Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 8, 2014

Làm sao để trái “rồng” bay...

Báo Đại Đoàn Kết, ngày 29/08/2014 Trái thanh long đang bị xoay vòng luẩn quẩn Tiến sĩ Nguyễn Văn Hòa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam cho biết: Trong số những trái cây chủ lực có lượng xuất khẩu lớn, thu về nhiều ngoại tệ thì thanh long là trái chiếm ưu thế nhất (trên 40%) tổng kim ngạch xuất khẩu, tiếp đến là dừa chiếm 27,2% tổng kim ngạch, dứa trên 16% tổng kim ngạch… Hiện trái thanh long có mặt ở 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có cả các thị trường được coi là khó tính như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản. 6 tháng đầu năm 2014, Việt Nam xuất khẩu thanh long qua Mỹ được gần 950 tấn, dự kiến cả năm sẽ được khoảng 2.000 tấn, trong khi cả năm 2013 chỉ được 1.200 tấn”. Khoảng 2 tháng về trước, trái thanh long rớt giá thảm hại có nơi chỉ còn 2.000 đến 3.000 đồng/kg. Theo tính toán của người dân, để sản xuất 1kg thanh long bằng phương pháp xông đèn có mức chi phí từ 6.000-

Cần “gươm lệnh” để diệt giấy phép con

Trần Hữu Hiệp Báo Tuổi Trẻ, ngày 30/08/2014 TT - Theo các chuyên gia, việc bãi bỏ, sửa đổi các điều kiện kinh doanh không cần thiết giúp cải thiện môi trường kinh doanh, có thể tăng 1% GDP, tương đương 2 tỉ USD mỗi năm. Mới đây, cùng với việc ban hành nghị quyết một số giải pháp về thuế tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh sự phát triển của doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo rà soát, xây dựng các danh mục ngành nghề cấm, ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện và ngành nghề, địa bàn ưu đãi đầu tư. Theo đó, các bộ, ngành, địa phương phải chủ động rà soát, loại bỏ các ngành nghề không cần cấm, cắt giảm những ngành nghề kinh doanh có điều kiện và các điều kiện đầu tư, kinh doanh không cần thiết gắn với đơn giản hóa thủ tục hành chính, tôn trọng quyền tự do kinh doanh của người dân. Có nghĩa là môi trường kinh doanh hiện tại đang làm lãng phí nguồn lực lớn. Song để đạt được điều đó không dễ dàng nếu không có những cải cách mạnh mẽ, cách làm cương quyết và hiệu

Sa Đéc – Thành phố hoa vùng sông nước

Trần Hữu Hiệp Báo điện tử Dân Việt ngày 28-8-2014 “Miền Cần Thơ gạo trắng nước trong, vui niềm vui ấm no cuộc sống. Miền Đồng Tháp ruộng lúa mênh mông, yêu tình yêu thắm duyên mặn nồng”. Đó là lời bài hát Về miền Tây của Y Vân – Thế Bảo nổi tiếng trong Nam, ngoài Bắc. Sa Đéc ở miền Đồng Tháp, thành phố thứ 14 của vùng sông nước Cửu Long. Một thành phố hoa lãng mạn nổi lên giữa sông Tiền, sông Hậu, miên man như câu hò Đồng Tháp. Về Sa Đéc, đi đâu cũng thấy hoa. Hàng trăm loài hoa khoe sắc mọi lúc, mọi nơi. Ven quốc lộ, tỉnh lộ, hương lộ hay đường thôn, đâu đâu cũng thấy sắc thắm của những bờ hoa, ruộng hoa, vườn hoa đủ loại. Sa Đéc - làng hoa lên phố hoa (Nguồn: NNVN) Những làng hoa, xóm hoa, vườn hoa ở miền Tây không thiếu. Làng hoa Cái Mơn (Bến Tre), Mỹ Tho (Tiền Giang), Bà Bộ, Mỹ Khánh (Cần Thơ)… ngập tràn hoa mỗi mùa tết, nhưng hoa Sa Đéc thì khoe sắc quanh năm. Hoa ở Sa Đéc còn có đặc trưng riêng của những loài hoa thiên nhiên, sông nước đồng bằng, đượm chất phù sa

Phú Quốc: Thiên đường biển

Hữu Hiệp - Quốc Khánh Báo Đại Đòan Kết, số lễ Quốc khánh 2 tháng 9 năm 2014 Phú Quốc - huyện đảo lớn nhất cả nước, nằm ở vị trí trung tâm khu vực Đông Nam Á, có lợi thế kết nối giao thông hàng hải - hàng không với các quốc gia trong khu vực và thế giới. Phú Quốc rất gần với các trung tâm du lịch phát triển như Thái Lan, Malaysia, Singapore. Tổng diện tích tự nhiên 59.305ha, có 27 hòn đảo lớn nhỏ nằm trong Vịnh Thái Lan, trong đó lớn nhất là đảo Phú Quốc, diện tích 56.700ha.  3 nhiệm vụ chính của Đảo Ngọc Với vị trí địa lý đắc địa như thế, Phú Quốc có tiềm năng kinh tế to lớn, đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế biển, du lịch và dịch vụ, đồng thời có vị trí quốc phòng an ninh đặc biệt trong chiến lược phòng thủ đất nước. Nơi đây được ví von cái tên thật mỹ miều: Đảo Ngọc.  Tại Quyết định số 633/QÐ-TTg, ngày 11-5-2010, Chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung đến năm 2030 với mục tiêu xây dựng Phú Quốc trở th

Trồng lúa bán … không khí

                                                                                                                              Trần Hữu Hiệp Bài trên báo Nông nghiệp Việt Nam PGS.TS Lê Việt Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ nói vui: “Các em sinh viên hăng hái đo đếm, lấy khí … quý thầy”. Thật ra đó là khí thải môi trường của nhóm nghiên cứu do GS.TS. Lê Quang Trí, Viện trưởng Viện nghiên cứu BĐKH chỉ đạo; khí thải chăn nuôi do GS.TS. Nguyễn Văn Thu theo dõi. Còn khí … thầy Sánh là khí thải canh tác lúa thời biến đổi khí hậu (BĐKH). Số báo đăng bài “Ông Tam Nông” chổng mông đo … khí thải PGS. TS. Nguyễn Văn Sánh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Phát triển ĐBSCL – MDI thường được bạn bè, đồng nghiệp gọi là ông “tam nông, liên kết vùng”. Vốn là người có nhiều ý tưởng “gàn gàn”, nhà khoa học “Hai Lúa” này hơn 10 năm trước đã đề xuất “đóng cừ sạn, phá bờ mẫu, mở rộng ruộng lúa để liên kết hợp tác nông dân làm ăn lớn”. Thời đó, nhiều người bảo ông thầy giáo lo chuyện bao

Thế là hai vợ chồng cãi nhau!

Vợ tôi hỏi: Trên TV có gì lạ không anh ? Tôi trả lời: Có rất nhiều bụi bậm, chắc tại em quên lau. Thế là hai vợ chồng cãi nhau.  ______________________________ ____________________ Cuối tuần, vợ tôi muốn đi đến một nơi thật đắt tiền. Tôi chở bả tới cây xăng (gas station) gần nhà. Thế là hai vợ chồng cãi nhau.  ______________________________ ____________________ Ngày mai sinh nhật bà xã tôi, tôi hỏi bả muốn gì? Bả nói bả muốn một cái gì láng cóng, đi từ 0 tới 200 trong vòng 3 giây. Tôi mua cho bả cái cân nhỏ để trong phòng tắm. Thế là hai vợ chồng cãi nhau.  ______________________________ ____________________ Vợ tôi khỏa thân đứng trước tấm gương ngắm nghía 5 phút rồi bảo tôi: Em thấy hình như em ốm đi và giảm cân một chút phải không anh? Tôi nói: Chắc em cần phải đi bác sĩ mắt khám lại. Thế là hai vợ chồng cãi nhau.  ______________________________ ____________________ Vợ tôi khỏa thân đứng trước gương ngắm nghía 5 phút rồi bảo tôi:

Đại học tư: Trương Ba hay hàng thịt?

                                                                             Trần Hữu Hiệp Báo Tuổi Trẻ, 23/08/2014 08:15 (GMT + 7) TT - Vẫn là câu hỏi cũ chưa có lời giải mới: Đầu tư tư nhân cho giáo dục đại học ở Việt Nam vì mục tiêu lợi nhuận hay phi lợi nhuận? Đại học ngoài công lập là “chàng Trương Ba” hay “anh hàng thịt”? Những bức xúc từ hội nghị hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng diễn ra hôm 15-8, những bất đồng dẫn đến tranh chấp, xung đột lợi ích nghiêm trọng xảy ra tại Đại học Hoa Sen, Hùng Vương (TP.HCM) và một số trường trước đó... đã bộc lộ “khe hở” không chỉ liên quan đến các quy định pháp lý mà còn là vấn đề tư duy, triết lý giáo dục, nhìn từ sự phát triển các trường đại học ngoài công lập thời gian qua. Luật giáo dục đại học năm 2013 quy định: cơ sở giáo dục đại học tư thục và cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận. Phần lợi nhuận tích lũy được hằng năm là tài sản chung không chia, để tái đầu tư phát triển cơ s

Ký ức tuổi thơ với những trò chơi con trẻ ngày xưa

VnExPress,  10-02-2014 Trồng nụ trồng hoa, đánh chuyền, súng thụt…  Những bức ảnh gợi nhớ về tuổi thơ thiếu thốn nhưng không thiếu trò chơi. hầu như biến mất khiến nhiều người lớn tiếc nuối. 2-5 bé gái ngồi vòng tròn với 10 que tre nhỏ và một quả cà chơi trò đánh chuyền. Mỗi bé gái 7-8 tuổi thời đó đều thuộc làu bài ca   Một mốt, một mai, con trai, con hến… Đôi tôi, đôi chị… Ba lá đa, ba lá đề…   Hết bàn mười thì chuyền bằng hai tay, chuyền một vòng, hai vòng hoặc ba vòng và tiếp tục hát Đầu quạ, quá giang, sang sông, trồng cây, ăn quả, nhả hột… Trò chơi con quay của các bé trai. Trò đánh sỏi là niềm ưa thích của con gái mỗi giờ ra chơi. Bắn bi luôn là trò cuốn hút tất cả con trai khi còn thơ bé. Trò chơi giúp vận động, quan sát tốt với chiến lợi phẩm là những viên bi vừa bắn trúng của đối phương. Cánh diều tuổi thơ ngày xưa thường được làm từ khung tre, dán giấy vở học s