Chuyển đến nội dung chính

Năm trâu, kể chuyện tình bò tót

 Trần Hiệp Thủy

ĐTTC, Thứ Bảy, 13/2/2021 08:21

(ĐTTCO) - Sau những ồn ào về đàn bò tót ốm yếu, những ngày cuối năm 2020, chúng tôi có dịp trở lại Vườn quốc gia Phước Bình, được thấy đàn bò đã khỏe mạnh. Và thật tình cờ, chúng tôi được nghe kể về loài bò tót này, một câu chuyện ly kỳ, mang hơi hướng giai thoại dân gian đầy lãng mạn, như một thiên tình sử của núi rừng Tây nguyên. 

 



Bò tót F1 tại Vườn quốc gia Phước Bình khỏe mạnh sau thời gian được chăm sóc.

10 năm cuộc tình… bò tót

Chuyện kể hơn 10 năm trước, dưới chân núi Tà Niên, xã Phước Bình, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận bỗng xuất hiện con bò tót cường tráng, hoang dã và hung dữ. Vùng đệm Vườn quốc gia Phước Bình thuộc địa bàn “tam giác biên giới” giữa 3 tỉnh Ninh Thuận, Khánh Hòa, Lâm Đồng.

Chàng bò tót to khỏe, khác thường này cao khoảng 1,7m, dài hơn 2m, nặng hơn 1 tấn, tấn công bò đực, ve vãn đàn bò cái của dân địa phương và nhanh chóng trở thành soái ca trong vùng. 

Người dân địa phương kể, tuy sống ẩn hiện trong rừng giáp ranh, nhưng những buổi chiều trời đẹp, anh chàng lại về làng, thu hút đàn bò cái trăm con của người dân địa phương đến các khu vực đồng cỏ, suối nước ven rừng tham gia “chợ tình”.

Kết quả những cuộc tình của chàng bò rừng cường tráng đa tình và các nàng bò nhà duyên dáng lụy tình, đã cho ra đời khoảng 20 chú bò tót F1. Điều khiến người dân địa phương ngạc nhiên, dù bản tính hoang dã, nhưng chàng bò rừng tỏ rõ chung tình. Ngay trong đêm, những con bò mẹ trở dạ, sinh con, họ phát hiện bóng dáng anh chàng ẩn hiện gần đó như thể muốn chia sẻ cùng các bà lúc vượt cạn. 

Sống vì tình, chết cũng lụy tình. Chàng bò tót cường tráng của rừng xanh sau mấy năm khuấy động những cô bò nhà cũng không thể vượt qua tuổi già, sức yếu, bỏ mạng ở cánh rừng giáp ranh.

Ngày 8-3-2015, các cơ quan chức năng của tỉnh Ninh Thuận đã đến thôn Bạc Rây 2, xã Phước Bình, huyện Bác Ái khám nghiệm hiện trường, làm đầy đủ thủ tục pháp lý, khai tử con bò tót đực duy nhất giao phối với đàn bò nhà.  

Các chú bò tót F1 được người dân địa phương nuôi nhốt tự nhiên kiểu bán hoang dã, sau đó được các dự án nghiên cứu khoa học mua gom để tiến hành nuôi thử nghiệm. Các con lai lớn lên cao to, khỏe mạnh khác hẳn bò nhà, có thể phân biệt ngay bằng thể trạng, vóc dáng vượt trội.

Kết quả xét nghiệm ADN, nhiễm sắc thể, nghiên cứu giám định di truyền trên các con lai của các đề tài nghiên cứu khoa học cũng chứng minh chúng đích thị là hậu duệ của bò rừng.

Kết quả nghiên cứu 2 đề tài khoa học, nghiên cứu giám định di truyền và đánh giá khả năng phát triển của bò lai F1 giữa bò tót và bò nhà tại vùng rừng giáp ranh tỉnh Ninh Thuận, Lâm Đồng (2013-2015), và “Khai thác và phát triển nguồn gen bò quý hiếm tại vùng rừng giáp ranh 3 tỉnh Ninh Thuận, Lâm Đồng và Khánh Hòa” (2015-2019), đều cho thấy điều kỳ diệu của tự nhiên. Xác suất thụ thai bằng không khi cho bò giao phối theo kiểu nuôi nhốt.

Về với thiên nhiên… 

Chia sẻ về những định hướng tương lai, Bí thư Huyện ủy Bác Ái Mẫu Thái Phương (cán bộ lãnh đạo người dân tộc Raglai), phấn khởi giới thiệu một số mô hình mới.

Dù quy mô nhỏ, nhưng đó chính là điểm sáng của huyện nghèo: Dự án nuôi cá tầm nước lạnh tự nhiên hơn 3ha của anh kỹ sư người Việt từng lăn lộn bên Nga về nước; các mô hình du lịch sinh thái kết hợp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tưới nước tiết kiệm…

Bác Ái với lợi thế của “Ngã ba biên giới”, một tiếng gà gáy vang ra 3 tỉnh, sẽ hưởng lợi trực tiếp khi đường cao tốc Đà Lạt - Bình Thuận đi qua, một đoạn tuyến đang được thi công. Vì thế, có thể phát triển các nông trại sinh thái làm điểm đến hấp dẫn du khách trên tuyến Bình Thuận - Đà Lạt.

Cả nước quan tâm mấy con bò tót vừa qua, cũng cho thấy nó không chỉ là chuyện của đàn bò hơn chục con, còn mang ý nghĩa quốc gia.

Trò chuyện với anh Phạm Ngọc Hoàn, Giám đốc Trung tâm giáo dục môi trường và dịch vụ môi trường rừng quốc gia Phước Bình (đơn vị tiếp nhận, nuôi dưỡng đàn bò), trong không gian nửa làng, nửa hoang dã thuộc vùng đệm của Vườn quốc gia Phước Bình, anh nói bò tót là nguồn gen quý dự trữ trong thiên nhiên, để có thể lai tạo với các giống bò khác.

Bò tót lai thụ tinh nhân tạo thì trên thế giới có nhiều, nhưng bò tót lai tự nhiên, có thể đây là trường hợp đầu tiên trên thế giới... Rồi anh say sưa kể về ý tưởng “viết tiếp câu chuyện tình bò tót”.

Theo đó, đàn bò tót lai được di dời quần đàn về Vườn thực vật và chủ động nguồn thức ăn lâu dài. Không gian sống bán hoang dã cho đàn bò được mở rộng để hình thành khu vực bảo tồn quần thể đàn con lai bò tót tại Vườn quốc gia, giúp các hậu duệ bò tót rừng này được trở về với thiên nhiên, sống theo bản năng của cha ông chúng mà không bỏ nhà, bỏ làng…     

Vượt qua khuôn khổ một dự án là khẳng định cách tiếp cận từ gốc, gắn với sinh hoạt, tập quán, văn hóa bản địa, mọi hoạt động của con người, loài vật hướng đến văn minh, nhưng cũng hòa mình với thiên nhiên. 

Giữa đại ngàn, bên cầu treo và suối mát trong khu vực của Vườn quốc gia, quên đi những hình ảnh bò tót gầy gò mấy tháng trước, tôi nhìn thấy những nụ cười, những ánh mắt tràn đầy hy vọng. Bỗng như câu nói của đồng bào Raglai "Chớ glai là hđíu aná ma n'uh" - Núi rừng là sự sống! 

 Bò tót có tên khoa học là Bosgaurus được xếp vào nhóm động vật quý hiếm, cần bảo vệ nghiêm ngặt. Con trưởng thành cao khoảng 2m, nặng hơn 1 tấn, chân trắng, mình đen, sừng dài và nhọn, được xếp vào loài trên cạn to xác chỉ sau voi. Theo các chuyên gia động vật học, bò tót Việt Nam là một trong những loài bò tự nhiên to nhất thế giới, hiện còn dưới 300 cá thể sống hoang dã trong rừng núi khu vực Nam Tây nguyên và Vườn quốc gia Cát Tiên. 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

"Tính cách người Việt theo vùng miền"

Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên  Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra

ART NUDE PHOTOS của Dương Quốc Định

Quên những bộn bề lo toan giá vàng lên xuống, giá lúa, cá tra giảm, chuyện nhà khoa học phải nói dối ... để  ngắm ảnh các em xinh đẹp. Và nếu như kết quả nghiên cứu khoa học của một bà đầm Đức  là khoa học  (không như ta nói dối nhiều quá):  DÒM VÚ PHỤ NỮ TĂNG TUỔI THỌ     (Blog này đã từng có bài, nằm trong nhóm truy cập nhiều nhứt, có lẽ nhiều người đã luyện tập?) thì quý ông cũng nên tập thể dục con mắt một tí nhé. Xin mượn mấy tấm ảnh của nhà nhiếp ảnh Dương Quốc Định làm  dụng cụ luyện tập, ai có điều kiện thì xài hàng thật. Bộ sưu tập những bức ảnh khỏa thân và bán khỏa thân nghệ thuật của nhiếp ảnh gia trẻ Dương Quốc Định. Rất nhiều ảnh trong bộ sưu tập này đã đoạt những giải thưởng quốc tế uy tín. Cảm ơn tác giả đã chia sẻ tác phẩm trên internet. Mời bạn xem qua phần thể hiện bộ sưu tập trên PPS của chúng tôi. Link PPS:  http://vn.360plus.yahoo.com/nns-nguyennamson/article?new=1&mid=112 Chân dung Dương Quốc Định Dương Quốc Định  sinh năm 1967,

Nhớ Cần Thơ phố

Trần Hữu Hiệp B áo Dân Việt So với Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, cố đô Huế trầm tư hay Sài Gòn phố nhộn nhịp, thì Cần Thơ phố mang đậm đặc trưng sông nước miệt vườn. Nơi đó, hàng ngày, người Tây Đô vẫn đang sống cuộc đời bình dị. Nhớ thời học phổ thông, nhà tôi chỉ cách trung tâm Cần Thơ 20 Km, nhưng mãi đến năm 15 tuổi, lần đầu tiên mới được đến Cần Thơ cùng đội học sinh giỏi của Trường cấp III Ô Môn dự thi. Đêm, mấy thằng nhà quê lang thang, lạc đường trên phố Hòa Bình, thời đó là một  đại lộ mênh mông trong mắt nhìn bọn trẻ nhà quê chúng tôi. Ký ức Cần Thơ phố trong tôi một thời còn vang qua giọng ngâm của ai trong đêm tĩnh lặng nơi con hẻm nhỏ, bài thơ Tình trắng của Kiên Giang – Hà Huy Hà: “Cần Thơ, ơi hỡi Cần Thơ/Bóng dáng ngày xanh phủ bụi mờ/Ai nhặt giùm tôi bao kỷ niệm” … Và thơ tôi, tuổi học trò: “Ai đặt tên em tự bao giờ/Người đời hai tiếng gọi Cần Thơ/Mỗi lúc đi xa ta nhớ quá/Gặp lại hình em trong giấc mơ …”.   Nhớ Cần Thơ phố thời bao