Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 1, 2023

EVFTA Check in đường bay mới

  Trần Hữu Hiệp ĐTTC SGGP - 09/07/2019 07:47 (GMT+7) (ĐTTCO) - Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) vừa được ký kết giữa Việt Nam với Liên minh châu Âu (EU), được ví như “đường bay mới” doanh nghiệp Việt, cơ quan quản lý và các tác nhân liên quan đang “check in” cho hành trình mới, đòi hỏi phải tận dụng tối đa thời cơ vàng để nâng cao năng lực thích ứng trước cơ hội và thách thức mới.   Đường bay phía trước EVFTA và EVIPA là hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, với những cam kết sâu rộng và toàn diện, không chỉ trong thương mại hàng hóa, đầu tư với cơ chế thực thi chặt chẽ, còn bao gồm những lĩnh vực “phi truyền thống”. Trong đó có những cam kết mới chưa từng có tiền lệ ở Việt Nam, dù đã phổ quát ở châu Âu, liên quan cải cách thể chế, lao động xã hội, thành lập tổ chức công đoàn của người lao động, mua sắm công của Chính phủ...  Yêu cầu cải cách thể chế, đổi mới công nghệ, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, dịch vụ cũng như cam kết thực thi

Vẫn còn nhiều rào cản khởi nghiệp

  Khoa học phổ thông - 07:35 ,20/01/2020 KHPTO - Tại hội thảo khoa học “Rào cản khởi nghiệp” do Trường đại học ngân hàng TP.HCM và Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM tổ chức, các đại biểu cho rằng, tuy đã có hàng loạt cơ chế, chính sách, mô hình khởi nghiệp, đang dần hình thành một hệ sinh thái khởi nghiệp, nhưng vẫn còn nhiều rào cản cần phải vượt qua để thúc đẩy mạnh mẽ hơn các startup. Đẩy mạnh hoạt động khởi nghiệp Ông Trần Hữu Hiệp, Trường đại học FPT cho biết, rào cản khởi nghiệp hiện nay vẫn còn khá nhiều, trong đó có việc người sáng lập thiếu kỹ năng lãnh đạo và tổ chức, thiếu kinh nghiệm, ảo tưởng hoặc thiếu quyết tâm, nỗ lực đeo đuổi mục tiêu trong môi trường kinh doanh nhiều rủi ro và thách thức. Khả năng tiếp cận vốn cũng hạn chế, không đi đến cùng khiến các quỹ đầu tư càng không dám tiếp cận, trong khi các loại quỹ đầu tư ở Việt Nam chưa nhiều, thủ tục pháp lý khiến các nhà đầu tư e ngại. Nhiều startup Việt còn thiếu kiến thức về phát triển và hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ,

Phú Quốc: Đảo ngọc thành... đảo ngập!

 Trần Hữu Hiệp NLĐ - 07-08-2019 - 08:16|Trong nước Tình trạng ngập sâu trên đảo một phần do ảnh hưởng bão, mưa lớn kéo dài nhiều ngày, song cần nghiêm túc nhận diện nguyên nhân chính để có giải pháp khắc phục Mấy ngày qua, gần như toàn bộ khu vực đô thị trên đảo Phú Quốc đều bị ngập, có nơi sâu cả mét nước. Nhiều tuyến đường tại thị trấn Dương Đông, các xã Cửa Dương, Cửa Cạn, Dương Tơ chìm trong nước. Buôn bán đình trệ, giao thông ách tắc, hàng trăm hộ dân phải sơ tán, hàng ngàn người được huy động để hỗ trợ, khắc phục tình hình. Phát triển nóng và hệ lụy Tình trạng ngập sâu trên đảo một phần do ảnh hưởng cơn bão số 3, mưa lớn kéo dài nhiều ngày. Nhưng không cần những luận cứ khoa học, kết quả dự báo, nhận xét của người dân là rất đáng quan tâm: "Đừng đổ lỗi cho ông trời, trên đảo năm nào mà không có mưa nhưng sao trước đây không ngập mà nay hễ mưa là ngập!?". Cần nghiêm túc nhìn nhận nguyên nhân chính gây ngập lụt trên đảo để có giải pháp khắc phục trước khi quá muộn. Chưa

Hình hài nào cho đảo ngọc Phú Quốc?

  Trần Hữu Hiệp NLĐ - 04-08-2019 - 08:33 Tỉnh Kiên Giang vừa đề nghị Thủ tướng cho dừng lập Quy hoạch tổng thể Phú Quốc thành đặc khu kinh tế để lập mới quy hoạch khu kinh tế. Phú Quốc sẽ là một TP biển đảo, một đặc khu kinh tế hay khu kinh tế? Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất Việt Nam, diện tích tự nhiên tương đương đảo quốc Singapore. Thời gian qua, hạ tầng trên đảo được đầu tư tạo diện mạo mới. Sân bay quốc tế Phú Quốc hiện là sân bay sôi động, nhiều chuyến bay nhất trong vùng ĐBSCL. Đảo ngọc nhiều năm mặc áo chật Phú Quốc hiện sở hữu các cảng biển quốc tế tổng hợp là An Thới, Dương Đông được đầu tư, đưa vào khai thác. Các đường xương sống trên đảo: trục Bắc - Nam, vòng quanh đảo và tuyến xương cá được hoàn thành. Đường cáp ngầm đầu tiên dài nhất Đông Nam Á đưa điện quốc gia ra đảo, đường cáp quang viễn thông cũng đã vượt biển ra đảo ngọc. Cùng với những công trình hạ tầng lớn trên đảo là nhiều dự án đầu tư tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Hầu hết các tập đoàn lớn đã đầu tư vào Phú Quốc nh

Giữ biển số xe vi phạm, tại sao không?

  NLĐ - 13-01-2020 - 08:43|Trong nước Việc UBND tỉnh An Giang đề xuất tạm giữ biển số xe hoặc giấy chứng nhận đăng ký xe thay vì tạm giữ xe vi phạm là một đề xuất hay, nên nhân rộng cả nước Ông Lê Văn Nưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, vừa ký văn bản kiến nghị Chính phủ về việc tạm giữ biển số xe hoặc giấy chứng nhận đăng ký xe vi phạm thay vì giữ ôtô, xe máy do vi phạm các quy định pháp luật liên quan đến giao thông đường bộ. Tại văn bản trên, UBND tỉnh An Giang cho biết thời gian vừa qua, các lực lượng chức năng đã phát hiện và tạm giữ phương tiện vi phạm là khá lớn. Chỉ tính riêng đến tháng 9-2019, toàn tỉnh tạm giữ gần 8.200 phương tiện các loại. Trong đó, hơn 5.000 phương tiện đủ điều kiện trả lại cho người vi phạm hoặc chủ sở hữu, người sử dụng hợp pháp; số còn lại phải tịch thu sung vào ngân sách nhà nước và thực hiện bán đấu giá hay tiến hành xử lý theo quy định. Số phương tiện tồn đọng nhiều là do quá trình xử lý gặp một số khó khăn, vướng mắc. Chẳng hạn, để hoàn chỉnh hồ

Mở rộng cổng trời miền Tây

  Trần Hữu Hiệp NLĐ - 13-01-2020 - 05:23 Ngày 12-1, Vietjet Air tổ chức lễ khai trương 2 đường bay quốc tế Cần Thơ - Seoul (Hàn Quốc) và Cần Thơ - Đài Bắc (Đài Loan), tiếp nối một năm mở hàng loạt đường bay mới, đánh dấu một giai đoạn khởi sắc của cổng trời miền Tây Sân bay Cần Thơ là 1 trong 10 sân bay quốc tế của cả nước, vốn là một sân bay quân sự từ năm 1961. Những năm 1990, từng có một số chuyến bay nối Tân Sơn Nhất - Cần Thơ, do hiệu quả thấp đã ngưng hoạt động. Sân bay quốc tế Cần Thơ được đầu tư, nâng cấp và đưa vào khai thác trở lại vào năm 2009 nhưng suốt nhiều năm liền không mở được các tuyến bay quốc tế, chỉ khai thác được khoảng 20% công suất. Một năm bằng 10 năm Quá khứ là thế nhưng chỉ trong thời gian ngắn, đầu năm 2019, sân bay quốc tế Cần Thơ đã mở thêm 7 đường bay mới, từ vài chuyến bay/tuần đã có khoảng 20 chuyến bay/ngày, kết nối trực tiếp Kuala Lumpur (Malaysia) và Bangkok (Thái Lan) với sự tham gia của hãng bay quốc tế AirAsia. Và mới đây, hãng hàng không Vietjet