Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2019

Tìm mới trong chuyện cũ

§   TS TRẦN HỮU HIỆP Tuổi Trẻ cuối tuần, 23.04.2019, 11:00 TTCT - Chuyện Chính phủ phải “giải cứu” lúa gạo ở ĐBSCL và “cơn sốt” ưa thích giống lúa Jasmine 85 của VN trên đất Thái thu hút sự quan tâm của nhiều người, thật ra cũng là… chuyện cũ. Một câu hỏi cũ cho ngành lúa gạo chưa có lời giải mới: Bao giờ cung gặp cầu? Thu hoạch lúa đông xuân năm 2019 ở ĐBSCL. Ảnh: CHÍ QUỐC “Lệch pha” là đổ thừa 
nông dân Thị trường cần loại nào, lúa thường, chất lượng cao, hay lúa hữu cơ... thì chọn loại giống đó và sản xuất theo quy trình để đảm bảo cung cấp đủ chất, đủ lượng đáp ứng nhu cầu khách hàng. Yêu cầu đơn giản đó ai cũng biết, nông dân (ND) cũng biết. Nhưng tại sao ND vẫn rơi vào tình trạng “lệch pha” trong sản xuất? Chọn giống lúa nào tưởng dễ, hóa ra là câu hỏi khó cho bà con. Trách ND “nói hoài không nghe”, nhưng người trồng lúa nghe theo khuyến cáo của chính quyền phải chịu thua thiệt. Thực tế vừa qua, nhiều ND đã chuyển sang trồng lúa chất l

Người đặt tên cho các đường phố Sài Gòn trước 1975 và ý nghĩa của chúng

Vũ Linh Châu - Nguyễn Văn Luân • Thứ Tư, 03/04/2019  • 54.7k Lượt Xem Từ lâu, tôi đã có dịp bày tỏ lòng ngưỡng mộ và khâm phục về việc đặt tên cho các đường phố tại Sài Gòn vào năm 1956, ngay sau khi chúng ta dành được độc lập từ tay thực dân Pháp. Vì đây là một công việc quá xuất sắc và quá hoàn thiện, nên tôi vẫn đinh ninh rằng đó phải là một công trình do sự đóng góp công sức và trí tuệ của rất nhiều người, của một ủy ban gồm nhiều học giả, nhiều sử gia, nhiều nhà văn, nhà báo… ADVERTISEMENT Nhưng thật là bất ngờ, bất ngờ đến kinh ngạc, khi qua tài liệu đính kèm của tác giả Nguyễn Văn Luân, chúng ta được biết kiệt tác của lịch sử này đã được hoàn thành bởi… một người. Người đó là ông Ngô Văn Phát, Trưởng Phòng Họa Đồ thuộc Tòa Đô Chánh Sài Gòn. Nhà văn Thuần Phong Ngô Văn Phát và việc đặt tên đường phố Sài Gòn Trong những năm làm việc tại Tòa Đô Chánh Sài Gòn, tôi có dịp góp phần trông coi việc xây dựng và tu bổ đường xá, lúc thì tại Khu Kiều

Đồng bằng vươn ra biển

Trần Hiệp Thủy Báo Tuổi Trẻ, 27/06/2018 15:45 GMT+7 TTO - Kinh tế biển ĐBSCL với tiềm năng dầu khí, hàng hải, du lịch biển và kinh tế hải đảo, các khu kinh tế, đô thị ven biển. Vùng này có bờ biển dài, lãnh hải rộng, giàu tài nguyên hải sản, khoáng sản, dầu khí, cảnh quan biển, đảo. ·          Biển “ăn” - người chạy ·          Xây 'nhà cao cẳng' phòng nước biển dâng ·          Nước biển dâng, mặt đất lún, 100 năm sau ĐBSCL sẽ biến mất? Vùng biển ĐBSCL còn có lợi thế nằm gần tuyến hàng hải Đông - Tây, hiện diện nhiều nền kinh tế lớn của thế giới, là một cửa ngõ quan trọng xét trên nhiều mặt. Khát vọng kinh tế biển Các ngành công nghiệp năng lượng, khai thác tiềm năng khí như Trung tâm khí - điện - đạm Cà Mau, đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn, luồng hàng hải và cụm cảng biển 6. Một số khu kinh tế ven biển như Phú Quốc - Kiên Giang, Định An - Trà Vinh, nhóm cảng biển 6 ĐBSCL, bước đầu hình thành hạ tầng logistic, các cơ sở hậu cần nghề cá... tạo ra vị thế vươ

Chợ Lớn năm 1991 qua ống kính người Pháp

Sự tích và tục thờ Ông Địa – Thần Tài ngày Tết Chuyện chưa biết về những bức phù điêu chợ Bến Thành Bến xe Chợ Lớn, hiệu thuốc hay khu nhà trọ của người Hoa là nội dung chủ yếu trong loạt ảnh do Patrick Zachmann chụp gần 30 năm trước. Patrick Zachmann là nhiếp ảnh gia Pháp sinh năm 1955. Ông bắt đầu hành nghề chụp ảnh tự do từ năm 1976 và trở thành thành viên của tạp chí ảnh quốc tế Magnum Photos từ năm 1990. Trong chuyến thăm Việt Nam hồi đầu những năm 90 của thế kỷ trước, ông có đến Sài Gòn. Dịp này, ông đã ghi lại nhiều bức hình về cuộc sống của người dân quanh khu Chợ Lớn. Trong hình là một góc đường Lê Quang Sung, gần bến xe Chợ Lớn. Phía xa là tháp chuông nhà thờ Cha Tam. Đây là một nhà thờ cổ nổi tiếng của khu vực Chợ Lớn. Chợ Lớn được thành lập vào thế kỷ 19. Đến tháng 4/1931, chợ được sáp nhập vào Sài Gòn, cho ra đời cái tên Sài Gòn – Chợ Lớn. Năm 1956, Sài Gòn trở thành cái tên chính thức và kể từ đó, khi nhắc đến Chợ Lớn, người ta chỉ biết đó là

Cần Thơ xưa qua tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh

Vài lời: Lưu lại bài viết này trong mục "Dấu xưa miền Tây Nam Bộ" không chỉ vì yêu mến văn tài của nhà văn tiêu biểu đặt sệt giọng Nam Bộ xưa, mà còn vì có những hình ảnh tuổi thơ tui qua các địa danh ở quê hương "rạch Cái Tắc Ô Môn" nay là Tắc Ông Thục, Ba Se, Cầu Nhím... Bài, ảnh: Đăng Huỳnh Hiểu hơn về Cần Thơ xưa là mong muốn của những người yêu mến mảnh đất này. Chúng tôi đã lần tìm trong hàng chục tiểu thuyết của nhà văn Nam bộ Hồ Biểu Chánh với mong muốn phác họa một chút về Cần Thơ xưa qua những dòng văn của ông. Thật nhiều điều thú vị! Tiểu thuyết “Cư kỉnh” của nhà văn Hồ Biểu Chánh với bối cảnh là miệt vườn Ô Môn.  Hẳn nhiều người đặt vấn đề: tiểu thuyết- một thể loại văn học- chắc sẽ có điều hư cấu. Song, chúng tôi tìm hiểu Cần Thơ xưa ở khía cạnh này vì mấy lẽ. Trước đây, đã có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học về Gò Công, Sài Gòn xưa qua tiểu thuyết của nhà văn Hồ Biểu Chánh bởi tính xác thực của những thông tin mà ông miêu tả trong truyện.