Chuyển đến nội dung chính

Soạn giả Kiên Giang: “Trời chưa cho đi” vì hồi ký còn dang dở

Vài lời: 
Thời học sinh phổ thông, mình rất thích bài thơ "Tình Trắng" của nhà Kiên Giang. Dạo đó, đâu có Blog hay máy tính như bi giờ, chỉ vài cái "click chuột", "copy past" là xong, phải nắn nót viết tay vào Sổ tay văn học bài thơ này. Ý thơ nói thay tâm trạng của chúng mình thời ấy, học trò dưới quê lên Tây Đô học, ở nội trú trong ngôi trường xưa mang tên College de Cantho - Phan Thanh Giản - Cấp III thành phố Cần Thơ và Châu Văn Liêm bi giờ. Bài thơ "Tình trắng" cũng là nguồn cảm hứng của mình năm 15 tuổi viết bài thơ đầu tiên đăng trên Tạp chí Văn nghệ Cần Thơ: "Ai đặt tên em tự bao giờ/ Vì sao người gọi xứ Cần Thơ/Mỗi lúc đi xa ta nhớ quá/Gặp lại hình em trong giấc mơ". 
Vẫn bãng lãng đâu đây một miền ký ức tuổi thơ mấy mươi năm trước, con đường Phan Thanh Giản - Xô Viết Nghệ Tĩnh thời đó nhiều đoạn còn lộ đá, suốt con đường chỉ có 2 quán chè bưởi và đá đậu, những buổi học bài thi, đám học trò nghèo kéo nhau đi ăn đá đậu, những ngày gian khổ quảy gạo dưới quê lên, mang ra chợ Cả Đài đổi tô cháo lồng mỗi buổi sáng của dì hai cháo lồng góc chợ. Hàng bã đâu trong "Tình Trắng" của Kiên Giang trên đường Nguyễn Trãi thời đó vẫn còn, nay chỉ còn là một địa danh "hẽm cây bã đậu". Đường vô Phong Điền bi giờ xe bon bon, không còn phải đón tàu chợ nữa (người sang, đi du lịch mới dùng du thuyền)... 

Tình Trắng

Cần Thơ ơi! Hỡi Cần Thơ
Vang bóng ngày xanh phủ bụi mờ
Ai nhặt giùm tôi bao kỷ niệm
Đã xây mồ dưới lớp hoa khô

Ngã tư Tham Tướng im chân mộng
Đôi guốc mòn luyến cát Tây Đô
Hàng bã đậu cao che mái nắng
Ngồi bên đường đợi tiếng trống vô

Xóm Chài ửng nét duyên thôn nữ
Gió thổi lồng bay áo túi hồng
Cô lái đò ngang cười chúm chím
Thầm trêu hàn sĩ lúc sang sông

Cô bán xôi vàng nghiêng nón lá
Nói thầm trong mắt với thư sinh
"Ráng lo ăn học em mua bán
Thi đỗ đừng quên áo vá manh"

Tàu chạy Phong Điền nhớ Cái Răng
Khói vườn xanh thẳm rợn sông trăng
Câu hò Vàm Xáng thương Ba Láng
Rạch Giá phải lòng gái Sóc Trăng

Cắm trại Long Tuyền mua vú sữa
Chia em quả mận, trái dừa tươi
Những ngày nghỉ học lên Bình Thuỷ
Viếng mộ Thủ Khoa hát giữa trời

Bãi trường tết không tiền về xứ
Ngồi bến xe khuya ngóng bạn bè
Em lén trao anh tiền bỏ ống
- Nè! Anh lấy đỡ chút tiền xe

Từ đó về quê rồi nghỉ học
Không bao giờ trở lại Cần Thơ
Con đường kỷ niệm mờ xa khuất
Trường cũ không còn đợi trống vô

Mười mấy năm sau anh trở lại
Với tâm hồn bạn thủa đồng song
Hỏi thăm người cũ, người ơn cũ
Mới biết rằng em đã có chồng

Bấm nút chuông reo ngoài cổng đá
Lá me vàng rụng tựa mưa bay
Bỗng dưng khăn trắng ra ngoài ngõ
Ngẫng mặt nhìn anh đứng lặng người

Em dẫn anh ra viếng mộ chồng
Giữa mùa vú sữa mới ra bông
Nhìn anh quỳ trước bia người khuất
Em kéo khăn tang ủ tấm lòng

Đứa nhỏ gọi anh bằng tiếng chú
Ngậm ngùi viết vội mấy vần thơ
Từ đây xin gọi em bằng chị
Đừng kể nhau nghe mộng học trò

Tiễn anh ra cổng với khăn tang
Với đứa con thơ, với lá vàng
Với chút tiền xe chưa trả lại
Với tình bạn cũ vẫn cao sang

Thôi nhé từ đây cách biệt rồi
Chị vào nuôi dạy trẻ mồ côi
Lâu lâu tôi viết thư thăm chị
Chị đọc hồn tôi giữa bụi đời

Nếu có đến nhà thăm chị nữa
Tôi mời thầy cũ xuống Tây Đô
Thăm cô trò gái thành sương phụ
Để khóc triền miên tuổi học trò

_Kiên Giang_


SGTT.VN - Bác sĩ cho biết cuộc phẫu thuật của ông có tỷ lệ rủi ro cao, gia đình cần chuẩn bị tâm lý đón nhận điều xấu nhất. Trước ngày phẫu thuật ông gọi điện dặn dò bạn bè, người thân nhờ lo hậu sự. Nhưng trời vẫn chưa cho ông về với đất mẹ. Giờ đây, hàng ngày nằm viện ông vẫn thao thức về những trang hồi ký còn dang dở.
Chị Ngọc Thuỳ đang giúp cha chép lại những bài thơ ông viết tặng người bệnh cùng phòng.
Trăng trối cả cây trồng trước mộ
Đến thăm ông vào một ngày đầu tuần khi sức khoẻ của ông tạm bình phục, tập vật lý trị liệu hai tháng nữa là có thể đi lại bình thường. Chị Trương Thị Ngọc Thuỳ, người con gái thứ ba của ông kể lại, đang ngồi làm việc tại nhà Truyền thống sân khấu (hội Nghệ sĩ ái hữu tương tế – 133 Cô Bắc, quận 1, TP.HCM) thì ông đột nhiên té ngã, được mọi người đưa cấp cứu tại bệnh viện Nguyễn Trãi. Trong thời gian điều trị, dù tuổi cao sức yếu ông vẫn muốn tự phục vụ bản thân, không làm phiền con cháu. Ngày 27.11, khi ông tự thay quần áo trong nhà vệ sinh của bệnh viện thì bị vướng ngã xuống sàn khiến chân trái bị gãy mấu chuyển xương đùi bên trái (chân này bị yếu do ngày xưa ông bị bắt, tra tấn). Gia đình xin chuyển bệnh viện Chấn thương chỉnh hình để điều trị đúng chuyên môn. Ngày 5.12, bác sĩ bệnh viện Chấn thương chỉnh hình quyết định mổ cho ông, trước khi mổ gia đình được bác sĩ tư vấn: “Rủi ro có thể xảy ra nên người nhà suy nghĩ kỹ và ký vào đơn cam kết”. Nghe được, ông nhẹ nhàng nói với con: “Ba sẽ phẫu thuật và tự ký vào bản cam kết”! Trước khi mổ, ông điện thoại cho người thân, bạn bè nhờ lo hậu sự. Trong thư gửi một người bạn, ông còn căn dặn “Quê hương anh có cây đước, cây tràm, anh đề nghị gắn kết hai cây đó trước phần mộ”.
Nếu không mổ, bệnh nhân phải nằm một chỗ
BS.CK2 Nguyễn Quốc Trị, trưởng khoa Chi dưới, bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM cho biết, soạn giả Kiên Giang bị rất nhiều bệnh: cao huyết áp, tim mạch, viêm thận mãn nên khi nhập viện bác sĩ phải điều chỉnh một số thuốc chờ sức khoẻ ông ổn định mới phẫu thuật. Khi chuyển đến bệnh viện Chấn thương chỉnh hình, qua hình ảnh chụp CT, bác sĩ nhận định bệnh nhân bị gãy kín liên mấu chuyển xương đùi, phải mổ kết hợp bằng dụng cụ DHS ít xâm lấn dưới màn tăng sáng (CARM). Nếu không mổ, bệnh nhân phải nằm một chỗ lâu dài, sẽ phát thêm nhiều bệnh khác như lở loét dẫn đến viêm phổi. Kết quả phẫu thuật tốt, không mất máu nhiều. Hiện, bệnh viện cho ông đi nạng bên chân đau hoặc dùng khung nâng đỡ, khoảng hai tháng tập luyện bệnh nhân có thể đi lại bình thường.
Còn sống là còn viết, còn đi
Mổ xong, mọi người đến thăm, ông hóm hỉnh nói: “Trời chưa cho đi, còn phải viết xong hồi ký và đi làm từ thiện nữa”.
Nằm trên giường bệnh nhưng ông vẫn làm thơ tặng những bệnh nhân cùng phòng, tặng y bác sĩ và những người đến thăm. Đặc biệt, lúc nào ông cũng có cuốn sổ để ngay đầu giường, trong đó ghi chép đời sống của ông hàng ngày, những người đến thăm, những người đã tặng ông tiền chữa bệnh và những bài thơ ông sáng tác tặng mọi người, những lời dặn dò trước thời điểm cam go… Nằm một chỗ, ông thèm cái cảm giác tự do của những ngày tháng trước đây được cùng mọi người đi làm từ thiện ở những vùng sâu, vùng xa nghèo khó. Chị Ngọc Thuỳ kể, mặc dù sức khoẻ yếu nhưng ông thích đi làm từ thiện lắm. Bạn bè đến viện thăm cho ông biết một tháng nữa có đoàn đi từ thiện, ông bảo sẽ cố gắng luyện tập để chóng khoẻ góp sức cùng mọi người.
Với ông, chỉ cần làm thơ, ca hát cho mọi người vui là hạnh phúc rồi.
Mặc dù đã bước qua tuổi 86, ông vẫn thích “lang bạt” với chiếc xe cánh én đã sờn màu để sáng tác và hoàn thành cuốn hồi ký. Tâm nguyện của ông là sau khi chữa bệnh xong, ông sẽ về quê vợ ở An Giang sống và viết xong hồi ký của cuộc đời.
BÀI VÀ ẢNH: HOÀNG NHUNG
Soạn giả – nhà thơ Kiên Giang tên thật Trương Khương Trinh, sinh năm 1929 tại làng Đông Thái, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang. Kiên Giang là bút danh khi ông làm thơ, còn viết báo và soạn tuồng ông lấy tên Hà Huy Hà. Ông là tác giả của nhiều bài thơ nổi tiếng, trong đó có bài Hoa trắng thôi cài trên áo tím được phổ nhạc; và là soạn giả của nhiều vở cải lương: Áo cưới trước cổng chùa, Người vợ không bao giờ cưới... Kiên Giang còn làm ký giả kịch trường cho nhiều tờ báo Sài Gòn như Tiếng Chuông, Tiếng Dội, Lập Trường, Điện Tín, Tia Sáng...


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

"Tính cách người Việt theo vùng miền"

Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên  Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra

ART NUDE PHOTOS của Dương Quốc Định

Quên những bộn bề lo toan giá vàng lên xuống, giá lúa, cá tra giảm, chuyện nhà khoa học phải nói dối ... để  ngắm ảnh các em xinh đẹp. Và nếu như kết quả nghiên cứu khoa học của một bà đầm Đức  là khoa học  (không như ta nói dối nhiều quá):  DÒM VÚ PHỤ NỮ TĂNG TUỔI THỌ     (Blog này đã từng có bài, nằm trong nhóm truy cập nhiều nhứt, có lẽ nhiều người đã luyện tập?) thì quý ông cũng nên tập thể dục con mắt một tí nhé. Xin mượn mấy tấm ảnh của nhà nhiếp ảnh Dương Quốc Định làm  dụng cụ luyện tập, ai có điều kiện thì xài hàng thật. Bộ sưu tập những bức ảnh khỏa thân và bán khỏa thân nghệ thuật của nhiếp ảnh gia trẻ Dương Quốc Định. Rất nhiều ảnh trong bộ sưu tập này đã đoạt những giải thưởng quốc tế uy tín. Cảm ơn tác giả đã chia sẻ tác phẩm trên internet. Mời bạn xem qua phần thể hiện bộ sưu tập trên PPS của chúng tôi. Link PPS:  http://vn.360plus.yahoo.com/nns-nguyennamson/article?new=1&mid=112 Chân dung Dương Quốc Định Dương Quốc Định  sinh năm 1967,

Phải dẹp bỏ '"quy định riêng"

   TRẦN HỮU HIỆP Báo Tuổi Trẻ - 30/08/2021 11:25 GMT+7 TTO - Nỗ lực của các địa phương để kiềm chế, đẩy lùi dịch bệnh là rất đáng ghi nhận, nhưng cách làm cứng nhắc, thiếu phối hợp, biểu hiện cục bộ địa phương gây chia cắt không gian vùng, làm tắc nghẽn lưu thông cần phải được dẹp bỏ. Xe chở hàng tại bến xe khách trung tâm TP Cần Thơ chờ làm thủ tục trung chuyển hoặc đổi tài xế sáng 26-8 - Ảnh: CHÍ CÔNG Mấy ngày qua, đã xảy ra tình trạng xe chở hàng ùn ứ ở cửa ngõ Cần Thơ. Giao thông "luồng xanh" bị ách tắc tại đầu mối giao thông quan trọng nhất của vùng ĐBSCL. Các địa phương phàn nàn, nhiều doanh nghiệp kêu than, hiệp hội ngành hàng bức xúc kêu cứu, kiến nghị tháo gỡ... "Quy định riêng" của TP Cần Thơ đối với hàng "quá cảnh", dù đã đảm bảo các yêu cầu chung về phòng dịch và được "thông chốt" khi qua các địa phương khác, nhưng khi vào địa bàn thành phố vẫn phải thực hiện các thủ tục khai báo trước với các sở ngành và buộc phải tập kết hàn