Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 2, 2019

Kinh tế số nhìn từ vùng trọng điểm nông nghiệp quốc gia

TRẦN HỮU HIỆP Doanh nhân Sài Gòn, giai phẩm xuân Kỷ Hợi 2019 Kinh tế số là nền kinh tế dựa trên công nghệ kỹ thuật số. Các giao dịch, trao đổi hàng hóa và dịch vụ diễn ra nhanh chóng, thuận tiện, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn các dạng kinh tế truyền thống. Nông nghiệp số Tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 26 (APEC 26), năm 2018, diễn ra tại Papua New Guinea, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gửi đến thế giới thông điệp mới và cam kết mạnh mẽ về phát triển kinh tế số.  Việt Nam đang tích cực xây dựng hạ tầng công nghệ, chuyển đổi kỹ thuật số, xây dựng chính phủ điện tử, thành phố thông minh, ban hành nhiều chính sách để tạo môi trường thuận lợi phát triển kinh tế số. Không chỉ Chính phủ nỗ lực, đã có những doanh nghiệp tiên phong, nhiều nông dân tại Đồng bằng sông Cửu Long đang hiện thực hóa nền kinh tế số trên những cánh đồng, vườn cây, ao cá. Phát huy lợi thế sinh thái tự nhiên, nâng tầm nông nghiệp truyền thống, kết hợp công nghệ thông tin

"Giải cứu" cấp tốc lúa gạo miền Tây: Rồi sao nữa?

Trần Hữu Hiệp  Pháp luật TPHCM , Thứ Bảy, ngày 23/02/2019 16:41 PM (GMT+7)     Mấy ngày sau khi Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt các biện pháp tiêu thụ lúa đông xuân, giá lúa tại ĐBSCL có nhích lên do tác động tâm lý, nhưng vẫn còn tình trạng "nằm chờ" sự chuyển bộ thật sự của ngân hàng, doanh nghiệp thu mua. Một lần nữa, bài toán lúa gạo cần lời giải căn cơ. Khó từ lúa ngoài đồng đến gạo vào trong chợ  Đông Xuân là vụ lúa chính của nông dân ĐBSCL, quyết định thu nhập trong năm của bà con. Cú sốc ngược đầu năm 2019 nổ ra khi lúa ngoài đồng chờ thu hoạch mà liên tục rớt giá, nông dân không bán được, doanh nghiệp kêu thiếu vốn không tổ chức thu mua. Lý giải tình trạng trên, nhiều người cho rằng do thị trường xuất khẩu gạo gặp khó, thời điểm đầu năm chưa có nhiều đơn hàng xuất khẩu, trong khi nhiều nông dân cũng muốn bán lúa để có tiền chi tiêu. Song, cần nhìn nhận những yếu kém trong việc kết nối giữa sản xuất và tiêu thụ lúa gạo chính là nguyên nhân chính d

Năng lượng đồng bằng: Mối lo và lối mở

TS. TRẦN HỮU HIỆP Tạp chí Nhà Đầu tư Xuân Kỷ Hợi , Tháng 02, 2019 | 09:48 Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang trở thành một trung tâm năng lượng quốc gia, với tổng công suất phát điện dự kiến vào năm 2030 lên đến 18.224 MW, gấp 7,6 lần nhà thủy điện Sơn La có công suất lớn nhất Đông Nam Á (2.400 MW). Các trung tâm điện lực Cần Thơ, Cà Mau, Trà Vinh, Sông Hậu, Long Phú được đầu tư xây dựng có tổng công suất phát điện lớn. Nhà máy Nhiệt điện  Ô Môn 1 có công suất 660MW, sản lượng khoảng 3,6 tỷ kWh/năm, tiêu thụ khoảng 800 triệu - 1 tỷ m3 khí/năm. Các dự án Ô Môn 2 (720MW), Ô Môn 3 (700MW), Ô Môn 4 (720MW) với tổng vốn đầu tư 2 tỷ USD, tiêu thụ khoảng 4 tỷ m3 khí/năm. Nhiệt điện khí Cà Mau 1 & 2 có công suất 1.500 MW. Trung tâm Điện lực Duyên Hải có tổng công suất khoảng 4.308MW, tổng vốn đầu tư hơn 5 tỷ USD. Trong đó, 3 nhà máy đã phát điện gồm Duyên Hải 1 (1.245 MW), Duyên Hải 3 (1.245 MW) và Duyên Hải 3 mở rộng (688 MW). Ngoài ra, còn có các dự án đang triển khai