Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ 2024

VTV CT_Miền Tây hôm nay buổi chiều_25.4.2024-

VTV CT_Kinh tế đồng bằng - Nỗ lực lấy lại vị thế_25.4.2024

Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long phát triển chưa xứng với tiềm năng

  Hòa Minh Tạp chí Doanh Nghiệp , 29/03/2024 DNVN – Sản phẩm du lịch và cách làm du lịch giống nhau, chưa phát huy hết thế mạnh đặc thù của địa phương, việc kết nối tuor tuyến chưa thật sự hấp dẫn…; đó là những hạn chế mà ngành du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cần khắc phục và có giải pháp phù hợp, hiệu quả để phát triển du lịch trong thời gian tới. Ngày 29/3, tại thành phố Cần Thơ, Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Hiệp hội Du lịch ĐBSCL, Sở Du lịch thành phố Cần Thơ tổ chức Hội thảo: “Xây dựng, phát triển tour – tuyến và các sản phẩm đặc thù của du lịch ĐBSCL”. Với diện tích khoảng 40.000km2, tổng dân số hơn 17 triệu người gồm các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer, Chăm …phong tục tập quán sinh hoạt cộng đồng độc đáo, con người hào sảng, nghĩa tình, mến khách, ĐBSCL được cho là vùng đất giàu tiềm năng để phát triển du lịch, là điểm đến “an toàn, thân thiện, chất lượng, hấp dẫn” đối với du khách gần xa. Thế nhưng, sự phát triển du lịch ở ĐBSCL vẫn chưa xứng v

Du lịch Việt chuyển đổi xanh

  TRẦN HỮU HIỆP SGGP 15/04/2024 09:50 Du lịch tiếp tục là mảng sáng nhất trong bức tranh kinh tế - xã hội đất nước các tháng đầu năm nay. Quý 1-2024, cả nước thu hút hơn 4,6 triệu lượt khách quốc tế, tăng 72%; có hơn 30 triệu lượt khách nội địa, tăng 9,1%; doanh thu dịch vụ lữ hành tăng 46,3%; lưu trú, ăn uống tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2023. Nhiều vùng, miền và các địa phương có mức tăng trưởng cao về doanh thu dịch vụ và lượng du khách. Sông Hương, Huế nhìn từ cầu Tràng Tiền Nhiều mô hình, sản phẩm du lịch xanh, du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp và các loại hình du lịch dựa trên khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên được quan tâm đầu tư, đánh dấu bước chuyển mới của ngành du lịch. Hội chợ du lịch quốc tế Việt Nam - Hà Nội năm nay cũng chọn chủ đề “Du lịch chuyển đổi xanh để phát triển bền vững” nhằm thúc đẩy nhanh sự chuyển đổi về chất “ngành công nghiệp không khói” của quốc gia, “nền kinh tế mặt tiền” của các địa phương. Chuyển đổi xanh là yêu cầu ch

VTV1_Thời sự 19h ngày 09.4.2024: Hạn mặn miền Tây năm 2024

VTV CT_Giữ hồn chợ nổi miền Tây

VTV CT_Kỳ vọng xuất khẩu thủy sản năm 2024

VTV CT_Trực tiếp Đối thoại_Du lịch nông thôn- 1 hướng đi, 2 mục đích 19h...

THTG_Kinh tế 02.4.2024_Cảng du thuyền Mỹ Tho

THTG_Hội thảo du lịch ĐBSCL 29.3_Thời sự tối 30.3.2024

THTPCT_Hội thảo về xây dựng, phát triển tour, tuyến và sản phẩm du lịch ...

VTV1_Thời sự 19h 27.3.2024_Miền Tây sống chung với hạn mặn

Tiền Phong TV_TRỰC TIẾP Hội thảo -Sống chung với hạn, mặn vùng ĐBSCL.27...

Thư viện VideoClip: QPVN - Phim tài liệu BÊN DÒNG CỬU LONG - Số 2

Thư viện VideoClip: VTV1_6 cơ chế đặc thù cú hích cho Cần Thơ phát triể...

Thư viện VidoClip: VTV CT_Kinh tế đồng bằng - Khơi nguồn du lịch nông ng...

Thư viện VideoClip: VTV CT_Miền Tây hôm nay buổi chiều 14.02.2024

Thư viện VideoClip: THVL1_Phim tài liệu CÒN THƯƠNG CHIẾC ÁO BÀ BA

Thư viện VideoClip: THVL1_Phóng sự: XUÂN VỀ TRÊN CAO TỐC MỚI

Thư viện VideoClip: THVL2_Phóng sự- Nâng chất gạo Việt

Để tiếng lành mãi vang xa

Trần Hữu Hiệp NLĐ - 02/12/2023 07:28 Thực tế đã khẳng định gạo Việt đang tạo ra bước chuyển mới từ lượng sang chất; từ nền sản xuất lúa gạo sang kinh tế lúa gạo; từ đơn giá trị sang đa giá trị, từ đơn ngành sang đa ngành. Ngành lúa gạo nước ta đang vượt qua dấu chân lấm bùn của kinh tế tự nhiên, kinh nghiệm nông nghiệp truyền thống để bước sang kinh tế tri thức, tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp sáng tạo toàn cầu. Lúa gạo với sự tích hợp đa ngành - tức không chỉ là trồng lúa mà có thể kết hợp nuôi thủy sản, làm du lịch, lồng ghép phát triển và ứng dụng năng lượng sạch... Kết quả xuất khẩu gạo 11 tháng năm 2023 tuy không đạt đỉnh cao nhất về lượng với 7,753 triệu tấn, nhưng lập kỷ lục về kim ngạch với 4,408 tỉ USD. Đây là mức cao nhất sau 34 năm nước ta quay trở lại thị trường xuất khẩu gạo thế giới. Gạo Việt đã vượt qua gạo Thái, đang có giá bán cao nhất. Các thương hiệu gạo Việt cũng tiếp tục đạt danh hiệu gạo ngon tại các cuộc thi gạo ngon nhất thế giới. Ngành trồng lúa

Bài toán lúa gạo cho Việt Nam

TS TRẦN HỮU HIỆP Xuất khẩu gạo lại tiếp tục lập kỷ lục mới, khi chỉ trong 11 tháng của năm nay, kim ngạch xuất khẩu đã vượt hơn 4 tỉ USD. Đây là mức cao nhất sau 34 năm nước ta quay trở lại thị trường xuất khẩu gạo thế giới.   Cánh đồng lúa ở Bạc Liêu - Ảnh: QUANG ĐỊNH Gạo Việt đã vượt qua gạo Thái, đang có giá bán cao nhất. Xuất khẩu gạo không chỉ tăng trưởng về lượng mà còn tăng giá trị, giá bán.  Quyền thương lượng đã chuyển từ người mua gạo sang người bán khi ta đang nắm giữ nguồn cung khan hiếm. Hạt gạo Việt đang tạo ra bước chuyển mới từ lượng sang chất, từ nền sản xuất  lúa gạo  sang kinh tế lúa gạo. Nhưng kỳ tích lúa gạo đã qua và vinh quang trong hiện tại không phải là một đảm bảo chắc chắn cho thành công mới trong tương lai. Xuất khẩu gạo giá cao, nhưng doanh nghiệp kinh doanh lương thực cũng đứng trước nhiều thách thức. Trúng mùa, được giá, nhưng người trồng lúa vẫn chưa giàu.  Những bất cập trong chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo từ đầu vào, tổ chức sản xuất, chế

Cần giải pháp thích hợp trong điều hành lúa gạo

Trần Hữu Hiệp ĐTTC, SGGP - 17/11/2023 14:11 (ĐTTCO) - Theo các phân tích, dự báo, cán cân cung - cầu gạo thế giới đang nghiêng về mức thiếu hụt sau 14 năm kể từ mùa vụ 2006-2007. Nguy cơ mất an ninh lương thực đang quay trở lại trên phạm vi toàn cầu. Thu hoạch lúa ở ĐBSCL.   Việt Nam, với vị thế cường quốc xuất khẩu gạo, nên tận dụng cơ hội tăng xuất khẩu gạo hay hạn chế để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia? Chọn lựa nào? Xuất khẩu gạo đang là mảng sáng nhất trong bức tranh xuất khẩu cả nước. Theo số liệu thống kê 10 tháng năm 2023, Việt Nam xuất khẩu hơn 7,1 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch gần 4 tỷ USD, tăng 17% về lượng và 35% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022. Đây là mức kim ngạch xuất khẩu gạo cao nhất tính từ năm 2009. Giá gạo Việt xuất khẩu cũng vượt qua Thái Lan và đang đứng đầu thế giới. Theo đó, gạo tấm 5% của Việt Nam đang được bán với giá 643USD/tấn, cao hơn hàng cùng loại của Thái Lan và Pakistan lần lượt 79USD/tấn và 80USD/tấn. Gạo tấm 25% của Việt Nam giao dịc

Tìm lời giải cho bài toán vật liệu thay thế cát sông tại ĐBSCL

QUANG PHƯƠNG   Báo Lao Động -  Thứ sáu, 24/11/2023 17:42 (GMT+7) Tại buổi toạ đàm “Vật liệu nào thay thế  cát  sông” diễn ra tại TP Cần Thơ ngày 24.11, các chuyên gia, doanh nghiệp đã đề ra những vật liệu có thể thay thế cát phục vụ các công trình xây dựng trọng điểm tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Sự thiếu hụt thấy rõ Phát biểu tại buổi toạ đàm, ông Dương Tấn Hiển - Phó Chủ tịch thường trực UBND TP Cần Thơ - cho biết, hiện nay TP Cần Thơ không có cát san lấp nhưng nhu cầu khai thác cát đang rất lớn. Cụ thể, đối với 2 đường cao tốc đi qua địa bàn TP Cần Thơ là hơn 13 triệu m3 cát. Thủ tướng Chính phủ cũng đã kết luận giao tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Vĩnh Long hỗ trợ cho Cần Thơ. “Chỉ tính riêng dự án Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ (giai đoạn 1), mới khởi công vào tháng 9 vừa qua, nhu cầu cát san lấp đã lên đến 9 triệu m3. Dự kiến giai đoạn 2 mở rộng khu công nghiệp này thêm 600ha, cũng như thu hút thêm nhiều khu công nghiệp, thì cát càng trở thành một bài toán khó đối với

Khai thác cát sông quá mức sẽ 'trả giá'

  PLO - 24/11/2023 21:06 CHÂU ANH (PLO)- Các chuyên gia cho rằng, việc khai thác cát sông như cường độ hiện nay sẽ kéo theo nhiều hệ lụy đó là gia tăng sạt lở, ảnh hưởng đời sống người dân sinh sống ven sông. Sáng 24-11, tại TP Cần Thơ, Báo Đại Đoàn Kết tổ chức tọa đàm với chủ đề “Vật liệu nào thay thế cát sông?”. Phát biểu tại buổi tọa đàm, nhà báo Lê Anh Đạt, quyền  Tổng Biên tập  Báo Đại Đoàn Kết cho rằng câu chuyện  thiếu cát xây dựng  không chỉ là tình trạng riêng của ĐBSCL mà đây là câu chuyện của cả nước, của hiện tại và cả tương lai. Do đó, buổi toạ đàm mong muốn các  chuyên gia , đại biểu tham gia nêu rõ thực trạng thiếu cát hiện nay được nhìn nhận dưới rất nhiều góc cạnh khác nhau. Cạnh đó, tìm ra được những giải pháp, cách thức để tìm ra vật liệu thay thế cát sông hiện nay. Lấy cát sông đắp lên thì sạt lở gia tăng tương ứng hoặc cao hơn Theo PGS TS Lê Anh Tuấn, Giảng viên cao cấp Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên (Đại học Cần Thơ), nếu tiếp tục tăng cườ

Công nghệ chắp cánh cho tăng trưởng xanh

  T rần Hữu Hiệp Báo Phụ nữ TPHCM - 07/12/2023 - 06:16 PNO - Nông dân đang rất cần sự hợp tác của nhà đầu tư, doanh nghiệp, sự hỗ trợ của nhà khoa học và sự kiến tạo của Nhà nước. Lâu nay, đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm về nông nghiệp, thủy sản của cả nước, có diện tích đất nông nghiệp lớn, lực lượng nông dân đông đảo và là vùng nguyên liệu lớn trong chuỗi cung ứng nông sản toàn cầu. Nhiều nông sản chủ lực của vùng này góp phần quan trọng đưa nước ta vào nhóm 10 quốc gia hàng đầu về xuất khẩu nông sản trên thế giới. Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng bức tranh nông nghiệp, nông thôn và vị thế người nông dân đồng bằng sông Cửu Long vẫn nổi lên các mảng sáng. Từ xuất khẩu chủ yếu là nguyên liệu thô, nay đã có những nhà máy chế biến nông sản công suất lớn, được đầu tư về công nghệ, tham gia chuỗi cung ứng nông sản toàn cầu. Đã có những doanh nghiệp tiên phong, nông dân ứng dụng kinh tế số trên những cánh đồng, vườn cây, ao cá.  Câu chuyện “đi” của một gia đình