Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 8, 2016

Hậu Giang: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chủ lực từ góc nhìn so sánh và tiếp cận theo vùng

Trần Hữu Hiệp Tạp chí Cộng sản, ngày 12/8/2016 TCCSĐT - Tình trạng sản xuất thiếu liên kết, quy mô nhỏ lẻ, đầu tư dàn trải, thiếu tập trung, mỗi tỉnh, thành phát triển sản phẩm chủ lực theo kiểu “mạnh ai nấy làm” hoặc mô phỏng lẫn nhau thường dẫn đến cạnh tranh cục bộ, triệt tiêu nguồn lực. Trong bối cảnh đó, việc tỉnh Hậu Giang xác định các mặt hàng nông sản chủ lực để tập trung đầu tư phát triển sản xuất và tiêu thụ là hướng đi đúng, căn cơ. Vấn đề đang đặt ra là cần đặt những nỗ lực mang tính đột phá của Hậu Giang trong mối liên kết vùng đồng bằng sông Cửu Long và lợi thế so sánh để phát triển bền vững. Con đường lúa gạo miền Hậu Giang Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về sản phẩm chủ lực Sản phẩm chủ lực là khái niệm để chỉ những sản phẩm có ưu thế cạnh tranh vượt trội, quy mô lớn, tính đồng nhất cao, có sức lan tỏa và chi phối, có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế của một địa phương, một vùng lãnh thổ, một quốc gia. Một số quốc gia còn xác địn

Đề nghị không làm sân bay An Giang 3.400 tỉ đồng

Báo Tuổi Trẻ Online, 10/08/2016 TTO - Đó là kiến nghị của ông Trần Hữu Hiệp, vụ trưởng Vụ Kinh tế Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, tại buổi họp lấy ý kiến về báo cáo kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng và hệ thống logistics vùng Tây Nam bộ được Bộ GTVT và Ban chỉ đạo Tây Nam bộ tổ chức chiều 10-8.  Ông Trần Hữu Hiệp phát biểu quan điểm về việc đầu tư sân bay An Giang tại cuộc họp chiều 10-8 - Ảnh: CHÍ QUỐC Buổi họp nhằm chuẩn bị cho hội nghị chuyên đề về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và hệ thống logistics vùng đồng bằng sông Cửu Long dự kiến sẽ được Bộ GTVT và Ban chỉ đạo Tây Nam bộ tổ chức vào ngày 22-8. Ông Hiệp nêu ba lý do của kiến nghị trên: Thứ nhất vốn đầu tư dự án sân bay quá lớn, thứ hai khoảng cách địa lý với sân bay quốc tế Cần Thơ, sân bay Rạch Giá và sân bay Phú Quốc (Kiên Giang) là quá gần và thứ ba là

3.400 tỷ xây sân bay An Giang: Vẫn chưa cần thiết

Báo Đất Việt Thay vì xây sân bay An Giang, nên tập trung ưu tiên cho các dự án giao thông đang đầu tư dở dang. ·                   Ứng vốn SCIC cho sân bay Long Thành: Sai mục tiêu nhưng... ·                   Ứng vốn SCIC cho sân bay Long Thành: Xin vội quá... Đó là nhận định của ông Trần Hữu Hiệp - Vụ trưởng Vụ Kinh tế Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, tại buổi họp nhằm chuẩn bị cho hội nghị chuyên đề về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và hệ thống logistics vùng ĐBSCL dự kiến sẽ được Bộ GTVT và Ban chỉ đạo Tây Nam bộ tổ chức vào ngày 22/8. Bên cạnh đó, ông Hiệp đưa ra 3 kiến nghị: " Thứ nhất,  vốn đầu tư dự án sân bay quá lớn, trong khi điều kiện của chúng ta rất là khó khăn, mà lĩnh vực bức xúc hiện nay cũng không phải ở lĩnh vực đó, vì vậy, nên cân nhắc kỹ. Thứ hai,  khoảng cách địa lý với sân bay quốc tế Cần Thơ, sân bay Rạch Giá và sân bay Phú Quốc (Kiên Giang) là quá gần. Ở ĐBSCL đã có sân bay Cần Thơ, Rạch

Bàn tròn: Điểm cốt lõi là hài hòa lợi ích

Nhân Dân Cuối tuần, thứ Sáu, 05/08/2016 Làm thế nào để kích hoạt được Quyết định số 593/QĐ-TTg ngày 6-4-2016 về Quy chế thí điểm liên kết phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) vùng ĐBSCL giai đoạn 2016 - 2020 của Thủ tướng Chính phủ? Chủ đề nóng này sẽ được các ông Trần Công Chánh, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang, ông Trần Hữu Hiệp, Ủy viên Chuyên trách kinh tế, Ban Chỉ đạo (BCĐ) Tây Nam Bộ, và ông Nguyễn Phương Lam, Phó Giám đốc VCCI Cần Thơ, bàn thảo cùng Báo Nhân Dân cuối tuần. Phóng viên (PV):  Thưa các ông, muốn phá thế cạnh tranh lẫn nhau giữa 13 tỉnh ĐBSCL thì liên kết vùng (LKV) sẽ phải tập trung vào điểm nào? Làm sao để có được chính sách đặc thù đủ mạnh để điều chỉnh một số lĩnh vực mũi nhọn như nông nghiệp, thủy sản…? Ông Trần Công Chánh:  Đây là một câu hỏi thú vị. Thực tế, LKV là câu chuyện không đơn giản, nhất là trong bối cảnh, lâu nay các tỉnh còn tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ. Do vậy cần hoàn chỉnh qu

Trăn trở với đất Chín Rồng

Kim Chung Báo Bạc Liêu, ngà y 18/07/2016 Diễn đàn Hợp tác kinh tế ĐBSCL (MDEC Hậu Giang 2016) đã thành công tốt đẹp, thu hút được sự tham gia của nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư, các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước. Nhiều mục tiêu, giải pháp quan trọng đã được đưa ra nhằm khai thác tối đa các tiềm năng, thế mạnh của vùng. Tuy nhiên cũng đặt ra hàng loạt khó khăn, thách thức mà các tỉnh ĐBSCL phải đối mặt. Đó là làm gì để tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững? THIẾU VÀ YẾU Khi đánh giá về thực trạng của kinh tế vùng ĐBSCL, các chuyên gia kinh tế đều có chung nhận định: Vùng ĐBSCL có rất nhiều tiềm năng, thế mạnh, nhưng lại phát triển chậm và chưa xứng tầm với những gì vốn có. Qua 9 lần tổ chức MDEC, nỗi trăn trở này luôn là vấn đề nóng hổi tính thời sự, được tập trung bàn thảo, phân tích và tranh luận nhiều nhất. Không trăn trở sao được khi các thế mạnh của vùng mới dừng ở tiềm năng, lợi thế. Sản vật có nhiều, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhưng lại thiếu đầu