Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 2, 2014

Tư duy cũ đang giết chết ngành mía đường

Báo Nông Nghiệp Việt Nam HOÀNG ANH   - Thứ Ba, 18/02/2014, 10:14 (GMT+7) Vài lời: Cái tít bài đúng là vậy, nhưng nói như thế này (trích từ nội dung bài viết)  "Tóm lại, ngành mía đường thê thảm như hiện nay hoàn toàn tại các doanh nghiệp hết. Chả phải tại địa phương, không phải tại Chính phủ hay bộ này bộ nọ như họ kêu đâu. Đừng đưa ra tranh cãi mấy vấn đề vớ vẩn ấ y "... thì cũng tội doanh nghiệp quá. Chã lẽ, ai mang tên "doanh nghiệp" mía đường, thì cũng có lỗi làm ra cái "tại" đó sao? Đây là nguyên văn bài viết: Đề cập đến thực trạng thê thảm hiện nay của ngành mía đường, nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn  (ảnh) , “cha đẻ” của Chương trình 1 triệu tấn đường tới năm 2000 trước đây thẳng thắn: Cứ nói là nghe họ nói hết Bộ trưởng sẽ rơi nước mắt, tôi thấy nực cười thì đúng hơn. Không ai khóc cho họ đâu! >>  Nghe ngành mía đường nói Thà họ khó khăn thật cơ, đằng này điều kiện khách quan thuận lợi, thiết bị sản xuất không vấn đề gì

Tư vấn truyền hình trực tuyến: Điều kiện có việc làm khối ngành kinh tế

Báo Thanh Niên,  21/02/2014 01:32 Nhiều trăn trở của thí sinh về cơ hội việc làm khối ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, luật đã được chuyên gia đến từ các trường ĐH giải đáp trong buổi  trực tuyến truyền hình  qua Báo  Thanh Niên điện tử  ( www.thanhnien.com.vn ) chiều 20.2. Học sinh Trường THPT Marie Curie (TP.HCM) đặt câu hỏi trong buổi tư vấn truyền hình trực tuyến về khối ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, luật - Ảnh: Khả Hòa Chọn ngành hôm nay để cho tương lai Trước rất nhiều lo lắng của bạn đọc về tình trạng thất nghiệp của sinh viên ngành kinh tế, thạc sĩ Dương Tôn Thái Dương, Phó phòng Đào tạo Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM), khẳng định: “Chúng ta chọn ngành hôm nay là cho 5 năm sau nữa”.  Thạc sĩ Dương phân tích hiện tại chúng ta đang trong phân khúc suy thoái của thời kỳ kinh tế, sự suy thoái này chính là tiền đề cho sự phát triển mới của nền kinh tế. Hơn nữa, chúng ta đang hội nhập kinh tế rất mạnh, vài năm nữa chúng ta không chỉ cạnh tranh

Tại sao chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp ĐBSCL còn thấp?

19/10/2012, 16:40:28   (VTV Cần Thơ) - Là vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp của cả nước, hàng năm đồng bằng sông Cửu Long cung cấp 90% sản lượng gạo, 60% thủy sản và khoảng 70% trái cây xuất khẩu của cả nước. Tuy dẫn đầu về sản lượng, song giá trị mà các sản phẩm này mang lại chưa cao, đời sống của người nông dân còn nhiều bấp bênh. Vì sao lại có sự mâu thuẫn giữa sản lượng và giá trị các sản phẩm nông nghiệp của đồng bằng sông Cửu Long? Sáng nay (19-10), Tạp chí Cộng Sản phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, Tỉnh ủy Sóc Trăng tổ chức Hội thảo: “Vai trò khoa học – công nghệ trong phát triển nông nghiệp bền vững và xây dựng nông thôn mới vùng ĐBSCL" nhằm tìm ra giải pháp cho vấn đề này. Các chuyên gia nông nghiệp cho rằng, kĩ thuật canh tác, sản xuất nông nghiệp của nông dân đồng bằng sông Cửu Long không thua bất cứ khu vực nào trên thế giới. Sản phẩm mà họ làm ra có khả năng cạnh tranh ở những thị trường khó tính. Vậy tại sao chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp nơi đây v

Chưa ra trường đã lo thất nghiệp

Báo Tuổi Trẻ, 27/02/2014 09:20 (GMT + 7) TT - Đại bộ phận các trường không đủ điều kiện đảm bảo chất lượng, lại trượt dài đào tạo theo cái mình có mà không đào tạo cái xã hội cần. GS. TSKH Nguyễn Minh Đường - ủy viên Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực - lý giải tại sao nhiều sinh viên cao đẳng chưa ra trường đã lo thất nghiệp. GS.TSKH Nguyễn Minh Đường - Ảnh: Nguyễn Khánh "Quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo đang rất mất cân đối, không gắn với yêu cầu phát triển nhân lực, phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như từng vùng, từng địa phương, cũng chưa phù hợp với xu thế phát triển nhân lực của nhiều nước trên thế giới" GS Nguyễn Minh Đường Cao đẳng chỉ là chỗ trú chân Nhiều trường than thở khó khăn nảy sinh từ thông tư mới về đào tạo liên thông, ép người học phải chen vào cánh cửa quá hẹp, muốn liên thông ngay thì phải thi “ba chung”. Song phải nói quy chế này rất hợp lý nếu muốn nâng cao chất lượng đào tạo và không phá vỡ quy ho

Xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn lớn nhất ĐBSCL

04:44 CH, 26/02/2014 (Chinhphu.vn) – Ngày 26/2, tỉnh Sóc Trăng khởi công xây dựng Nhà máy xử lý chất thải rắn thành phố Sóc Trăng, được đánh giá là nhà máy xử lý chất thải rắn lớn nhất khu vực ĐBSCL. Dự án có tổng mức đầu tư 216 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn vay ưu đãi của Na Uy chiếm khoảng 177 tỷ đồng, nguồn vốn đối ứng của tỉnh khoảng 39 tỷ đồng. Chủ đầu tư là Công ty TNHH MTV Công trình Đô thị tỉnh Sóc Trăng. Nhà máy có công suất 160 tấn/ngày và sản xuất phân hữu cơ vi sinh với công suất 100 tấn/ngày, kết hợp với xây dựng bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh và các dây chuyền tái chế, tái sử dụng chất thải sử dụng vào nhu cầu cuộc sống như hạt nhựa, gạch không nung,... Sau khi nhà máy được đưa vào khai thác sẽ thay dần các bãi rác lộ thiên đang quá tải, gây ô nhiễm, góp phần giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, giảm thiểu tác động tổn hại đến nguồn nước, đất, không khí, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, mỹ quan đô thị cho TP Sóc Trăng và các vùng lân cận. Dự kiến công trình s

Triển vọng nông thôn mới ở ĐBSCL

SGGP, Thứ năm, 20/02/2014, 00:46 (GMT+7) Đầu năm 2014, người dân ĐBSCL đón tin vui: 4 xã đầu tiên của vùng được công nhận hoàn thành tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM). Tại Phước Long (Bạc Liêu), một trong 5 huyện điểm của cả nước về xây dựng NTM, lãnh đạo huyện cũng vừa triển khai kế hoạch xây dựng NTM trong năm 2014 với nhiều giải pháp quyết liệt. Chương trình xây dựng NTM ở ĐBSCL đang chuyển biến tích cực.         Cú hích làng quê Trong dịp kỷ niệm 10 năm thành lập tỉnh, Hậu Giang đã tổ chức công nhận xã Đại Thành (TX Ngã Bảy) đạt chuẩn NMT vào ngày 24-12-2013. Sau 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, đến nay xã Đại Thành đã đạt 19/19 tiêu chí, với tổng vốn đầu tư trên 380,8 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp trên 102,6 tỷ đồng. Điểm nổi bật của xã Đại Thành là sản xuất không ngừng phát triển, nhất là người dân đã biết liên kết, hình thành phương thức làm ăn mới. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người ở xã Đại Thành đạt 23,9 triệu đồng/người/năm (

Tầm nhìn dài hạn cho ĐBSCL phát triển an toàn và trù phú

Bài trên báo SGGP, Thứ ba, 18/02/2014, 00:24 (GMT+7) Sông nước ĐBSCL Vừa qua, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ phối hợp với Bộ TN-MT, Trường Đại học Cần Thơ, Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới tại Việt Nam tổ chức hội thảo tham vấn cuối cùng lấy ý kiến của các tỉnh, thành trong vùng về kế hoạch ĐBSCL (MDP) - Tầm nhìn dài hạn đến năm 2100 cho một khu vực đồng bằng an toàn, trù phú và bền vững trước thách thức biến đổi khí hậu và nước biển dâng.  MDP do các chuyên gia Hà Lan xây dựng, đã được làm sáng tỏ hơn bởi những người trong cuộc. 4 kịch bản phát triển của MDP được đề xuất gồm: Công nghiệp hóa hành lang kinh tế, lấy trục phát triển chính TPHCM - Cần Thơ; An ninh lương thực; Công nghiệp hóa nông nghiệp - tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với công nghiệp hóa; Công nghiệp hóa nút kép - lấy “TPHCM và Cần Thơ” làm hạt nhân thúc đẩy phát triển toàn vùng. MDP được xây dựng theo cách tiếp cận mới: Tầm nhìn dài hạn trăm năm, phân kỳ thành 3 giai đoạn (ngắn hạn, trung hạn và dài hạn); dựa trên

GIỌNG NÓI MIỀN TÂY

Trần Hữu Hiệp Bài đã đăng trên báo Lao Động năm 2011 Chân chất, thật thà, đơn giản Nước ta trải dài hơn 2.000 Km, qua nhiều vùng miền khác nhau, phong thổ, tập quán sinh hoạt khác nhau, giọng nói và từ ngữ giao tiếp hàng ngày mỗi vùng, miền cũng khác; nên mới có  giọng Hà Nội, giọng Nghệ, giọng Huế, giọng Quảng, giọng Miền Nam  mà  Sài Gòn  là đặc trưng . Cùng là chất giọng Miền Nam, không khác mấy Sài Gòn, nhưng nghe dân Miền Tây chính gốc phát âm là nhận ra ngay “Quê tôi, Hai Lúa!”:  con cá gô, bỏ dô gổ, kêu gột gẹc … Có người nói, giọng Miền Tây   “rặt” nghe dân dã, bình dị và "dễ thương" lắm. Bạn bè tôi dân Miền Trung, ngoài Bắc, những năm tháng sinh viên “choảng” nhau vì “nhạy giọng” (chửi cha không bằng pha tiếng mà!), nhưng xa nhau mấy mươi năm vẫn nhắc hoài cái chất giọng chân chất, khó quên như luôn mang theo một miền quê sông nước, đồng lúa, vườn cây và cả những ca từ ngân nga, thủng thẳn của  bài vọng cổ  - giọng nói Miền Tây Nam Bộ!  Nhiều người Miền Tây xa

Áo bà ba duyên dáng đồng bằng

Báo Lao Động ngày 01/09/2011 07:41:50 AM (LĐ) - Áo bà ba là loại trang phục đặc trưng Nam Bộ, cả nam lẫn nữ đều mặc được; nhưng giới nữ ưa chuộng nhiều hơn; đặc biệt là ở miệt v ườn, miệt ruộng của vùng sông nước Cửu Long, tạo nên nét duyên dáng đồng bằng không g ì so sánh được. Ảnh: Lê Vũ Tuấn Nguồn gốc xuất xứ và tên gọi của loại trang phục “đặc sản” này đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Có ng ười cho rằng, áo bà ba xuất hiện đầu tiên ở Nam Bộ vào thời Hậu Lê v ì có nét giống “cái áo đàn ông cổ tròn, cửa ống, tay hẹp" mà sách x ưa ghi là cụ Lê Qu ý Đôn đã quy định thành trang phục cho dân Đàng Trong cuối thế kỷ 18. Lại có ý kiến cho rằng, áo bà ba chỉ mới xuất hiện vào nửa đầu thế kỷ 19, được học giả Trương Vĩnh Ký cách tân từ áo của người Malaysia gốc Hoa cho phù hợp với vóc dáng ng ười Việt. Nếu điều này đúng th ì dân Nam Bộ chính là những ng ười giao lưu khu vực sớm nhất. Tôi không biết ai đúng, nhưng vẫn coi áo bà ba là “đặc sản” của xứ tôi – đồng bằng sôn

Dự thảo Luật Doanh nghiệp mới: Được kinh doanh nếu pháp luật không cấm

Báo Tuổi Trẻ, 15/02/2014 07:47 (GMT + 7) TT - Không phải đăng ký trước ngành nghề để ghi trong giấy đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp được kinh doanh các ngành nghề mà luật, pháp lệnh, nghị định không cấm và có quyền không tuân thủ các quy định trái với ba loại văn bản này. TIN BÀI LIÊN QUAN ·          Được kinh doanh nếu pháp luật không cấm (15/02) ·          Đọc gì trên Tuổi Trẻ ngày 15-2? (15/02) ·          Đơn giản hóa thủ tục để hấp dẫn môi trường đầu tư (10/01) ·          Tăng cường hậu kiểm doanh nghiệp (28/09) ·          Đừng để doanh nghiệp “nhờn” luật (09/09) Đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch - đầu tư TP.HCM - Ảnh: Hoàng Thạch Vân Ông Nguyễn Đình Cung - Ảnh: V.Dũng Bộ Kế hoạch - đầu tư vừa công bố dự thảo Luật doanh nghiệp (DN) sửa đổi, bãi bỏ nhiều thủ tục khi thành lập DN, không buộc phải đăng ký trước ngành nghề kinh doanh... Tuổi Trẻ  phỏng vấn ông Nguyễn Đình Cung - viện trưởng Viện Nghiên