Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ 2021

Kỷ lục xuất nhập khẩu và chứng "mắc nghẹn" cửa khẩu

Trần Hữu Hiệp Báo NLĐ.  31-12-2021 - 08:29 | Kinh tế Chia sẻ Trước tác động mạnh mẽ của đại dịch Covid-19, đầu tàu kinh tế TP HCM và các tỉnh thành Đông - Tây Nam Bộ phải thực hiện giãn cách kéo dài hơn 4 tháng, làm đứt gãy nhiều chuỗi hàng hóa nhưng xuất nhập khẩu (XNK) của cả nước trong năm 2021 vẫn xác lập kỷ lục mới. Theo Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch XNK cả năm ước đạt 668,5 tỉ USD, tăng 22,6%, tương đương 123 tỉ USD so với năm 2020. Đây có thể xem là mảng sáng của bức tranh tối đáng ghi nhận. Cơ cấu hàng hóa, thị trường và giá trị so sản lượng xuất khẩu cũng có sự chuyển dịch tích cực. Thị trường xuất khẩu đa dạng hơn, nhất là sự tăng trưởng ở các thị trường mới, khó tính như EU, Mỹ. Các doanh nghiệp đã tìm kiếm được những thị trường thay thế để đẩy mạnh xuất khẩu nhằm bù đắp được sụt giảm kim ngạch ở các thị trường truyền thống.  Một loạt mặt hàng xuất khẩu của chúng ta tiếp tục lọt vào tốp đầu thế giới, như xuất khẩu điều và hồ tiêu đứng đầu thế giới, khi chiếm khoảng 60% l

Giải bài toán ùn ứ hàng hoá: Đừng lệ thuộc quá lớn vào một thị trường

Báo Dân tộc Phát triển Minh Anh  -  19:36, 28/12/2021 Trong năm 2021, tình trạng ùn ứ nông sản Việt Nam ở các cửa khẩu biên giới giáp với Trung Quốc đã xảy ra nhiều lần, với nhiều lý do khiến cho người nông dân và doanh nghiệp lâm vào cảnh lao đao. Sự lệ thuộc quá lớn vào một thị trường khiến chúng ta luôn nằm trong thế bị động, mỗi khi nước bạn chuyển trạng thái đóng-mở thông quan… 22-12-2021 Thực trạng ùn tắc hàng hóa ở Lạng Sơn 19-12-2021 Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chỉ đạo khắc phục tình trạng ùn tắc nông sản tại Lạng Sơn Nhiều chủ hàng mít thái phải nằm chờ dài ngày không thể thông quan ở các cửa khẩu của Lạng Sơn phải "bán tháo" mong gỡ lại phần nào vốn liếng Lệ thuộc quá lớn vào một thị trường Mặc dù những năm gần đây, nông sản Việt Nam đã xuất khẩu đi nhiều nước trong khu vực và thế giới, nhưng vẫn phụ thuộc khá nhiều vào thị trường Trung Quốc. Cơ hội bán được hàng qua thị trường này, cũng rất hấp dẫn nên doanh nghiệp không dễ từ bỏ, dù đối mặt nhiều rủi ro. Hàng hóa n

Thư viện VideoClip: Tọa đàm - Hỗ trợ và phục hồi kinh tế vùng biên giới Tây Nam sau dịch bệnh Covid -19

Thư viện VideoClip: VTV1. Báo chí toàn cảnh ngày 19/12/2021

Để nông dân bớt lệ thuộc...

  Trần Hữu Hiệp NLD, 10-12-2021 - 07:59 So với cùng kỳ năm trước, giá phân bón, vật tư nông nghiệp đang tăng chóng mặt khiến nông dân gặp khó khăn. Một bao phân năm trước chỉ vài trăm ngàn giờ đã vượt qua mốc 1 triệu đồng.  Vụ mùa mới thắng thua chưa biết nhưng với chi phí đầu vào tăng vọt, thị trường đang làm thủng túi tiền người làm nông. Gánh nặng đầu vào sản xuất đang đè nặng lên vai nông dân, "trụ đỡ nền kinh tế nông nghiệp" vừa lóe sáng trước bối cảnh nhiều ngành kinh tế lao đao vì đại dịch Covid-19, nay đang rất chông chênh, nông dân mỏi mệt. Theo tính toán, chi phí phân bón chiếm khoảng 22% giá thành sản xuất lúa. Giá phân tăng không chỉ tạo thêm gánh nặng giá thành sản xuất nông nghiệp mà còn xuất hiện tình trạng gian lận thương mại, làm giả phân bón, gây nhiều hệ lụy mà nông dân phải gánh chịu trước tiên. Theo thống kê của ngành nông nghiệp, cả nước có 841 nhà máy sản xuất phân bón, với công suất gần 30 triệu tấn/năm, gấp 3 lần so với nhu cầu tiêu thụ,

“Gươm lệnh” thực thi hiệu quả

                                                                                                                        TS TRẦN HỮU HIỆP SGGP   Thứ Ba, 19/10/2021 06:04 Nghị quyết 128 của Chính phủ về “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” là mong đợi của doanh nghiệp, người dân và toàn xã hội với niềm tin sớm chạm tới cuộc sống “bình thường mới”, sau thời gian dài thực hiện phong tỏa cục bộ, giãn cách xã hội trên phạm vi rộng. Tổ chức Y tế thế giới cùng nhiều quốc gia và nhà khoa học nhận định, dịch Covid-19 chưa thể kiểm soát được hoàn toàn trước năm 2023, có thể xuất hiện các chủng virus mới nguy hiểm hơn, nên cách ứng xử hiệu quả nhất vẫn là “sống chung an toàn” với dịch bệnh. Do vậy, điểm sáng của Nghị quyết 128 chính là xác định đúng “chủ thể” quan trọng nhất trong cuộc chiến phòng chống dịch là người dân, doanh nghiệp. Chính quyền, cơ quan chuyên môn, lực lượng chức năng có trách nhiệm chăm lo “cái chung”. Người dân cần các quy định rõ ràng về tiêu chu

VTV5 _ Tọa đàm: Đầu tư cảng nước sâu và bài toán Chi phí - Lợi ích

VTV1_Chào buổi sáng 01.09.2021

VTV5: Trailler_Cảng nước sâu với bài toán chi phí và lợi ich

Thư viện VideoClip: Phóng sự VTV5 - Nỗ lực trong đại dịch

Thư viện Video: VTV5 Tích tụ ruộng đất tạo điều kiện nông nghiệp phát triển

Thư viện VideoClip: Du lịch sinh thái - Xu hướng chung của ĐBSCL. nhanda...

VideoClip: VTV5.Thời sự 10.07.2021-Thương mại điện tử

Thư viện VideoClip: VTV5.Logistic - Cảng nước sâu cho ĐBSCL

VideoClip: VTV9. Vietnam Logistics - Một điểm đến đa mục tiêu

VideoClip: Du lịch nông nghiệp nhìn từ Đồng Tháp

Thư viện VideoClip: VTV_GÓC NHÌN TỪ CÔNG NGHỆ

Thư viện VideoClip: VTV5_ Tọa đàm: Vì sao phải chế biến sâu?

KHÓC BẠN

Bạn đã đi xa, chuyến đi mãi mãi không về. Nghe tin mà rưng rưng, không khỏi sụt sùi... Vĩnh biệt bạn mình, thầy giáo Trường Luật Bình Triệu Nguyễn Văn Thạch, giảng viên ĐH HUTECH, một người quê lên phố ! Nhiều thế hệ sinh viên từng đi qua quãng thanh xuân của đời mình từ 2 ngôi trường ấy, nhiều thế hệ cán bộ khắp miền Tây Nam Bộ, Sài Gòn, Tây Nguyên, Nam miền Trung từng học luật tại chức chắc chắn vẫn còn nhớ đến anh - Một người chơn chất, đậm chất miền Tây từ chất giọng, cách chơi, ứng xử với bạn bè. Nhậu xả láng, chơi hết mình, nhiệt tình khi hữu sự, đôi lúc cũng ngông nghênh. Khi bạn đã đi xa, bất chợt nhớ lại, thì ra trong những "khúc quanh" đời mình luôn có bạn. Năm 1990, trước cú sốc đầu tiên trong đời đi làm, lang thang trở lại Sài Gòn, chính bạn, khi ấy còn ở căn phòng chật hẹp trong khu tập tập thể tạm của giáo viên trường luật, chở mình trên chiếc "cub nghĩa địa" rong ruổi ở những con phố Sài Gòn tìm... quán nhậu. Năm 91, cưới vợ, lần đầu tiên cho vợ &

Thư viện VideoClip: Chuyên mục "Miền Tây hội nhập & phát triển" số 1 - C...

Thương hiệu Việt chông chênh đường xuất ngoại

 Ts.Trần Hữu Hiệp Thứ Sáu, 30-04-2021, 16:37 Câu chuyện ồn ào gạo ST25 của Việt Nam bị doanh nghiệp (DN) nước ngoài đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thương mại (trademark) độc quyền tại Mỹ, dù còn gây tranh cãi về tính hợp pháp, một lần nữa hâm nóng chủ đề bảo hộ thương hiệu quốc gia. Ðoàn Việt Nam vinh dự nhận giải nhất cho gạo ngon ST25 từ Ban tổ chức hội thi. Ảnh do HQL cung cấp "Cuộc chiến không tiếng súng" Câu chuyện thương hiệu gạo ST25 hôm nay gợi nhớ đến những cuộc kiện tụng đòi lại thương quyền từ "bà già đeo kiếng" Phạm Thị Tỏ của kẹo dừa Bến Tre, võng xếp Duy Lợi, nhãn hiệu Ðức Thành - Vinamit, cà-phê Buôn Ma Thuột, nước mắm Phú Quốc... Tiếc rằng, mấy chục năm qua đi, dù Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, song thương hiệu Việt vẫn còn mãi chông chênh trong "cuộc chiến thương hiệu" bên ngoài biên giới. Ðó thật sự là điều đáng suy ngẫm đằng sau câu chuyện thương hiệu gạo của ông Hồ Quang Cua. Trong thực tế, chúng ta cũng đã

Pháo hoa và dịch bệnh

Trần Hữu Hiệp   12-02-2021 - 12:09 AM| Câu chuyện hôm nay ( NLĐO) - Từ yêu cầu thực tiễn của việc "chống dịch như chống giặc", rất đáng để xem xét và biểu dương các địa phương đã quyết định không tổ chức bắn pháo hoa. Dịch bệnh Covid-19 đang xảy ra ở nhiều địa phương với thông tin nóng hàng ngày, hàng giờ rất đáng lo ngại.  Đợt bùng phát dịch lần thứ ba này cho thấy sự nguy hiểm hơn các lần trước khi xuất hiện chủng virus mới, lây lan nhanh trong cộng đồng, xảy ra gần như đồng loạt ngoài Bắc, trong Nam và Tây Nguyên. Đặc biệt, thời điểm bùng dịch ngay trước Tết Nguyên đán là lúc người dân đi lại đông, đang chuẩn bị nhiều hoạt động vui chơi mừng năm mới, một bộ phận người dân có tâm lý chủ quan trước thành công của 2 đợt chống dịch lần trước. Vì vậy, ngoài vấn đề chuyên môn, đảm bảo an toàn dịch tễ, tập trung cách ly điều trị nhanh nhất, thì việc triệt để tuân thủ các biện pháp phòng dịch, đảm bảo "5K" là điều kiện tiên quyết, là "chiếc áo giáp" hữu h

Năm trâu, kể chuyện tình bò tót

  Trần Hiệp Thủy ĐTTC, Thứ Bảy, 13/2/2021 08:21 (ĐTTCO) - Sau những ồn ào về đàn bò tót ốm yếu, những ngày cuối năm 2020, chúng tôi có dịp trở lại Vườn quốc gia Phước Bình, được thấy đàn bò đã khỏe mạnh. Và thật tình cờ, chúng tôi được nghe kể về loài bò tót này, một câu chuyện ly kỳ, mang hơi hướng giai thoại dân gian đầy lãng mạn, như một thiên tình sử của núi rừng Tây nguyên.    Bò tót F1 tại Vườn quốc gia Phước Bình khỏe mạnh sau thời gian được chăm sóc. 10 năm cuộc tình… bò tót Chuyện kể hơn 10 năm trước, dưới chân núi Tà Niên, xã Phước Bình, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận bỗng xuất hiện con bò tót cường tráng, hoang dã và hung dữ. Vùng đệm Vườn quốc gia Phước Bình thuộc địa bàn “tam giác biên giới” giữa 3 tỉnh Ninh Thuận, Khánh Hòa, Lâm Đồng. Chàng bò tót to khỏe, khác thường này cao khoảng 1,7m, dài hơn 2m, nặng hơn 1 tấn, tấn công bò đực, ve vãn đàn bò cái của dân địa phương và nhanh chóng trở thành soái ca trong vùng.  Người dân địa phương kể, tuy sống ẩn hi

Bạn nhà nông kỳ 199-THVL

Bạn nhà nông - Kỳ 199: Nông nghiệp một năm vượt khó - Trailer

Truyền hình Vĩnh Long rao trước Chương trình truyền hình trực tiếp BẠN NHÀ NÔNG lúc 15g ngày Thứ Bảy 06.02.2021. Lần này thì không phải chém gió mà để lắng nghe, giao lưu với bà con nông dân làm ăn giỏi.

FBIZ Talent 2020

Happy new year 2021