Trần Hữu Hiệp
Theo đó, trụ cột thứ nhất được chỉ rõ là, đổi mới hoạt động điều phối vùng thông qua thể chế, cơ chế mạnh hơn với mục tiêu thiết lập, vận hành thể chế vùng có tính đại diện và trách nhiệm giải trình; xây dựng, thực hiện quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh; xây dựng nền tảng thông tin phục vụ ra quyết định dựa trên bằng chứng.
Hai là, cải cách cơ chế, chính sách liên ngành, liên tỉnh tích hợp theo không gian với các mục tiêu lồng ghép các đánh giá tổng hợp về lợi ích, rủi ro biến đổi khí hậu và môi trường trong quyết định đầu tư; tăng cường chuyển đổi theo hướng nông nghiệp đa dạng, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao giá trị gia tăng; tăng cường hiệu quả quản lý, sử dụng nguồn nước theo phương pháp tích hợp.
Chợ cổ Cần Thơ |
Ba là, tài chính bền vững cho đầu tư xanh, hiệu quả với các mục tiêu tăng cường chuyển giao, bổ sung ngân sách từ Trung ương về địa phương và hiệu quả chi tiêu cho các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu; tạo lập khuôn khổ khuyến khích tài chính xanh; khuyến khích nguồn lực tài chính tư nhân…
ĐBSCL có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng không chỉ là trụ đỡ, bảo đảm an toàn, an ninh lương thực, xuất khẩu nông sản… mà còn là một động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của cả nước. Mặc dù nông nghiệp của vùng chiếm 34,6% GDP toàn ngành nông nghiệp, đóng góp 54% sản lượng lúa, 70% sản lượng nuôi trồng thủy sản, 60% lượng trái cây của cả nước; góp phần quyết định vị thế cường quốc thứ 2 trong ASEAN, tốp 15 nước hàng đầu thế giới về xuất khẩu nông sản, song, GDP bình quân đầu người vùng ĐBSCL vẫn thấp hơn 18% so với mức trung bình cả nước. Nhiều năm qua, ĐBSCL vẫn luôn là vùng trũng về đầu tư, từ hạ tầng giao thông, thủy lợi đến cả nguồn nhân lực…
Việc Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo khẩn trương hoàn thành Quy hoạch vùng, ngành và quy hoạch các địa phương, càng có ý nghĩa khi đặc biệt gắn kết 3 trụ cột của khung cơ chế, chính sách tạo đột phá cho vùng, cùng với 3 trụ cột phát triển bền vững là kinh tế, xã hội và môi trường. Song, các trụ cột đó cần được xây dựng dựa trên nền tảng yếu tố văn hóa - con người của vùng đất này. Đây chính là quan điểm chủ đạo, chìa khóa cho tăng trưởng và phát triển, lấy “thích ứng” với biến đổi khí hậu làm cách thức phát triển phổ biến. Cần thúc đẩy mạnh mẽ đổi mới, sáng tạo, biến thách thức thành cơ hội. Trước bối cảnh, cơ hội và thách thức mới, đã đến lúc phải thay đổi mô hình phát triển theo hướng tập trung hơn vào việc phát triển các trung tâm kinh tế, xã hội để từ đó có được động lực, nguồn lực phát triển vùng.
Các trụ cột, nền tảng được xác định là rất quan trọng, tạo khung để xây dựng cơ chế, chính sách đột phá cho vùng ĐBSCL phát triển, tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức. Tuy nhiên, việc cụ thể hóa nó, huy động nguồn lực đầu tư, nhất là cơ sở hạ tầng thiết yếu, và thực thi bằng hành động, cách thức phù hợp, còn quan trọng hơn nhiều. ĐBSCL không thể phát triển nhanh, bền vững nếu chỉ đi một mình. Tăng cường liên kết nội vùng, liên vùng với khu vực Đông Nam bộ, TPHCM, Campuchia, kinh tế biển... là tất yếu, tạo cơ sở để các địa phương trong vùng cùng hướng tới mục tiêu phát triển chung trên 3 trụ cột, một nền tảng…
https://www.sggp.org.vn/ba-tru-cot-mot-nen-tang-post577515.html
Nhận xét
Đăng nhận xét