Chuyển đến nội dung chính

GIỌNG NÓI MIỀN TÂY

Trần Hữu Hiệp
Bài đã đăng trên báo Lao Động năm 2011
Chân chất, thật thà, đơn giản

Nước ta trải dài hơn 2.000 Km, qua nhiều vùng miền khác nhau, phong thổ, tập quán sinh hoạt khác nhau, giọng nói và từ ngữ giao tiếp hàng ngày mỗi vùng, miền cũng khác; nên mới có giọng Hà Nội, giọng Nghệ, giọng Huế, giọng Quảng, giọng Miền Nam  Sài Gòn là đặc trưng.Cùng là chất giọng Miền Nam, không khác mấy Sài Gòn, nhưng nghe dân Miền Tây chính gốc phát âm là nhận ra ngay “Quê tôi, Hai Lúa!”: con cá gô, bỏ dô gổ, kêu gột gẹc …
Có người nói, giọng Miền Tây “rặt” nghe dân dã, bình dị và "dễ thương" lắm. Bạn bè tôi dân Miền Trung, ngoài Bắc, những năm tháng sinh viên “choảng” nhau vì “nhạy giọng” (chửi cha không bằng pha tiếng mà!), nhưng xa nhau mấy mươi năm vẫn nhắc hoài cái chất giọng chân chất, khó quên như luôn mang theo một miền quê sông nước, đồng lúa, vườn cây và cả những ca từ ngân nga, thủng thẳn của bài vọng cổ - giọng nói Miền Tây Nam Bộ! Nhiều người Miền Tây xa quê mấy mươi năm, hàng ngày nói tiếng Tây, tiếng Tàu hay đã pha tạp chất giọng của các vùng miền khác; nhưng chỉ cần đôi ba tuần sống hòa mình lại chốn xưa, lại trở về cái chất giọng của cố hương như tìm về nơi chôn nhau, cắt rún của mình.
Tiếng Miền Tây – giao thoa ngôn ngữ
Trong tiếng nói người Miền Tây, có nhiều từ ngữ “đặc sản” chỉ vùng này mới có, thú vị hơn là sự giao thoa ngôn ngữ Kinh – Khmer – Hoa như món Lẩu mắm của xứ này (cái lẩu – tiếng Hoa, món mắm – người Kinh, Khmer đều quen dùng và rau các loại – món ăn tự nhiên khởi nguồn từ những người Việt đi khẩn hoang vùng đất Phương Nam này chăng?). Gặp một em gái Miền Tây đi đâu một mình, hỏi: “Em đi với ai?”. Trả lời: “Dạ, em đi mình ên”. Thì ra, trong tiếng Khmer, “Êng” có nghĩa là “một mình”. Ca sĩ, nhạc sĩ Đình Văn có bài hát rất hay “BUỒN MÌNH ÊN”(Đan Trường – Cẩm Ly thể hiện): “Buồn ngồi mình ên, buồn ngồi chờ ai/ Ánh trăng bên thềm/ Xót xa, xót xa cho người chờ mong/ Buồn ngồi tùng đêm, buồn lòng hiu hắt/ Nước mắt rơi trong lòng tiếc thương/ Tiếc thương cho mối tình đầu … Mình ên ai đứng đợi người/ Buồn thiu cá chẳng ăn mồi/ Cá buồn không giỡn bóng trăng/ Người đi xa mãi cánh cò, cánh cò mỏi mòn đợi mong/ Mình ên cùng với trăng vàng/ Ai đứng nhớ người chết lặng mình ên”. Qua ngõ nhà em, thương lắm rồi mà làm bộ dửng dưng (một chút làm cao), không rẽ vào nhà màđi qua luôn, gọi là đi huốt – cũng có gốc từ tiếng Khmer.
Tiếng Miền Tây chân chất mà chuẩn xác ngữ nghĩa biểu cảm

Người Miền Nam nói chung và dân Miền Tây nói riêng không dùng lẫn lộn các từ “đắc – mắc” – đắc đỏ và mua may bán đắc; hay “vay & mượn” như người miền Bắc, ngoài Trung. Đối với người Miền Nam, bán “mắc” là bán hàng giá cao, còn bán đắc là đông khách hàng đến mua. Anh em giúp đỡ nhau chút ít tiền gọi là “cho mượn”, không bao giờ nói là “cho vay” – có tính lãi (do họ quá rành các nguyên tắc giao dịch trong luật dân sự chăng?). Người Miền Tây hay dùng các từ đệm chân chất như "đẹp hết sẩy", "xấu quắc" ... Nếu để ý, người Miền Tây có cách dùng đại từ nhân xưng ngôi thứ ba trong tiếng Việt rất đơn giản (không cần thêm từ), thí dụ như để chỉ anh ấy, chị ấy, ông ấy, em ấy,bà ấy, … họ nói: ảnh, chỉ, ổng, ẻm, bả – gọn thế là xong.

Người ta nói tiếng Sài Gòn dễ hiểu, dễ nói, dễ viết. Người Sài Gòn sáng tạo và đóng góp cho từ điển Việt Nam rất nhiều từ hay, ngắn, gọn, ai nghe cũng hiểu ngay đó là cái gì như Bột ngọt (miền Bắc: mì chính, vốn gốc từ tiếng Tàu), Mì ăn liền (ngoài Bắc hay gọi mì tôm, nhưng bi giờ thì đủ loại: tôm, cua, gà, bò ... nên gọi mì ăn liền thì hợp hơn), Xe hơi (miền Bắc: ô tô, phiên âm Auto), Bánh tráng (miền Bắc: bánh đa). Người Miền Tây cũng dùng như vậy. Tiếng Miền Tây chân chất, đơn giản, cũng dễ hiểu, dễ nói, nhưng khó viết một chút; nếu phiên âm nguyên xi thì sai lỗi chính tả. Người Việt do đặc điểm tiếng nói và tư duy ngôn ngữ khác (ngôn ngữ đơn âm tiết, nói chuyện uốn lưỡi bảy lần), nên nói chung học ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nga – thuộc ngôn ngữ đa âm) rất cực. Ngoại ngữ là một trong những yêu cầu rèn luyện của mọi người, nhất là giới trẻ. Nhưng Giới trẻ ngày nay hội nhập vào nhiều nền văn hoá, học nhiều, biết nhiều ngôn ngữ quốc tế (nhất là tiếng Anh, tiếng Hàn), đã “cung cấp” thêm vốn từ “ba rọi”, nửa nạc nửa mỡ nghe cũng vui  tai nhưng thấy kỳ kỳ, có người mừng, người lo. Nhiều người báo động sự phong phú, giàu đẹp và trong sáng của Tiếng Việt đang đứng trước nguy cơ “xâm lăng” của ngôn ngữ ngoại lai. Giọng nói, từ ngữ vùng, miền cũng không nằm ngoài nguy cơ đó.
Mỗi vùng miền có cái hay, cái đẹp riêng (dĩ nhiên cũng có những hạn chế riêng). Tiếng dùng, giọng nói mỗi miền cũng vậy, nên tạo ra bản sắc riêng trong cái chung của người Việt. Quan trọng là cách dùng trong từng môi trường giao tiếp cốt sao cho người nghe hiểu mà vẫn cảm nhận được vẻ đẹp riêng lấp lánh của ngôn ngữ vùng, miền. Đơn giản là vậy, nhưng dùng đúng, dùng hay cũng không dễ./.
__________________________________________________
Wikipedia về “Nhận dạng tiếng nói” - là một quá trình nhận dạng mẫu, là sự phân lớp (classify) thông tin đầu vào là tín hiệu tiếng nói thành một dãy tuần tự các mẫu đã được học trước đó và lưu trữ trong bộ nhớ. Các mẫu có thể là các từ, hoặc các âm vị. Khó khăn cơ bản của nhận dạng tiếng nói là do nó luôn biến thiên theo thời gian và có sự khác biệt lớn giữa tiếng nói của những người nói khác nhau, tốc độ nói, ngữ cảnh và môi trường âm học khác nhau. Xác định những thông tin biến thiên nào của tiếng nói là có ích và những thông tin nào là không có ích đối với nhận dạng tiếng nói là rất quan trọng. Đây là một nhiệm vụ rất khó khăn mà ngay cả với các kỹ thuật xác suất thống kê mạnh cũng khó khăn trong việc tổng quát hoá từ các mẫu tiếng nói.
Bài hát: Con gái Miền Tây ; Về Miền Tây
TIẾNG BẮC - TIẾNG NAM (Bài đồng dao hay thể loại nào không biết rất dễ thương)
Không gian tiếng Việt

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

"Tính cách người Việt theo vùng miền"

Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên  Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra

ART NUDE PHOTOS của Dương Quốc Định

Quên những bộn bề lo toan giá vàng lên xuống, giá lúa, cá tra giảm, chuyện nhà khoa học phải nói dối ... để  ngắm ảnh các em xinh đẹp. Và nếu như kết quả nghiên cứu khoa học của một bà đầm Đức  là khoa học  (không như ta nói dối nhiều quá):  DÒM VÚ PHỤ NỮ TĂNG TUỔI THỌ     (Blog này đã từng có bài, nằm trong nhóm truy cập nhiều nhứt, có lẽ nhiều người đã luyện tập?) thì quý ông cũng nên tập thể dục con mắt một tí nhé. Xin mượn mấy tấm ảnh của nhà nhiếp ảnh Dương Quốc Định làm  dụng cụ luyện tập, ai có điều kiện thì xài hàng thật. Bộ sưu tập những bức ảnh khỏa thân và bán khỏa thân nghệ thuật của nhiếp ảnh gia trẻ Dương Quốc Định. Rất nhiều ảnh trong bộ sưu tập này đã đoạt những giải thưởng quốc tế uy tín. Cảm ơn tác giả đã chia sẻ tác phẩm trên internet. Mời bạn xem qua phần thể hiện bộ sưu tập trên PPS của chúng tôi. Link PPS:  http://vn.360plus.yahoo.com/nns-nguyennamson/article?new=1&mid=112 Chân dung Dương Quốc Định Dương Quốc Định  sinh năm 1967,

Phải dẹp bỏ '"quy định riêng"

   TRẦN HỮU HIỆP Báo Tuổi Trẻ - 30/08/2021 11:25 GMT+7 TTO - Nỗ lực của các địa phương để kiềm chế, đẩy lùi dịch bệnh là rất đáng ghi nhận, nhưng cách làm cứng nhắc, thiếu phối hợp, biểu hiện cục bộ địa phương gây chia cắt không gian vùng, làm tắc nghẽn lưu thông cần phải được dẹp bỏ. Xe chở hàng tại bến xe khách trung tâm TP Cần Thơ chờ làm thủ tục trung chuyển hoặc đổi tài xế sáng 26-8 - Ảnh: CHÍ CÔNG Mấy ngày qua, đã xảy ra tình trạng xe chở hàng ùn ứ ở cửa ngõ Cần Thơ. Giao thông "luồng xanh" bị ách tắc tại đầu mối giao thông quan trọng nhất của vùng ĐBSCL. Các địa phương phàn nàn, nhiều doanh nghiệp kêu than, hiệp hội ngành hàng bức xúc kêu cứu, kiến nghị tháo gỡ... "Quy định riêng" của TP Cần Thơ đối với hàng "quá cảnh", dù đã đảm bảo các yêu cầu chung về phòng dịch và được "thông chốt" khi qua các địa phương khác, nhưng khi vào địa bàn thành phố vẫn phải thực hiện các thủ tục khai báo trước với các sở ngành và buộc phải tập kết hàn