TS TRẦN
HỮU HIỆP
Cả nước
có 740 km đường cao tốc nhưng ĐBSCL nối với trung tâm lớn nhất nước là TP HCM
và miền Đông Nam Bộ chỉ có 40 km đường cao tốc TP HCM - Trung Lương
Phát biểu tại hội nghị "Nghiên cứu
kết nối mạng giao thông các tỉnh ĐBSCL" vào cuối tháng 12-2018 tại Sóc
Trăng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể cho rằng: Vùng này
có nhiều tiềm năng, lợi thế nhưng chậm phát triển so các vùng miền trong cả
nước. Nguyên nhân do kết cấu hạ tầng giao thông hạn chế, còn nhiều điểm nghẽn.
Cầu Cao
Lãnh nằm trên tuyến giao thông huyết mạch nối TP HCM với các tỉnh ĐBSCL Ảnh:
SONG ANH
Đó là
vấn đề đã được nhận diện từ nhiều năm qua nhưng thực tiễn đang đòi hỏi "tư
lệnh" ngành giao thông và lãnh đạo các địa phương phải tập trung tháo gỡ
để giao thông phát huy vai trò đi trước mở đường phát triển đồng bằng.
Phát
triển hạ tầng giao thông là 1 trong 3 khâu đột phá của ĐBSCL, thời gian qua
được tập trung đầu tư, đã gắn kết giao thông liên tỉnh, nội vùng và liên vùng,
đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế và đi lại của người dân.
Song, 3 điểm nghẽn nổi lên chậm được khắc phục đó là: lúng túng trước bài toán
vốn đầu tư; phương thức đầu tư, tiến độ thi công, chất lượng công trình giao
thông chưa tốt; giao thông liên vùng, các tiểu vùng kinh tế và kết nối các
phương thức giao thông còn nhiều hạn chế.
Công
trình giao thông chậm tiến độ, thiếu đồng bộ đã tạo ra các "nút thắt cổ
chai". Mạng lưới giao thông bộ được hình thành với 6 tuyến trục dọc và 9
tuyến trục ngang nhưng còn nhiều dự án, các trục ngang kết nối nội vùng vẫn
chưa hoàn chỉnh. Trong khi cả nước có 740 km đường cao tốc thì vùng trọng điểm
nông nghiệp ĐBSCL nối với trung tâm lớn nhất nước là TP HCM và miền Đông Nam Bộ
chỉ có 40 km đường cao tốc TP HCM - Trung Lương. Đoạn cao tốc huyết mạch Trung
Lương - Mỹ Thuận sau nhiều lần khởi công, thi công đình hoãn, nay mới vừa có thông
tin khởi động lại. Tương tự, đoạn Mỹ Thuận - Cần Thơ đến nay vẫn chưa được khởi
công. Tình trạng khá phổ biến do đường chờ cầu tải trọng yếu, cầu chờ đường,
cảng chờ luồng, sân bay chờ mở tuyến bay, giao thông thủy vướng tĩnh không cầu
đường bộ, tuyến đường lớn chờ đường nhỏ kết nối thông suốt cũng là các điểm
nghẽn. Giao thông đường sắt vẫn đang vắng bóng.
Trước
bài toán khó "vốn ít, nhu cầu đầu tư lớn", trong điều kiện nguồn vốn
ngân sách khó khăn, cần đa dạng hóa các phương thức đầu tư, xã hội hóa đầu tư
bằng các dự án BOT, BTO, PPP. Nhưng hiện trạng hơn chục trạm thu phí bủa vây
đồng bằng đã tạo ra gánh nặng tăng phí cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp
và người dân miền Tây, đang tạo ra điểm nghẽn mới cần tháo gỡ.
Tháo các
điểm nghẽn giao thông ĐBSCL không chỉ là việc sớm hoàn thành tuyến cao tốc
Trung Lương - Mỹ Thuận, Mỹ Thuận - Cần Thơ; hoàn thiện một số tuyến quốc lộ như
đường N2, Quốc lộ 60 đoạn qua cầu Rạch Miễu - Cổ Chiên; hoàn thành cầu Vàm
Cống, đầu tư mới cầu Đại Ngãi, cầu Rạch Miễu 2. Quan trọng hơn là giải bài toán
vốn đầu tư, xác định thứ tự ưu tiên bằng các giải pháp khả thi, đầu tư tập
trung, đồng bộ; bảo đảm tiến độ thi công, chất lượng công trình giao thông và
tăng cường giao thông liên kết vùng và kết nối các phương thức giao thông đường
thủy, bộ, hàng hải, hàng không và phát triển đường sắt trong vùng để phục vụ
tốt nhu cầu phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa, thúc đẩy phát triển du lịch
vùng ĐBSCL.
Mở 1
tuyến cao tốc, 5 quốc lộ
Sáng 4-4, tại Hà Nội, ông Nguyễn Ngọc
Đông, Thứ trưởng Bộ GTVT, đã có buổi làm việc giữa lãnh đạo Bộ GTVT với lãnh
đạo TP HCM và các tỉnh Tây Nam Bộ, về công tác chuẩn bị nội dung báo cáo Thủ
tướng về kết nối giao thông TP HCM và các tỉnh Tây Nam Bộ.
Theo dự thảo báo cáo của Bộ GTVT, căn cứ
các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, hệ thống đường bộ liên kết giữa TP HCM
và các tỉnh ĐBSCL chủ yếu thông qua một tuyến cao tốc (TP HCM - Trung Lương -
Mỹ Thuận - Cần Thơ, dài 132 km); 5 tuyến quốc lộ (Quốc lộ 1, duyên hải ven biển
phía Đông bao gồm Quốc lộ 50 và 60, Quốc lộ N1, Quốc lộ N2 và đường ven biển từ
TP HCM - Kiên Giang) và 3 tuyến vành đai của TP HCM (vành đai 2, 3, 4 với tổng
chiều dài 351 km, có quy mô từ 6 đến 10 làn xe).
V.Duẩn
Phát
triển thế mạnh từng vùng
PGS-TS Nguyễn Lê Ninh nhận định: Mỗi
tỉnh, thành ở ĐBSCL đều có thế mạnh khác nhau nhưng chiến lược phát triển kinh
tế lại không rõ ràng, chưa tận dụng được những lợi thế đó. Vì vậy, giải pháp
căn cơ là các tỉnh ĐBSCL đầu tiên phải có định hướng phát triển với các mục
tiêu cụ thể, tận dụng được những ưu thế như đất đai, khí hậu, văn hóa... từng
vùng. Khi đã phát triển được những thế mạnh vốn có sẽ tạo ra các trung tâm kinh
tế, phát triển của từng vùng, từ đó xác định đến nhu cầu đi lại, việc giao
thương, quy hoạch hạ tầng giao thông.
Ông Đoàn Tấn Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh
Đồng Tháp, cho biết tỉnh này có 2 cây cầu lớn vượt sông Tiền, sông Hậu là cầu
Vàm Cống và cầu Cao Lãnh. Hiện nay, đoạn kết nối giữa 2 cầu này cũng đã hoàn
thành. Tuy nhiên, nút thắt của tuyến kết nối ĐBSCL này là phần nối từ bờ Bắc sông
Tiền trên địa bàn TP Cao Lãnh đến ngã ba An Thới Trung (dài khoảng 36 km).
Không giải quyết được nút thắt quan trọng này thì cả tuyến giao thông trọng yếu
của toàn vùng sẽ không phát huy được hiệu quả.
G.Minh - T.Nốt
Nhận xét
Đăng nhận xét