Penh thì cậu biết là thủ đô của Campuchia. Lớp trẻ lớn hơn cậu hàng chục tuổi nhiều người cũng chẳng biết Nam Vang ở đâu. Tô hủ tíu khô bình dân ở một quán gần đầu cầu Calmette phía quận 4. Đau nhất của những người này là không có thói quen thắc mắc khi tiếp cận những thứ mà mình mơ hồ về nhận thức. Có khi đã quen không thắc mắc vì thắc mắc là một cái tội, nhất là trong giờ học. Đau nhất nữa là bỏ qua thao tác “nếu mà không biết thì ta Google”. Bản sắc riêng hủ tíu Mỹ Tho Lại có người ăn hủ tíu Nam Vang xong, còn tỏ ra lịch lãm khen hủ tíu Nam Vang ở Sài Gòn ngon hơn hủ tíu Nam Vang ở Phnom Penh. Thực ra hủ tíu Nam Vang phiên bản Sài Gòn ngon hơn với cái lưỡi của người Sài Gòn. Dễ thấy điều đó nhất là các quán bán hủ tíu hiện nay không để sẵn hũ đường để nêm vào tô hủ tíu. Nói vậy cũng chưa chỉn chu. Có một sáng chủ nhật, tôi đi lang t...

Lẩu mắm Nam Bộ

Lẩu Mắm là một món ăn tổng hợp đầy đủ các sản phẩm từ biển cả, ao hồ, ruộng đồng sông ngòi: cá, tôm, cua, mực, bò, heo... và đặc biệt là một số lượng phong phú, đa dạng của các loài rau. Hầu như nơi mảnh đất hoang dã miền nam mọc thứ rau gì ăn được, là có thể tìm thấy trong đĩa rau của lẩu mắm: rau muống, rau cải trời, cọng súng, bông điên điển, giá sống, rau thơm, khế chua, chuối chát, dưa chuột, rau đắng, ớt đỏ, thơm... và nếu một nồi lẩu mắm mà thiếu sót những nguyên liệu này thì chưa thể gọi là lẩu mắm chính gốc. Món mắm ở miền Tây Nam Bộ cũng thế, nó mang một nét rất tiêng và cũng rất miền Tây. Lẩu mắm là một hình thức mắm kho được nâng cao lên mức nghệ thuật. Nghệ thuật này được thể hiện cả trong cách trang trí món ăn và cả trong cách ăn phải biết phối hợp đủ sắc, hương, vị trong từng miếng ăn. Làm sao đủ sắc trắng, xanh, tím, hồng... đủ vị mặn, ngọt, chua, cay... để khi ăn bạn sẽ thấy bâng khuâng một nỗi nhớ về một cuộc sống xa quê hương, có vậy mới thấy được ẩm thự...

Ẩm thực đường phố Việt Nam lên báo Mỹ

Lời người cập nhật Blog : Ẩm thực Việt nói chung và Miền Tây nói riêng không chỉ là chuyện ăn mà còn là chuyện văn. Hủ tiếu, mì gõ, chuối chiên ... nay có thua gì Hamburger, McDonald's ...? Nhưng đừng nghe bọn Tây khen mà bùi tai, vệ sinh an toàn thực phẩm từ thức ăn đường phố đang là nỗi lo của nhà nhà ...  Hai ông cháu trước cửa hàng kem Tràng Tiền, một địa điểm quen thuộc của người Hà Nội. Ảnh CNN (DĐĐT) - “Nước Mỹ đã sinh ra những nhà hàng di động nhưng Việt Nam mới là thiên đường ẩm thực đường phố. Không đâu lại có văn hóa ẩm thực đa dạng như Việt Nam”, trang CNNgo.com đã viết về Việt Nam như thế. Những hàng quán vỉa hè Việt Nam có những mẹo rất riêng hay còn gọi là “bí quyết gia truyền” để có thể hấp dẫn khách đến với quán của mình. Người Việt Nam rất “cơ động”, họ đi lại bằng những chiếc xe máy gọn gàng và len lỏi giữa phố phường đông đúc một cách hăng hái để có thể thưởng thức món ngon mình muốn. Từ bánh mì pa-tê, các món xôi phục vụ nhanh gọn cho tới những mó...