Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 12, 2020

Thương hiệu “Du lịch an toàn Mekong”

  Trần Hữu Hiệp Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch ĐBSCL   ĐTTC SGGP, Thứ Ba, 17/11/2020 07:24 (ĐTTCO) - Nhiều nước ở châu Âu đang bước vào đợt phong tỏa mới để khống chế dịch Covid-19. Trong khi đó, Việt Nam tiếp tục tăng cường các biện pháp kiểm soát dịch bệnh và xây dựng hình ảnh điểm đến an toàn để kích cầu du lịch. Góc ảnh du lịch ĐBSCL. Trong bối cảnh đó, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang nổi lên là điểm đến an toàn cho du khách, nên cần nỗ lực xây dựng thương hiệu du lịch an toàn Mekong bằng hành động thiết thực.   Du lịch an toàn từ góc nhìn ĐBSCL Trong khi chúng ta liên tục nhiều ngày qua không xuất hiện ca lây nhiễm Covid-19 ngoài cộng đồng, châu Âu đang bước vào đợt phong tỏa mới khi nhiều nước đang vật lộn với dịch bệnh. Vì thế, hình ảnh điểm đến an toàn của du lịch Việt Nam cần được trân trọng, giữ gìn không chỉ với niềm tự hào, phải bằng các giải pháp thiết thực, giải quyết hài hòa giữa phát triển kinh tế với đảm bảo an toàn trước dịch bệnh. 2 yêu cầu này

Đồng bằng sông Cửu Long khởi động lại kích cầu du lịch

  Chí Quốc – Bửu Đấu TTO, 22/11/2020 09:19 GMT+7 TTO - Sau khi dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 2 được kiểm soát, nhiều địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long đã tái khởi động chương trình kích cầu du lịch. Tuy nhiên một số ý kiến cho rằng không nên theo "bài cũ" của đợt kích cầu lần thứ nhất. ·         Cánh cửa mới cho du lịch TP.HCM tiếp cận thị trường vùng Đông Bắc ·         Hương vị miền Tây Nam Bộ tại Làng Văn hóa, du lịch các dân tộc Việt Nam ·         Đường ven biển cú hích phát triển du lịch Khách du lịch tham quan rừng tràm Trà Sư (An Giang) đã lại đông đúc - Ảnh: BỬU ĐẤU Ngoài các chương trình khuyến mãi, giảm giá sâu, ngành du lịch địa phương cũng giới thiệu các tour tuyến mới, phục vụ cho đối tượng khách được ưu tiên tập trung, đồng thời có những chương trình đảm bảo an toàn dịch bệnh cho du khách. Huy động "tổng lực" cùng kích cầu Là một trong những địa phương "tái khởi động" chương trình  kích cầu du lịch  sớm ở đồng bằng sông

Tín dụng nông nghiệp 3 trong 1

  Trần Hữu Hiệp SGGP  Thứ Ba, 24/11/2020 05:50 Việt Nam vừa kết thúc nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN bằng một dấu son khi tổ chức thành công lễ ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực - RCEP, bao gồm 10 nước thành viên ASEAN và 5 nước mà ASEAN đã ký hiệp định thương mại tự do, gồm Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand. Đây chính là khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới, được kỳ vọng thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình liên kết, nâng cao các chuỗi giá trị hàng hóa, dịch vụ, trong đó có các mặt hàng nông sản thế mạnh của Việt Nam như lúa gạo, thủy sản, trái cây… Tiếp sau Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1-8-2020, RCEP đang mở ra một xa lộ mới cho nông sản Việt tiến sâu vào các thị trường. Song, cũng tạo ra nhiều thách thức và thúc ép cạnh tranh gay gắt. Siêu hiệp định RCEP với địa bàn chiếm hơn 2,2 tỷ dân, 30% tổng GDP toàn thế giới, tương đương khoảng 27.000 tỷ USD, tuy còn trải qua các thủ tục phê duyệt của từ
  Đường ven biển 700 km thúc đẩy phát triển ĐBSCL PLO, Thứ Sáu, ngày 4/12/2020 - 07:00 (PLO)- Dự kiến giai đoạn 2021-2025, tuyến đường ven biển từ Tiền giang tới Cà Mau, Kiên Giang sẽ được xây dựng, trở thành hành lang kinh tế thúc đẩy phát triển ĐBSCL. TIN LIÊN QUAN ·         Quy hoạch ĐBSCL: Cần nhất sự đồng thuận ·         Tham vấn điều chỉnh quy hoạch cấp nước ĐBSCL ứng phó hạn mặn ·         Lý do khoảng một nửa ĐBSCL ngập sâu 1-3 m ·         Quy hoạch ĐBSCL: Còn 6 vấn đề có ý kiến khác nhau Theo quy hoạch, tuyến đường ven biển dài hơn 700 km sẽ kết nối từ TP.HCM qua Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau tới Kiên Giang. Tuyến đường ven biển này khi hình thành sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) khu vực ĐBSCL và chia sẻ áp lực giao thông với các tuyến đường hiện hữu. Khẩn trương triển khai Ông Trần Văn Bon, Giám đốc  Sở GTVT tỉnh Tiền Giang , cho biết tuyến đường ven biển kéo dài từ TP.HCM tới Cà Mau là kỳ vọng mới của cá

Nông nghiệp kết hợp điện mặt trời: Những đề xuất chính sách

Trần HỮu Hiệp Tạp chí Kinh tế Việt Nam, 04/12/2020 15:26 Thực tiễn triển khai đầu tư phát triển điện mặt trời ở các địa phương đang vướng nhiều điểm nghẽn...   "Mô hình kết hợp năng lượng mặt trời trong sản xuất nông nghiệp: Kinh nghiệm quốc tế và tiềm năng cho Việt Nam" được Trung tâm Phát triển sáng tạo xanh (GreenID) công bố kết quả nghiên cứu mang tính gợi mở giải quyết xung đột giữa phát triển năng lượng tái tạo và nông nghiệp, thủy sản ở các địa phương. Theo Nghị quyết số 55 ngày 11/2/2020 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về Định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Quyết định số 2068/TTg ngày 25/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, thì điện mặt trời là 1 trong 4 nguồn năng lượng tái tạo được ưu tiên, khuyến khích phát triển và đang được triển khai ở nước ta hiện nay, bao gồm: điện mặt trời, điện gió, điện sinh kh

Thư viện VideoClip: VTV5 _ LIÊN KẾT - XU THẾ TẤT YẾU TRONG NÔNG NGHIỆP