Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Người đồng bằng

Ông Tây mê nhà văn Sơn Nam

Chiều 29.1, hội thảo Sơn Nam hay tính đối ngẫu của một tác phẩm, do Trung tâm văn hóa và hợp tác Pháp tại TP.HCM tổ chức đã diễn ra tại Thư viện Khoa học tổng hợp TP.HCM. Nhà văn Sơn Nam - Ảnh: D.Đ.Minh Diễn giả là một ông Tây đã dành hơn 10 năm nghiên cứu Sơn Nam và mong muốn được đem tác phẩm của Sơn Nam đến với nhiều nước trên thế giới. Bị “ông già Nam bộ” quyến rũ Diễn giả - nhà nghiên cứu Pascal Bourdeaux, đại diện Viện Viễn Đông bác cổ tại TP.HCM - đã chia sẻ với Thanh Niên rằng điều quyến rũ ông ở lại sống và làm việc tại VN suốt gần 10 năm qua chính là “ông già Nam bộ” Sơn Nam. Lĩnh vực ông nghiên cứu là văn hóa Đông Dương, trong đó có văn hóa Nam bộ, văn hóa ĐBSCL, thế nên từ khi còn ở Pháp ông đã chú ý đến nhà văn Sơn Nam và từng có bài viết về nhà văn đăng trên báo ở Pháp. Khi sang VN để tìm hiểu về văn hóa miền Tây Nam bộ, cuốn sách mà Pascal “buộc phải đọc” vì quá nổi tiếng chính là Hương rừng Cà Mau. Đọc nhiều tác phẩm Sơn Nam, Pascal ngưỡng mộ nhà vă

Lê Chí và thơ

Báo Lao Động, ngày 07-12-2014   TP - Tôi làm xuất bản, mấy lần bảo Lê Chí làm tuyển tập, anh phản đối. Tôi hỏi vì sao, anh bảo, mình tự biết mình, thương người đọc lắm ông ơi! Thời buổi này ai đọc thơ mua thơ. Mà không bán được thì… Tranh: Nguyễn Xuân Hoàng. T rước khi quen nhà thơ Lê Chí tôi luôn luôn nghĩ tính khí người Nam bộ phóng khoáng rộng dài, không có chuyện phải cân đo đong đếm chi li trong mọi chuyện như kiểu đa phần dân Bắc. Lúc quen rồi, chơi thân với anh ngay tại xứ Cà Mau và Cần Thơ, về ở hẳn trong nhà anh cả tháng trời, khi vô miệt vườn, theo anh đi nhậu. Khi ra chợ, cùng đánh đu với bạn bè thơ phú văn chương nhậu nhẹt. Có hôm trắng đêm. Có bữa thấu ngày. Thấy Lê Chí uống rượu dai dẳng, không ồn ào như tôi. Cũng không vội vã tất bật như Nguyễn Trọng Tín. (Tín kêu Lê Chí là chú). Anh lúc nào cũng tà tà điềm tĩnh, chơi với ai cũng cần mẫn chỉn chu. Ngồi với ai cũng ngồi hết chuyện, tàn cuộc. Tôi đi với anh ngày nào cũng “lên bờ xuống ruộng” mà anh thì chỉ cười c

Kiên Giang và mối thâm tình với Sơn Nam, Nguyễn Bính

Chủ nhật, 09/11/2014, 01:30 (GMT+7) Thi sĩ Kiên Giang là tác giả những bài thơ nổi tiếng Hoa trắng thôi cài lên áo tím, Tiền và lá, Ngủ bên chân mẹ… Ông cũng là soạn giả của những vở cải lương quen thuộc như Áo cưới trước cổng chùa, Người vợ không bao giờ cưới, Lưu Bình - Dương Lễ, Trương Chi - Mỵ Nương và hàng trăm bản vọng cổ. Như người bạn văn tâm giao Sơn Nam và thi sĩ đàn anh Nguyễn Bính, Kiên Giang cả một đời phiêu bạt sống rày đây mai đó, cho đến khi trái tim đột ngột ngừng đập”... Tuổi 86, với chiếc áo khoác trắng quen thuộc, thi sĩ - ký giả Kiên Giang đĩnh đạc đến Hội Nhà báo TPHCM dự kỷ niệm 40 năm Ngày Ký giả ăn mày, được tổ chức vào ngày 12-10-2014. Đây là sự kiện quan trọng ở Sài Gòn trước đây mà ông là một trong những lãnh đạo chủ chốt xuống đường chống lại Sắc luật 007 của Tổng thống ngụy quyền Nguyễn Văn Thiệu áp dụng “bàn tay sắt” siết chặt báo chí, khiến cho nhiều tờ báo bị tịch thu phải đóng cửa, các chủ báo bị phạt và tù đày, khoảng 70% người làm báo bấy giờ

Chuyện về tay chơi đồ cổ số 1 Đồng bằng sông Cửu long

So với các tay chơi đồ cổ ở Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng…, ông hãy còn “mới”, nhưng ở vùng đất mới đồng bằng sông Cửu Long, sở hữu được bộ sưu tập đồ cổ như ông, thật đáng ngả mũ chào. Ông đang sở hữu “bộ đồ chơi” có số tuổi tính bằng “trăm năm”, thậm chí ngàn năm. Ông đặc biệt quan tâm tới gốm sứ Chu Đậu thời Trần- thời vàng son nhất trong lịch sử gốm sứ nước ta. Ông Trung với chiếc đĩa cổ thời Càn Long. Khác với những người chơi đồ cổ mà tôi từng biết, họ luôn kín kẽ, “bí mật”…, còn ông Trung nói với tôi: “Ai muốn thưởng lãm, anh cứ giới thiệu tới, tôi cho ngắm tự do. Càng nhiều người biết, đến nhà ngắm cổ vật, tôi càng sướng” . Đồ cổ có sẵn trong máu Nguyễn Quốc Trung sinh ra trong một gia đình khá giả ở đất Tây Đô. Nhà anh ở đường Nguyễn Trãi - con đường nổi tiếng của giới thượng lưu TP.Cần Thơ. Từ lúc nhỏ, chiếc tủ sắt ở phòng khách của cha - ông Nguyễn Văn Khánh - luôn bí ẩn với cậu bé Trung. Khi cha mất cách đây hơn 15 năm, ông Trung tò mò mở tủ. Trước mặt ông hiện

"Đệ nhất nữ quái" leo dừa miền Tây Nam bộ

Cánh đàn ông đã đặt cho bà Nguyễn Thị Mười Hai, hiện đang sống tại ấp Bờ Xe (Xã Thạnh Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) biệt danh nữ quái leo dừa. 30 năm làm nghề, hầu hết cây dừa xứ này đều in dấu chân bà. Người đàn bà: “Ăn cơm dưới đất làm việc trên cây”... Sinh ra trong gia đình nghèo đông con, bà là người con út nên được đặt cho cái tên Mười Hai - dễ gọi, dễ biết thứ tự. Bà không nhớ mình biết leo dừa từ bao nhiêu tuổi, chỉ nhớ rằng một lần được một người trong xóm nhờ hái dùm vài trái dừa rồi trả công. Khi mang tiền về khoe với mẹ, bà đã bị la và bị đánh một trận đòn kinh hồn. Vốn bản tính thích bay nhảy, khi còn nhỏ cô bé Mười Hai hay trèo lên cao để ngắm dưới đất. Bà Nười Hai kể lại:  “Khi 16 tuổi, không hiểu sao tôi rất thích ngồi trên cao nhìn mọi người qua lại, nhỏ như con kiến. Có lẽ vì vậy mà tôi gắn liền với cây dừa. Sau trận đánh của mẹ, nhưng tôi lại... không chừa. Những lần sau tôi hay lén hái dùm dừa người trong xóm. Sau này mẹ biết cũng không nói gì nữa”

Soạn giả Kiên Giang: “Trời chưa cho đi” vì hồi ký còn dang dở

Vài lời:  Thời học sinh phổ thông, mình rất thích bài thơ "Tình Trắng" của nhà Kiên Giang. Dạo đó, đâu có Blog hay máy tính như bi giờ, chỉ vài cái "click chuột", "copy past" là xong, phải nắn nót viết tay vào Sổ tay văn học bài thơ này. Ý thơ nói thay tâm trạng của chúng mình thời ấy, học trò dưới quê lên Tây Đô học, ở nội trú trong ngôi trường xưa mang tên College de Cantho - Phan Thanh Giản - Cấp III thành phố Cần Thơ và Châu Văn Liêm bi giờ. Bài thơ "Tình trắng" cũng là nguồn cảm hứng của mình năm 15 tuổi viết bài thơ đầu tiên đăng trên Tạp chí Văn nghệ Cần Thơ: " Ai đặt tên em tự bao giờ/ Vì sao người gọi xứ Cần Thơ/Mỗi lúc đi xa ta nhớ quá/Gặp lại hình em trong giấc mơ".  Vẫn bãng lãng đâu đây một miền ký ức tuổi thơ mấy mươi năm trước, con đường Phan Thanh Giản - Xô Viết Nghệ Tĩnh thời đó nhiều đoạn còn lộ đá, suốt con đường chỉ có 2 quán chè bưởi và đá đậu, những buổi học bài thi, đám học trò nghèo kéo nhau đi ăn đá đậu, nhữn

Soạn giả Kiên Giang: Lang thang giữa "chợ đời"

Báo Công an Nhân dân, 05/11/2013 Soạn giả Kiên Giang. Lưu để đọc sau Email bài này In trang này In bài này Ý kiến của bạn Liên hệ đăng lại bài 10 bài được đọc nhiều nhất Năm 1946, trong căn nhà hoang Mộc Kiều Trang ở Rạch Giá, mới 17 tuổi Kiên Giang đã sáng tác bài thơ "Tiền và lá", khởi đầu một đời văn chương tài hoa. Đọc cho thầy - nhà thơ Nguyễn Bính nghe, thầy khen nhưng sửa lại vài chỗ. Câu: " Tiền không là lá em ơi/Tiền là giấy bạc của đời phồn hoa ", Nguyễn Bính đổi thành: "Tiền là giấy bạc của đời in ra". Câu cuối: "Chợ đời họp một mình tôi. Phiên chiều" được sửa lại là: "Chợ đời họp một mình tôi vui gì!"... Không hay thơ vận vào đời. 1.Ở tuổi 84, Kiên Giang vẫn một mình một xe máy cà tàng dọc ngang rong ruổi. Sức khỏe ông yếu nhiều, nhưng chuyện ngày xưa ông vẫn kể "huyên thuyên" không mệt. Ông đã bán nhà ở quận 8 (Tp HCM), về gần đình Phú Xuân, Nhà Bè thuê nhà trọ, sống với b