Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Dặm dài đất nước

Bảng đối chiếu tên đường của Saigon trước và sau năm 1975

nhacvangonline, 25/12/2019 Từ sau tháng 4 năm 1975, rất nhiều tên đường ở thành đô đã bị đổi thành tên khác, làm cho việc đối chiếu tài liệu, hình ảnh của Saigon xưa và nay gặp chút khó khăn. Trong bài hát Sài Gòn Niềm Nhớ Không Tên, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn than thở về việc con phố bị đổi tên đường đã làm cho đôi tình nhân lạc lối tìm nhau như sau: Mất từng con phố đổi tên đường khi hẹn nhau ta lạc lối tìm…   Ở dưới đây ghi lại những tên đường Saigon cũ (trước 75) và mới (sau 75) để bạn đọc tiện so sánh, hy vọng sẽ không còn trường hợp các đôi tình nhân bị lạc nhau giống nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn nữa. Bản đồ Thành Đô Saigon trước năm 1975 (click vào đây để xem hình lớn hơn) Tên đường trước 75 —> Tên đường sau 75   Bến Chương Dương —-> Võ Văn Kiệt Bến Hàm Tử —-> Võ Văn Kiệt Bùi Chu —-> Tôn Thất Tùng Chi Lăng —-> Phan Đăng Lưu Công Lý —-> Nam Kỳ Khởi Nghĩa Cộng Hòa —-> Nguyễn Văn Cừ Cường Để —-> Tôn Đức Thắng Duy Tân —->

Chợ Lớn năm 1991 qua ống kính người Pháp

Sự tích và tục thờ Ông Địa – Thần Tài ngày Tết Chuyện chưa biết về những bức phù điêu chợ Bến Thành Bến xe Chợ Lớn, hiệu thuốc hay khu nhà trọ của người Hoa là nội dung chủ yếu trong loạt ảnh do Patrick Zachmann chụp gần 30 năm trước. Patrick Zachmann là nhiếp ảnh gia Pháp sinh năm 1955. Ông bắt đầu hành nghề chụp ảnh tự do từ năm 1976 và trở thành thành viên của tạp chí ảnh quốc tế Magnum Photos từ năm 1990. Trong chuyến thăm Việt Nam hồi đầu những năm 90 của thế kỷ trước, ông có đến Sài Gòn. Dịp này, ông đã ghi lại nhiều bức hình về cuộc sống của người dân quanh khu Chợ Lớn. Trong hình là một góc đường Lê Quang Sung, gần bến xe Chợ Lớn. Phía xa là tháp chuông nhà thờ Cha Tam. Đây là một nhà thờ cổ nổi tiếng của khu vực Chợ Lớn. Chợ Lớn được thành lập vào thế kỷ 19. Đến tháng 4/1931, chợ được sáp nhập vào Sài Gòn, cho ra đời cái tên Sài Gòn – Chợ Lớn. Năm 1956, Sài Gòn trở thành cái tên chính thức và kể từ đó, khi nhắc đến Chợ Lớn, người ta chỉ biết đó là

NGÀY QUỐC TỔ 10-3

Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba Nén tâm hương dâng lên Quốc Tổ Lối lên núi Nghĩa Lĩnh

HÀ TIÊN QUA GÓC NHÌN CỦA TÔI

Là dân Miền Tây chính gốc, nhưng mãi đến tháng 8-2010, lần đầu tiên mình mới đặt chân đến "thăm miền ước mơ", năm 2011, lần thứ hai trở lại ... Đây bến Tô Châu không quên niềm lưu luyến ... Tôi đã lang thang trong một buổi bình mình, thẩn thơ nghĩ về những bậc tiền nhân mở cõi ... Chợ ẩm thực Hà Tiên Sức sống Hà Tiên? Bến Tô Châu sáng sớm Tôi vô thăm Thạch Động, trời bát ngát mênh mông: Thạch Động ở Hà Tiên không lớn hơn thạch động ở Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng, dĩ nhiên không thể kỳ bí như thạch động ở Hạ Long hay Tam Cốc - Hạ Long trên cạn - ở Hoa Lư. Nhưng Thạch Động Hà Tiên có nét riêng tư, có cái hồn của biển Tây Phương Nam, gió núi miền biên ải Tây Nam ... Tháng tám mưa dầm, nhưng đêm nay Hà Tiên chỉ lất phất mưa bay, cơn gió lạnh thổi vào từ biển, ... vẫn còn đó những mảnh đời lam lũ mưu sinh. Nhưng người Hà Tiên nói chung, dường như cũng vô tư, chan hòa và thật thà như chú bé này. Vào chợ, shop mua hàng, du khách ít gặp ai nói th

DẶM DÀI ĐẤT NƯỚC

Không có nhiều thời gian, phải làm từ từ để ghi lại chút kỷ niệm qua các khuôn hình, nơi mình đã đi qua trên đất nước này. Không thứ tự, lớp lang, nhớ đâu ghi đó, xuất phát từ Cần Thơ, lên Sài Gòn, xuống Cà Mau, Đất Mũi, rồi ngược ra Huế, Hà Nội, Đền Hùng, Lạng Sơn, Hạ Long, về cố đô Hoa Lư ..., những dấu chân đồng bằng trên dặm dài đất nước. Ô Môn - quê tôi Sông Ô Môn những năm 1960 Chợ  huyện Ô Môn quê tôi xưa là vậy đó! "Chiều về bồng bềnh trên dòng sông Ô Môn quê tôi ...". Nhạc sĩ Triều Dâng đã giới thiệu về nơi tôi sinh ra, lớn lên và đi học cả quãng đời niên thiếu. Nơi đó hiện ba, má, anh chị em tôi - những người nông dân quê vẫn bám quê sống cuộc đời bình dị ... Cần Thơ - Tây Đô Nhà mình chỉ cách Cần Thơ 20 Km, vốn gốc dân quê, nghèo, nên mãi dến năm 15 tuổi (1982) lần đầu tiên mình mới đặt chân đến Tây Đô cùng đội thi học sinh giỏi của Trường cấp III Ô Môn năm đó, tá túc 1 đêm ở Trường cấp III TP. Cần Thơ (nay là trường Đoàn Thị Điểm). Đêm, mấy thằng nhà qu