Trần Hiệp
Thủy
TT - Mấy ngày qua, báo chí đưa tin hàng loạt “quan
chức bị kỷ luật”, thể hiện thái độ cương quyết của người đứng đầu các bộ,
ngành.
Nhưng qua đó cũng bộc lộ nhiều vấn đề cần suy ngẫm trong việc thực
thi công vụ, tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính.
Được nhắc đến nhiều nhất là Bộ trưởng giao
thông vận tải với hàng loạt vụ việc “phê bình nghiêm khắc”. Hội đồng thành
viên, Ban Tổng giám đốc và 4 cá nhân của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam đã
phải nhận “kỷ luật” vì trách nhiệm liên quan sự cố kiểm soát không lưu “trời
ơi” xảy ra tại sân bay Đà Nẵng. Trước đó, một số cá nhân và đơn vị trong ngành
cũng đã nhận “hình thức kỷ luật” này do có lỗi dẫn đến làm lún, nứt đường cao tốc
Cầu Giẽ - Ninh Bình. Tập thể lãnh đạo Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao
tốc VN (VEC), Ban QLDA cũng bị “phê bình nghiêm khắc” do trong quá trình thực
hiện dự án đã để xảy ra các sai sót theo kết luận của Kiểm toán Nhà nước vào
đầu năm 2014. VEC cũng chính là đơn vị bị yêu cầu xử lý trong vụ “rút ruột” đường
cao tốc TP.HCM - Long Thành.
Vị Tư lệnh ngành giao thông còn có công văn
nghiêm khắc phê bình Chủ tịch Tổng công ty Đường sắt vì không thực hiện chỉ đạo
trước đó của Bộ. Chưa hết, Cục trưởng Đường sắt cũng phải nhận kỷ luật ‘phê
bình nghiêm khắc” do phát ngôn không đúng và thiếu trách nhiệm liên quan đến dự
án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh- Hà Đông, gây bức xúc dư luận, làm ảnh
hưởng đến uy tín ngành giao thông.
Tương tự, lãnh đạo Bộ Công thương cũng vừa áp
kỷ luật hành chính khiển trách Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường và “phê
bình nghiêm khắc” nguyên Cục trưởng (đã được luân chuyển về làm Phó Chủ tịch
UBND TP. Cần Thơ) liên quan đến vụ “Lộ đề thi, cháu Cục phó trúng tuyển”. Theo
nhận định của Bộ Công thương, vụ việc đã “ảnh hưởng lớn
tới uy tín của Bộ Công thương” nên quyết định hủy bỏ kết quả thi công chức có
sai phạm và sẽ tổ chức thi lại.
Không chỉ ở 2 bộ này, hình thức kỷ
luật “phê bình nghiêm khắc” dường như đã và đang bị lạm dụng, khiến việc người
nhận “kỷ luật” như chưa hề “bị kỷ luật”. Điều trước tiên cần phải khẳng định là
trong Luật xử lý vi phạm hành chính, Luật cán bộ công chức và các văn bản hướng
dẫn thi hành không hề có hình thức kỷ luật hành chính nào được gọi tên là “phê
bình nghiêm khắc”. Cho dù các “quan chức” là Đảng viên, thì theo quy định, cũng
không hề có hình thức kỷ luật đảng nào là “nghiêm khắc phê bình”.
Trong tác phẩm
“Sửa đổi lối làm việc” năm 1947, Bác Hồ đã từng dạy: Mỗi cán bộ, mỗi đảng viên,
mỗi ngày phải tự kiểm điểm, tự phê bình, tự sửa chữa khuyết điểm như mỗi ngày
phải rửa mặt mình, có như thế thì trong Đảng sẽ không có bệnh mà Đảng sẽ mạnh
khoẻ vô cùng. Thực hiện lời dạy đó, mỗi Đảng viên đều phải tự phê bình và phê
bình trước tổ chức Đảng. Cán bộ công chức cũng phải thường xuyên và định kỳ kiểm
kiểm, phê bình, tự phê bình trước tập thể đơn vị. Đây là việc làm thường xuyên,
không nhất thiết chỉ áp dụng khi có sai phạm xảy ra. Vậy “phê bình nghiêm khắc”
là việc làm thường xuyên hay một hình thức kỷ luật?
Để xây dựng nền
hành chính hiện đại, công chức chuyên nghiệp, yêu cầu bắt buộc là phải nâng cao
hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính. Để tránh tình trạng “bất lực”,
“trên bảo, dưới không nghe”, phải tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính. Đã đến
lúc cần chấm dứt áp dụng những hình thức kỷ luật không giống ai.
Nhận xét
Đăng nhận xét