Vài lời: Mình có dịp đến Nhà thờ Đức bà Paris (Notre Dame de Paris) 2 lần (1998 và 2005), đi dọc sông Sene, loanh quanh nhà thờ và vào bên trong. Hồi nhỏ, nghe cô giáo dạy sử, thầy dạy văn kể về Nhà thờ đức bà Paris. Lúc đọc tiểu thuyết của đại văn hào Pháp Victor Hugo, mường tượng công trình kiến trúc này qua tác phẩm Thằng gù ở gác chuông nhà thờ đức bà Paris. Cô giáo nói, Nhà thờ đức bà ở Sài Gòn rất giống ở Paris, là một phiên bản của người Pháp xây dựng trong bước đường "thực dân khai hoá" xứ An Nam. Là dân quê tỉnh lẻ, lúc đó mình cũng chã biết Nhà thờ đức bà ở Sài Gòn ra sao. Có dịp biết, thấy chẳng giống mấy. Màu sắc thì khác biệt, tương phản giữa trắng, thấp thoáng trong mù sương lãng đãng của Ba Lê hoa lệ với màu ngói đỏ tươi giữa Sài Gòn nắng nóng. Điểm na ná duy nhất là hình dáng kiến trúc.
Doanh Nhân Sài Gòn, Thứ Sáu, 21/06/2013 07:51 (GMT+7)
Nhà thờ đức bà Sài Gòn (ảnh: hiepcantho) |
Và Nhà thờ Đức bà ở Paris. Ảnh chụp năm 2005. |
Doanh Nhân Sài Gòn, Thứ Sáu, 21/06/2013 07:51 (GMT+7)
Chiếc xe ca hai tầng dừng lại bên trạm, đoàn du khách lục tục kéo xuống, thi nhau băng qua đường để rồi vội vã đứng vào tít cuối phần đuôi đã rất dài của dòng người xếp hàng chờ đến khi được vào thăm một địa chỉ du lịch nổi tiếng nhất của Kinh thành ánh sáng. Đó là đại giáo đường Công giáo La Mã Notre-Dame de Paris, khởi công xây dựng năm 1163 và hoàn tất năm 1345, nghĩa là năm nay đã tròn 850 năm hiện hữu.
Đã nhiều lần đến đây tham quan, chụp ảnh nhưng đây là lần đầu tiên tôi được tiếp cận Notre-Dame de Paris gần và cao đến vậy. Chiếm hết phần sân trống mênh mông phía trước ngôi giáo đường rộng lớn này (dài 124m, ngang 69m và cao 90m nếu tính cả ngọn sắt nhọn phía trên một tháp chuông) là một hệ thống bục, tam cấp, nấc thang toàn bằng gỗ chắc chắn để khách du lịch từ mọi nơi trên thế giới tìm đến có thể quan sát, thật kỹ, thật rõ toàn bộ mặt tiền của Notre-Dame de Paris.
Công trình mới này do Tòa Thị chính Paris chi bởi vì vương cung thánh đường này chính là địa chỉ du lịch số 1 của Paris. Dù gì nơi đây cũng cất giữ cái mão gai mà Chúa Jêsu đã phải đội trong ngày chịu nạn cũng như một phần của cây thập giá mà trên đó ngài đã bị đóng đinh.
Nếu không có tòa kiến trúc kiểu gô-tích với những cửa sổ yểm kính màu tuyệt đẹp này thì chưa chắc Paris đã có thể là điểm đến của hơn 50 triệu du khách mỗi năm.
Hoàn tất sau gần hai thế kỷ xây dựng, ngôi giáo đường này đã là chứng nhân lịch sử của Paris từ thời cư dân Paris còn tập trung sinh sống, làm ăn ở tả ngạn sông Seine và trên đảo Ile de la Cité.
Theo dòng thời gian, nó từng là nơi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng, từ các lễ đăng quang ngai vàng của các ông vua, lễ thành hôn của họ cho đến nghi thức đăng quang Hoàng đế của Napoléon Bonaparte và Hoàng hậu Joséphine hồi năm 1801. Nó càng trở nên nổi tiếng hơn sau khi văn hào Pháp Victor Hugo phát hành cuốn tiểu thuyết cùng tên vào năm 1831.
Du khách cũng xếp hàng thật dài ở cánh bên trái của nhà thờ, chấp nhận mua vé 8 euro để được leo lên tháp chuông tít trên cao. Một nhân viên bảo vệ cao to chặn xét từng người, không cho mang thức ăn, thức uống cũng như loại trừ những du khách lớn tuổi, có bệnh tim mạch, không chịu được độ cao và khó thở ở chỗ chật chội.
Đây là việc phải làm vì bạn phải leo lên đến 374 bậc thang bằng đá đã mòn lõm sau khi bị hàng triệu triệu bàn chân giẫm lên. Đường lên khám phá tháp chuông, tìm kiếm Thằng gù Nhà thờ Đức Bà, nàng Esmeralda và những con quái thú gargouille chẳng dễ dàng, nhiều du khách thở hổn hển, nhiều lần dừng lại lấy hơi trong lồng cầu thang uốn cong, chật hẹp khiến xảy ra tình trạng dồn cục.
Dưới kia, những du thuyền lớn Bateau Mouche và Batobus tiếp nhau cập bến để du khách lên bờ tham quan Notre-Dame de Paris. Và du khách còn hiểu ra rằng, các quái thú bằng đá thực ra đóng vai trò ống thoát nước mưa, tránh cho đá, vôi vữa bị cuốn trôi trong những trận mưa bão, chứ không đơn thuần là tượng đá hù dọa tà ma, quỷ dữ đừng bén mảng vào nhà của Chúa.
Nhưng vượt qua được gian khổ rồi thì sẽ hưởng những giây phút lâng lâng thú vị vì toàn cảnh Paris hiện ra trong tầm quan sát của mọi người. Kia rồi, tháp Eiffel và mái vòm của đền thờ Sacré-Cœur (Trái tim Cực thánh).
Gọi là tháp chuông nên hai tòa tháp của thánh đường không thể thiếu các quả chuông đúc bằng đồng. Thực tế là có đến năm quả chuông, cái lớn nhất có tên là Emmanuel (có nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta), nặng hơn 13 tấn, được lắp vào tháp Nam từ năm 1681 và luôn rền vang trước nhất mỗi khi báo thời giờ trong ngày hoặc đánh tiếng loan báo sự kiện quan trọng sắp diễn ra.
Bốn quả chuông còn lại gắn trong tháp Bắc sau khi được đúc xong vào năm 1856. Đầu năm 2012, bốn quả chuông này được tháo xuống, thay thế bởi bộ tám quả chuông mới vào cuối tháng 1/2013. Đồng thời, một quả chuông rất to khác, tên là Marie, cũng được treo cạnh chuông Emmanuel.
Chương trình mừng sinh nhật thứ 850 của Notre-Dame de Paris bắt đầu với sự bảo dưỡng và phục chế dàn đàn organ khổng lồ với gần 8.000 ống đồng và thép vào chiều ngày 20/12/2012. Công việc bảo trì, sửa chữa rồi tối tân hóa (lắp thêm thiết bị điện tử điều khiển tự động) cỗ máy âm nhạc cổ xưa này đã ngốn hết 10 tháng.
Hãy quan sát thật kỹ, dàn organ này có chiều cao tương đương tòa nhà ba tầng, đa phần lắp ráp vào nhà thờ từ thế kỷ XVIII và có khả năng phát ra âm thanh tương đương một dàn nhạc với 120 thành viên.
Vâng, đây chính là địa chỉ thu hút nhiều du khách ngoại quốc nhất khi họ đến Kinh thành ánh sáng, hơn hẳn một đại giáo đường công giáo La Mã khác là đền thờ Sacré-Cœur trên đồi Montmartre và cũng hơn hẳn bảo tàng Louvre hay tháp Eiffel.
Chương trình kỷ niệm 850 năm Notre-Dame de Paris sẽ kéo dài cho đến ngày 24/11/2013. Khi những quả chuông đồng của vương cung thánh đường này ngân vang lúc giao thừa chào năm mới 2014, có khả năng Notre-Dame de Paris đã là điểm đến thăm của 18 triệu khách từ mọi nơi trên thế giới, tức 4 triệu khách nhiều hơn năm 2012.
Chỉ sau khi đã mãn nguyện với việc tham quan và chụp ảnh phía ngoài và phía trong ngôi giáo đường nổi tiếng nhất thế giới này bạn mới nên đi bộ khoảng hơn trăm mét đến cửa hàng ở số 31 rue Saint-Louis en lIle để tự thưởng cho mình một cây kem.
Kem của nhà Berthillon thơm ngon, thu hút du khách từ năm 1954 đến nay. Xem cô gái Pháp thao tác tạo nên bông hoa nhiều màu toàn bằng kem cao ngất ngưởng phía trên miếng bánh quế hình chóp cũng đủ khiến bạn lưu luyến Paris khi đến lúc phải trở về nhà.
Vị kem Berthillon cùng mùi bánh crêpe quết xi rô dâu hoặc sôcôla lỏng tỏa lan từ các chiếc xe đẩy quanh ngôi giáo đường thuộc một trong những yếu tố khiến trong 14 lần ghé Paris kể từ năm 1998 đến nay, tôi đã có tám lần tìm đến đây ngắm cảnh.
Đã nhiều lần đến đây tham quan, chụp ảnh nhưng đây là lần đầu tiên tôi được tiếp cận Notre-Dame de Paris gần và cao đến vậy. Chiếm hết phần sân trống mênh mông phía trước ngôi giáo đường rộng lớn này (dài 124m, ngang 69m và cao 90m nếu tính cả ngọn sắt nhọn phía trên một tháp chuông) là một hệ thống bục, tam cấp, nấc thang toàn bằng gỗ chắc chắn để khách du lịch từ mọi nơi trên thế giới tìm đến có thể quan sát, thật kỹ, thật rõ toàn bộ mặt tiền của Notre-Dame de Paris.
Công trình mới này do Tòa Thị chính Paris chi bởi vì vương cung thánh đường này chính là địa chỉ du lịch số 1 của Paris. Dù gì nơi đây cũng cất giữ cái mão gai mà Chúa Jêsu đã phải đội trong ngày chịu nạn cũng như một phần của cây thập giá mà trên đó ngài đã bị đóng đinh.
Nếu không có tòa kiến trúc kiểu gô-tích với những cửa sổ yểm kính màu tuyệt đẹp này thì chưa chắc Paris đã có thể là điểm đến của hơn 50 triệu du khách mỗi năm.
Hoàn tất sau gần hai thế kỷ xây dựng, ngôi giáo đường này đã là chứng nhân lịch sử của Paris từ thời cư dân Paris còn tập trung sinh sống, làm ăn ở tả ngạn sông Seine và trên đảo Ile de la Cité.
Theo dòng thời gian, nó từng là nơi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng, từ các lễ đăng quang ngai vàng của các ông vua, lễ thành hôn của họ cho đến nghi thức đăng quang Hoàng đế của Napoléon Bonaparte và Hoàng hậu Joséphine hồi năm 1801. Nó càng trở nên nổi tiếng hơn sau khi văn hào Pháp Victor Hugo phát hành cuốn tiểu thuyết cùng tên vào năm 1831.
Du khách cũng xếp hàng thật dài ở cánh bên trái của nhà thờ, chấp nhận mua vé 8 euro để được leo lên tháp chuông tít trên cao. Một nhân viên bảo vệ cao to chặn xét từng người, không cho mang thức ăn, thức uống cũng như loại trừ những du khách lớn tuổi, có bệnh tim mạch, không chịu được độ cao và khó thở ở chỗ chật chội.
Đây là việc phải làm vì bạn phải leo lên đến 374 bậc thang bằng đá đã mòn lõm sau khi bị hàng triệu triệu bàn chân giẫm lên. Đường lên khám phá tháp chuông, tìm kiếm Thằng gù Nhà thờ Đức Bà, nàng Esmeralda và những con quái thú gargouille chẳng dễ dàng, nhiều du khách thở hổn hển, nhiều lần dừng lại lấy hơi trong lồng cầu thang uốn cong, chật hẹp khiến xảy ra tình trạng dồn cục.
Dưới kia, những du thuyền lớn Bateau Mouche và Batobus tiếp nhau cập bến để du khách lên bờ tham quan Notre-Dame de Paris. Và du khách còn hiểu ra rằng, các quái thú bằng đá thực ra đóng vai trò ống thoát nước mưa, tránh cho đá, vôi vữa bị cuốn trôi trong những trận mưa bão, chứ không đơn thuần là tượng đá hù dọa tà ma, quỷ dữ đừng bén mảng vào nhà của Chúa.
Nhưng vượt qua được gian khổ rồi thì sẽ hưởng những giây phút lâng lâng thú vị vì toàn cảnh Paris hiện ra trong tầm quan sát của mọi người. Kia rồi, tháp Eiffel và mái vòm của đền thờ Sacré-Cœur (Trái tim Cực thánh).
Gọi là tháp chuông nên hai tòa tháp của thánh đường không thể thiếu các quả chuông đúc bằng đồng. Thực tế là có đến năm quả chuông, cái lớn nhất có tên là Emmanuel (có nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta), nặng hơn 13 tấn, được lắp vào tháp Nam từ năm 1681 và luôn rền vang trước nhất mỗi khi báo thời giờ trong ngày hoặc đánh tiếng loan báo sự kiện quan trọng sắp diễn ra.
Bốn quả chuông còn lại gắn trong tháp Bắc sau khi được đúc xong vào năm 1856. Đầu năm 2012, bốn quả chuông này được tháo xuống, thay thế bởi bộ tám quả chuông mới vào cuối tháng 1/2013. Đồng thời, một quả chuông rất to khác, tên là Marie, cũng được treo cạnh chuông Emmanuel.
Chương trình mừng sinh nhật thứ 850 của Notre-Dame de Paris bắt đầu với sự bảo dưỡng và phục chế dàn đàn organ khổng lồ với gần 8.000 ống đồng và thép vào chiều ngày 20/12/2012. Công việc bảo trì, sửa chữa rồi tối tân hóa (lắp thêm thiết bị điện tử điều khiển tự động) cỗ máy âm nhạc cổ xưa này đã ngốn hết 10 tháng.
Hãy quan sát thật kỹ, dàn organ này có chiều cao tương đương tòa nhà ba tầng, đa phần lắp ráp vào nhà thờ từ thế kỷ XVIII và có khả năng phát ra âm thanh tương đương một dàn nhạc với 120 thành viên.
Vâng, đây chính là địa chỉ thu hút nhiều du khách ngoại quốc nhất khi họ đến Kinh thành ánh sáng, hơn hẳn một đại giáo đường công giáo La Mã khác là đền thờ Sacré-Cœur trên đồi Montmartre và cũng hơn hẳn bảo tàng Louvre hay tháp Eiffel.
Chương trình kỷ niệm 850 năm Notre-Dame de Paris sẽ kéo dài cho đến ngày 24/11/2013. Khi những quả chuông đồng của vương cung thánh đường này ngân vang lúc giao thừa chào năm mới 2014, có khả năng Notre-Dame de Paris đã là điểm đến thăm của 18 triệu khách từ mọi nơi trên thế giới, tức 4 triệu khách nhiều hơn năm 2012.
Chỉ sau khi đã mãn nguyện với việc tham quan và chụp ảnh phía ngoài và phía trong ngôi giáo đường nổi tiếng nhất thế giới này bạn mới nên đi bộ khoảng hơn trăm mét đến cửa hàng ở số 31 rue Saint-Louis en lIle để tự thưởng cho mình một cây kem.
Kem của nhà Berthillon thơm ngon, thu hút du khách từ năm 1954 đến nay. Xem cô gái Pháp thao tác tạo nên bông hoa nhiều màu toàn bằng kem cao ngất ngưởng phía trên miếng bánh quế hình chóp cũng đủ khiến bạn lưu luyến Paris khi đến lúc phải trở về nhà.
Vị kem Berthillon cùng mùi bánh crêpe quết xi rô dâu hoặc sôcôla lỏng tỏa lan từ các chiếc xe đẩy quanh ngôi giáo đường thuộc một trong những yếu tố khiến trong 14 lần ghé Paris kể từ năm 1998 đến nay, tôi đã có tám lần tìm đến đây ngắm cảnh.
Nhận xét
Đăng nhận xét