Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 11, 2014

Phía sau “ngôi vị” hàng đầu thế giới

Trần Hữu Hiệp SGGP, t hứ năm, 27/11/2014 Việt Nam tự hào là “người lính xung phong” trên mặt trận an ninh lương thực thế giới. Từ một nước thiếu đói trong thập niên 80, sau 2 năm trở lại thị trường xuất khẩu, nước ta đã nhanh chóng chiếm vị trí cường quốc thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo và luôn nằm trong “tốp 3” suốt 1/4 thế kỷ qua. Sau lúa gạo và hơn cả lúa gạo, chỉ khoảng 5.000ha vùng nuôi (nay chỉ còn hơn 3.000ha), trong một thời gian ngắn, con cá tra Việt Nam đã “bơi” ra gần 150 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm 98% thị phần cá tra xuất khẩu toàn cầu, trở thành sản phẩm đặc hữu có một không hai, làm lu mờ các sản phẩm cá nheo của Mỹ và các cường quốc cá da trơn trên thế giới. Cùng với cây lúa, con cá, từ năm 2012, Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO) đã xác nhận Việt Nam vượt Brazil, trở thành nước xuất khẩu cà phê số 1 thế giới. Tương tự, hạt tiêu chiếm vị trí số 1 khi xuất khẩu cao hơn gần gấp 5 lần Ấn Độ trong năm 2011. Hạt điều Việt Nam cũng xuất khẩu đứng đầu thế giới. Đến

Thư viện VideoClip: TÁI CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP NHÌN TỪ ĐBSCL

Hiến kế tái cơ cấu nông nghiệp: Bài toán ly nông ở ĐBSCL

Trần Hữu Hiệp Báo Nông nghiệp Việt Nam, ngày 20/11/2014 Di cư tự do, tự phát, bị động sẽ nảy sinh nhiều hệ lụy về mặt xã hội, những bất ổn về an ninh, trật tự, giao thông, môi trường, tác động xấu đến khu vực đô thị và tác động xấu ngược trở lại khu vực nông thôn. ĐBSCL hiện có một bộ phận không nhỏ nông dân, nhiều nhất là những người trẻ tuổi bỏ ruộng đồng lên thành thị mưu sinh. Vì sao nông dân, thanh niên nông thôn phải ly nông trong khi chúng ta đang đẩy mạnh đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, ngày càng có nhiều xã xây dựng NTM được công nhận? Một bộ phận không nhỏ lao động nông thôn rời bỏ ruộng đồng ra thành phố ...  Thực trạng này cần được nhìn nhận, đánh giá trên cả 2 mặt, tích cực và tiêu cực của nó. Xem đây là một chỉ dấu quan trọng để rà soát lại kết quả triển khai các chủ trương lớn về tam nông, về xây dựng NTM, giải quyết việc làm, đào tạo nghề… để có chủ trương, cơ chế, chính sách và hệ thống giải pháp thích hợp. Xét trên bình diện

Mở “nút thắt cổ chai” cho ĐBSCL

Báo Lao Động, ngày 13/11/2014 Trần Hữu Hiệp Sinh thời, khi bàn về giải pháp “đột phá” cho giao thông ĐBSCL, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt từng lo ngại, nếu tuyến cao tốc (CT) TPHCM - Trung Lương chỉ dừng lại ở đó, dù có mở rộng QL1 đến Cà Mau, thì giao thông bộ vẫn bị nghẽn “nút thắt cổ chai”. Tuyến CT Trung Lương - Mỹ Thuận được đầu tư nhằm “mở nút thắt” đó. Sau khi được phát lệnh khởi công năm 2009, tuyến CT Trung Lương - Mỹ Thuận đã đứng yên do khó khăn về vốn, chủ đầu tư trả lại dự án; nay theo thông tin từ ngành chức năng, đang chuẩn bị khởi công lại vào tháng 12.2014. TCty Đầu tư phát triển và Quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long (chủ đầu tư) đã báo cáo Bộ GTVT về tiến độ dự án. Phương án được chủ đầu tư đề xuất là chọn nhà đầu tư thứ cấp, theo hình thức đối tác công - tư (PPP). đường cao tốc Sài Gòn - Trung Lương  Đoạn CT Trung Lương - Mỹ Thuận dài 54km, tổng mức đầu tư hơn 17.000 tỉ đồng, có 4 làn xe, chỉ dành riêng cho xe cơ giới, dự kiến sẽ được tiếp tục mở rộ

Liên kết ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ hệ sinh thái ven biển ĐBSCL

Báo Cần Thơ , 10/11/201 4 Hội thảo “Đối thoại chính sách về quản lý môi trường bền vững ven biển vùng ĐBSCL” do Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, Chương trình bảo vệ tổng hợp vùng ven biển và hệ sinh thái rừng ngập mặn thích nghi với biến đổi khí hậu (BĐKH) tại các tỉnh ĐBSCL (gọi tắt là Chương trình ICMP/CCCEP), UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức đầu tháng 11-2014. Hội thảo vạch định kế hoạch bảo vệ môi trường, hệ sinh thái, rừng ngập mặn... tại khu vực ĐBSCL và ứng phó, giảm thiểu tác hại của BĐKH thời gian tới... NHIỀU THÁCH THỨC TRƯỚC BĐKH Theo Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, ĐBSCL có hệ sinh thái đa dạng, vùng nước ngọt, lợ, mặn đan xen nhau, đồng thời đây là khu vực duy nhất tiếp giáp biển Đông và biển Tây với bờ biển dài trên 750km, diện tích rừng khoảng 347.500ha thuận lợi trong việc khai thác lâm hải sản, góp phần bảo vệ môi trường trong khu vực. Bên cạnh đó, hằng năm ĐBSCL đóng góp hơn 50% sản lượng lúa cả nước và 90% lượng gạo xuất kh

LIÊN KẾT GIỮA CÁC ĐỊA PHƯƠNG TRONG VÙNG ĐBSCL: Bài cuối: Cần sự đồng thuận và quyết tâm cao

Báo Cần Thơ, t hứ năm, 06/11/2014 * Hà Triều "Liên kết vùng ĐBSCL, chúng ta đã bàn nhiều rồi giờ làm đi! Phải cố gắng làm trên tinh thần tự nguyện; vừa làm vừa rút kinh nghiệm, để biến thành hành động thực tiễn" - Đó là ý kiến của ông Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương tại Hội thảo "Liên kết vùng ĐBSCL trong tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng" vừa được tổ chức tại TP Cần Thơ. Trọng điểm hoạt động của Ban Kinh tế Trung ương trong năm 2015 là nghiên cứu vấn đề kinh tế vùng và liên kết vùng. Vì thế, đây là thời cơ "chín muồi" để các địa phương vùng ĐBSCL cùng liên kết, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển kinh tế- xã hội bền vững. * Cần một cơ chế điều phối chung Ông Trần Hữu Hiệp, Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, cho rằng các tỉnh, thành vùng ĐBSCL quan tâm đến 2 vấn đề: Một là, các nguồn lực đầu tư (chủ yếu là phân bổ vốn đầu tư ngân sách từ Trung ương) đượ

Những ngộ nhận về thủy điện Mêkông

Nguyễn Hữu Thiện Thời báo Kinh tế Sài Gòn, thứ Sáu,  14/11/2014, 09:15 (GMT+7) (TBKTSG Online) Hiện nay trên dòng chính sông Mêkông ở hạ lưu vực Mêkông, Lào và Campuchia đang có kế hoạch xây dựng 11 đập thủy điện chắn ngang sông, trong đó 9 đập ở Lào và 2 đập ở Campuchia.  Đập Xayaburi đã khởi công xây dựng từ tháng 11- 2012 đến nay đã được khoảng 30% tiến độ và hiện nay Lào đã thông báo cho các quốc gia thành viên Ủy hội Mê Kông (MRC) về ý định xây dựng đập thứ hai, đập Don Sahong, trên dòng chính. Nằm ở phía cuối cùng ở hạ lưu sông Mêkông, Đồng bằng Sông Cửu Long của Việt Nam sẽ chịu tác động to lớn và vĩnh viễn nếu tất cả 11 công trình này được xây dựng. Bài viết dưới đây phân tích tính chưa xác đáng của một số quan điểm/cảm nhận về vấn đề thủy điện MêKông. Nằm ở phía cuối cùng của hạ lưu sông Mêkông, ĐBSCL của Việt Nam sẽ chịu tác động to lớn và vĩnh viễn nếu 11 đập thủy điện chắn ngang dòng chính của sông được xây dựng. Ảnh: Nguyễn Hữu Thiện Quan điểm thứ 1: Các