Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Dấu chân đồng bằng

Nhà thờ Đức bà Paris mừng 850 tuổi

Vài lời: Mình có dịp đến Nhà thờ Đức bà Paris (Notre Dame de Paris) 2 lần (1998 và 2005), đi dọc sông Sene, loanh quanh nhà thờ và vào bên trong. Hồi nhỏ, nghe cô giáo dạy sử, thầy dạy văn kể về Nhà thờ đức bà Paris. Lúc đọc tiểu thuyết của đại văn hào Pháp Victor Hugo, mường tượng công trình kiến trúc này qua tác phẩm Thằng gù ở gác chuông nhà thờ đức bà Paris. Cô giáo nói, Nhà thờ đức bà ở Sài Gòn rất giống ở Paris, là một phiên bản của người Pháp xây dựng trong bước đường "thực dân khai hoá" xứ An Nam. Là dân quê tỉnh lẻ, lúc đó mình cũng chã biết Nhà thờ đức bà ở Sài Gòn ra sao. Có dịp biết, thấy chẳng giống mấy. Màu sắc thì khác biệt, tương phản giữa trắng, thấp thoáng trong mù sương lãng đãng của Ba Lê hoa lệ với màu ngói đỏ tươi giữa Sài Gòn nắng nóng. Điểm na ná duy nhất là hình dáng kiến trúc.   Nhà thờ đức bà Sài Gòn (ảnh: hiepcantho) Và Nhà thờ Đức bà ở Paris. Ảnh chụp năm 2005.    Doanh Nhân Sài Gòn, Thứ Sáu, 21/06/2013 07:51 (GMT+7) Chiếc xe c

Một vài hình ảnh Bali - Indonesia

Đi Bali - Indonesia từ cuối tháng 8, đầu tháng 9 đên nay định viết một bài lưu trong mục "Dấu chân đồng bằng", nhưng mãi không tranh thủ được, đành lưu lại mấy tấm ảnh này vậy. Một góc Trung tâm quản lý khu bảo tồn rừng ngập mặn: Rác thải của người thành phố như túi ni lông, hộp nựa đựng thức ăn ... bị tuông xuống kinh rạch, chảy vào khu vực rừng ngập mặn. Người ta cố gắng làm các rào chắn vớt rác. Khách du lịch đi một đoạn đường rất dài, qua những con đường lót đan, cầu gỗ rất đẹp, nhưng điều quan trọng mà nhiều người cần tìm là ... WC lại không có. Họ mắc quá, tè bậy thì sao? Cũng giống như xả rác vậy! Trẻ con rất vô tư, dễ thương, hiếu khách. Chẳng biết chúng nói gì, nhưng rất thích du khách chụp ảnh "Mô hình" này cũng chẳng mấy gì hơn các mô hình mà ĐBSCL đã có chục năm trước. Chủ nhà cũng nhiệt tình giới thiệu mô hình Biogas, trồng trọt, chăn nuôi kêt hợp ... Song, dường như dân Indo trình độ làm nông  nghiệp còn thua xa nông d

MỘT THOÁNG XỨ HÀN

Đi Hàn Quốc từ đầu năm 2010, đến Seoul, ra đảo JeJu, về Gwangyang - một trong 2 thủ phủ của Tập đoàn thép Posco, cũng đã viết một bài trên Tạp chí Đầu tư nước ngoài rồi, nhưng chưa chuyển tải được cái nhìn của mình, dù chỉ một thoáng xứ Hàn, nay up lên mấy tấm ảnh, thêm một góc nhìn khác: * Xứ Hàn hiện đại: Cầu Incheon dài 21,7 Km Cầu Incheon dài 21,7 Km, khánh thành tháng 10-2009, sau 4 năm xây dựng, tổng đầu tư hơn 1,4 tỉ USD. Cầu nối eo biển dài 65km tiếp giáp Hoàng Hải, nối sân bay quốc tế Incheon - Khu đô thị mới Songdo - Khu kinh tế tự do Incheon với trung tâm Seoul. Khu đô thị mới Songdo - khu đô thị kiểu mẫu của Hàn Quốc - có quy mô 5.000 ha, với giai đoạn 1 trên 1.500 ha do tập đoàn POSCO Hàn Quốc và Gale của Mỹ hợp tác đầu tư với tổng 24 tỉ USD. Những toà nhà chọc trời ở thủ đô Seoul 12 triệu dân.

DẤU CHÂN ĐỒNG BẰNG

Sinh ra ở miền quê sông nước Nam Bộ, lớn lên từ sự chắt chiu của ba, má tôi - những người nông dân đồng bằng sông Cửu Long chân lấm tay bùn, ít được đi đó, đi đây. Những ngày còn cắp sách đến trường làng, dù thằng học trò nghèo với nhiều ước mơ tuổi nhỏ có khi vượt khỏi không gian ruộng đồng, từ nhà quê ra ngoài phố chợ; nhưng cũng chưa một lần tôi dám nghĩ, có ngày những bước chân mình đi qua những vùng đất lịch sử trên thế giới này. Miền quê nghèo khó Với đôi chân còn lấm bùn đất của miền quê Sông Hậu, tôi - thằng nhà quê nghèo đã may mắn đặt chân lên vết tích của Bức tường Berlin, ngồi thuyền trên sông Rhein, vào những lâu đài cổ xưa của Cologne, Aachen, Saarbuecken hay vào Bảo tàng bia với 5.000 năm văn hóa bia của Đức ở Dortmund - những miền đất của nước Đức huyền thoại. Nhớ buổi trưa trên những thành quách hùng vĩ của Luxemburg, vào trong lòng Atom ở Brucxen hay ngồi trên những chiếc ghế uy nghi trong Nghị viện châu Âu ở Bỉ, nơi đã từng thông qua nhiều quyết định quan tr

MỘT THOÁNG ANGKOR (Ký sự ảnh)

Vẫn một ngày đầu năm 2010, có dịp đến đất nước Chùa Tháp, vào Angkor, đi bên những thành quách nguy nga một thời nay hoang phế, nghĩ về thời hoàng kim "Văn minh Angkor". Quần thể Angkor trải qua bao thăng trầm của lịch sử, những tượng người tạc trên vách tường rào mất đầu ... . Angkor vẫn đẹp, kỳ bí và có sức hấp dẫn lạ lùng. Ăngkor - 1/6 kỳ quan thế giới (chứ không phải kỳ quan thiên nhiên do người ta vận động, nài nỉ, ép buộc, hăm dọa ... phải bỏ phiếu!) đang hiển hiện, trầm mặc, suy tư, không chỉ là những hoài niệm của quá khứ vinh quang mà dường như đang nhìn về một tương lai đang còn ở phía trước ... Dấu chân lịch sử Nụ cười Angkor? Nụ cười Angkor? Tây học sử Phương Đông Những đứa trẻ đường phố ở Siêm Riệp mời chào mua hàng bằng 3 thứ tiếng (Anh, Việt, Khmer)  Những đứa trẻ bán hành đường phố Hoàng Cung ở Phnom Penh vẫn tĩnh lặng  Bayon trầm mặc Bayon có còn cười?