Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 2, 2012

"CHẨN BỆNH", "KÊ TOA" CHO GIÁO DỤC MẦM NON ĐBSCL

Bài đăng trên báo LAO ĐỘNG ngày 09-01-2012 (Click vào để xem bản gốc) Trần Hữu Hiệp Ngày 7.1, tại TP.Vị Thanh (Hậu Giang), Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ (BCĐ TNB), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), UBND tỉnh Hậu Giang phối hợp cùng 12 tỉnh, thành trong vùng tổ chức Hội thảo “Giáo dục mầm non ĐBSCL - thực trạng và giải pháp”. Nhiều ý kiến tâm huyết của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và lãnh đạo địa phương đã tập trung “chẩn bệnh” để “kê toa” cho giáo dục mầm non trên “vùng trũng” giáo dục của cả nước. Dấu hiệu “suy dinh dưỡng” Theo báo cáo của Bộ GDĐT, toàn vùng hiện có 1.687 trường mẫu giáo, mầm non, nhà trẻ, tăng 275 trường so với năm học 2006-2007, trong đó trường công lập chiếm 90%. Tuy nhiên, toàn vùng ĐBSCL còn 215 xã chưa có trường MN độc lập, 769 phòng học tạm, 3.316 phòng học nhờ, mượn, chiếm tỉ lệ 27,5%, cao hơn nhiều so bình quân cả nước (18,8%). Đặc biệt, tiến độ xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia rất chậm (mới đạt 10%). Ở tỉnh mới Hậu Giang, có 675 phòng học MN thì đến

VỤ TIÊN LÃNG, CÓ THỂ KỶ LUẬT “HỘI ĐỒNG XÉT XỬ 2 CẤP” NHƯ MỘT SỐ BÁO ĐƯA TIN?

Vừa qua, một số báo (ảnh) đưa tin cơ quan chức năng “Xem xét kỷ luật Hội đồng xét xử 2 cấp” (cấp sơ thẩm và phúc thẩm) vụ kiện hành chính đất đai ở xã Quang Vinh, huyện Tiên Lãng, TP. Hải Phòng. Có thể “kỷ luật Hội đồng xét xử” này được không, thử xem qui định của pháp luật. Theo các Điều: 35, 128, Điều 192. Luật Tố tụng Hành chính, thì Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm 1 Thẩm phán và 2 Hội thẩm nhân dân ( trường hợp đặc biệt có 2 Thẩm phán và 3 Hội thẩm nhân dân ); cấp phúc thẩm gồm 3 Thẩm phán đều do Chá n h án p hân công Thẩm phán giải quyết và Hội thẩm nhân dân tham gia . Ngoài Thẩm phán là công chức, Hội thẩm nhân dân không nhất thiết phải là CBCC. Hội đồng xét xử chỉ “xuất hiện” gắn với một vụ án hành chính nhất định, không phải là một “tổ chức hành chính”. Có thể từng thành viên của Hội đồng bị xem xét chịu các hình thức kỷ luật hành chính tương ứng theo qui định, nhưng không thể “Kỷ luật Hội đồng xét xử”. Phải không? Tham chiếu: Luật cán bộ, côn

CÀ MAU VỚI CÁI NHÌN 300 NĂM TRƯỚC

Theo Hồng Hạnh ( http://namkyluctinh.org)/ Một góc Trung tâm khi 1điện đạm Cà Mau Trong lúc đi tìm mọi cứ liệu liên quan đến 300 năm khai phá, khẩn hoang miền Tây, chợt nghĩ - Cà Mau cách Sài Gòn hơn 300 cây, nghe nói mỗi năm mũi đất chót vót này được bồi thêm vài chục thước nữa. Vậy liệu 300 năm trước khi Sài Gòn đã định hình phố xá? Cà Mau đã có trong bản đồ chưa? Liệu hồi đó mũi đất này ra sao? CÀ MAU vốn được xem là xứ sở của những lưu dân đi khai khẩn, mở đất. Mọi người gắn cho Cà Mau những danh xưng - “vùng đất trẻ”, “bãi phù sa mới bồi tụ”... Trong “ Tiểu giáo trình địa lý xứ Nam Kỳ” (Petit cours Géographie de la Basse - Cochinchine) của Trương Vĩnh Ký ấn hành năm 1875, có đoạn: “... đa phần đất đai miền này là thứ đất phù sa gồm bùn và cát do tác động của dòng nước đem tới, rồi bị ngăn chặn hoặc giữ lại bởi rễ của các thứ cây đước, vẹt, dà, bần... ”. Thế nhưng, qua những giai thoại, những câu chuyện dân gian thì nào chỉ có vậy. Tất cả đã phủ lên vùng đất vốn bí hiểm

KIẾN NGHỊ NÂNG VIỆN LÚA ĐBSCL LÊN THÀNH VIỆN LÚA QUỐC GIA

Tuổi Trẻ, thứ Ba, 28/02/2012, 08:01 (GMT+7 ) TT - Ngày 27-2, ông Trần Hữu Hiệp - vụ trưởng Vụ Kinh tế xã hội Ban chỉ đạo Tây Nam bộ - cho biết Ban chỉ đạo Tây Nam bộ vừa có văn bản đề nghị Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư nâng cấp Viện Lúa ĐBSCL thành Viện Lúa VN trực thuộc Bộ NN&PTNT, đồng thời có cơ chế tài chính và quản lý phù hợp. Theo Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, trong những năm qua Viện Lúa ĐBSCL đã có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển nền nông nghiệp VN nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng. Đặc biệt là việc chọn, lai tạo giống mới, chuyển giao ứng dụng các giống mới vào sản xuất và kỹ thuật canh tác nông nghiệp. Đến nay, Viện Lúa ĐBSCL đã chọn tạo và xin công nhận đưa vào sản xuất hơn 60 giống lúa, sử dụng cho trên 50% diện tích cả nước. THANH XUÂN

DIỆN MẠO BẠC LIÊU ĐẾN NĂM 2020

Diễn đàn Đầu tư điện tử ngày 28-02-2012 Trung ương nghiên cứu đầu tư: Trung tâm điện lực Bạc Liêu (nhà máy nhiệt điện Đông Hải), Cảng biển Gành Hào, đường cao tốc Hà Tiên-Bạc Liêu. Bạc Liêu một vùng văn hóa (Ảnh hiepcantho: Chúa Khmer ở Xứ Bạc) Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 221/QĐ-TTg ngày 22-02-2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020 (Click vào để xem nguyên văn). Theo đó, xây dựng Bạc Liêu trở thành tỉnh có nền nông nghiệp công nghệ cao phát triển bền vững gắn với phát triển công nghiệp và dịch vụ, có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại … trở thành tỉnh khá trong vùng và cả nước. Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành kèm theo danh mục các dự án ưu tiên nghiên cứu đầu tư đến năm 2020 gồm 3 lĩnh vực Trung ương ưu tiên đầu tư là cảng Gành Hào, đường cao tốc Hà Tiên-Bạc Liêu thuộc lĩnh vực giao thông, Trung tâm điện lực thuộc lĩnh vực năng lượng, Cụm kho trữ muối quốc gia tại Điền Hải, cảng cá Gành Hào, hệ thống phân ra

ĐÒI TÁC QUYỀN CHO CÂY LÚA

Bài trang 3. Báo Lao Động ngày 25-02-2012 Trần Hữu Hiệp Tại buổi làm việc với Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ và Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu mới đây, TS. Lê Văn Bảnh, Viện trưởng viện lúa ĐBSCL (CLRRI) một lần nữa đề xuất cần có qui định bảo vệ quyền lợi tác giả giống lúa. Theo TS. Bảnh, vấn đề này đã được nêu ra cách đây 2 năm, tại các hội nghị toàn quốc và cấp vùng. Các vị lãnh đạo có trách nhiệm đều đồng tình, ủng hộ, nhưng cho đến nay “chưa có chuyển biến gì”. Lúa thử nghiệm tại CLRRI  Tác quyền cho cây lúa, tạo sao không? Một nhà văn, nhà báo, nghệ sĩ sáng tác đều được hưởng lợi bằng vật chất (ngoài giá trị tinh thần, nhân thân) từ “quyền tác giả”. Nhà khoa học – tác giả giống lúa hiện cũng rất cần được đãi ngộ tương xứng, hơn cả sự “quan tâm, chiếu cố” là việc thực thi pháp luật về Quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả đối với giống lúa. Họ xứng đáng được như vậy. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ , có hiệu lực thi hành

PCI năm 2011: “BẢNG ĐIỂM” CHÍNH QUYỀN VÙNG ĐBSCL

Phân tích từ kết quả PCI 2011 do VCCI công bố Đọc thêm bài đăng báo Đại Đoàn kết ngày 28-02-2012: "PCI vùng ĐBSCL năm nay có gì mới?" (Click vào)                                                                                 Trần Hữu Hiệp Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI năm 2011) vừa được VCCI công bố là kết quả “chấm điểm chính quyền địa phương” của 6.922 doanh nghiệp trong nước và 1.970 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Tuy “nhiệt kế cảm nhận của doanh nghiệp” mới cho thấy kém lạc quan hơn về triển vọng tăng trưởng so các năm trước, giảm đáng kể từ mức 76% doanh nghiệp cho biết sẽ tăng qui mô kinh doanh vào năm 2006 xuống còn 47,4% vào năm 2011, nhưng họ cũng ghi nhận sự tiến bộ, nỗ lực vượt qua khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác điều hành của chính quyền địa phương. PCI vùng ĐBSCL năm nay có gì mới?   “Điểm sáng” và những cuộc đổi ngôi ngoạn mục “Điểm sáng” đầu tiên trong bảng xếp hạng PCI năm nay của đất Chín Rồng là các chỉ số thành phần t

Đổi thay trên đất Chín Rồng

SGGP, Thứ năm, 23/02/2012, 00:22 (GMT+7) Như kỳ tích “câu chuyện trăm năm” của hạt gạo, đất đồng bằng sẽ vượt qua thách thức, hứa hẹn “trứng rồng” sẽ nở trên đất Rồng. Chợ nổi Cái Răng thu hút khách quốc tế. 1. Tết về, con đường Nam sông Hậu sôi động hơn bởi người xe tấp nập. “Đi đường này về Sóc Trăng tuy xa hơn một chút nhưng “nhẹ đầu” hơn rất nhiều so với đường cũ, quốc lộ 1A, còn được thưởng thức cảnh đồng quê vẫn còn nguyên nét…”, - Sáu Tuấn, anh bạn đi cùng chỉ những cánh đồng lúa, vườn trái cây sum suê hai bên đường. “Mấy ngày tết lượng người đổ sang cù lao Dung chơi xuân đông nên quán chỉ nghỉ ngày 29...” - Ba Sự, chủ quán cơm gia đình nằm ngay ven đường xuống bến phà Đại Ngãi hứng khởi. Đường Nam sông Hậu đã phá thế độc đạo trên bộ, chạy dài khoảng 147km, từ TP Cần Thơ đến điểm cuối (nối quốc lộ 1A) thuộc địa phận Bạc Liêu đã thông suốt sau hơn 5 năm xây dựng. Con đường thọc sâu giữa vùng quê bao đời chỉ gắn với đồng lúa, mảnh vườn khiến bật dậy bao tiềm năng, tạo động lực

Đưa Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long thành Viện lúa quốc gia

Báo Đại Đoàn kết (26/02/2012) Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ vừa có văn bản đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống nhất chủ trương đưa Viện lúa ĐBSCL (CLRRI) thành Viện lúa quốc gia để được đầu tư tương xứng với sự đóng góp của Viện và hướng phát triển tới. Trong những năm qua, CLRRI đã có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển nông nghiệp vùng ĐBSCL, đã chọn tạo ra 117 giống lúa mới, trong đó có 60 giống lúa được công nhận đưa vào sản xuất, nâng tỷ lệ diện tích sử dụng giống lúa xác nhận từ 10% năm 1999 lên 34 %, nâng sản lượng lúa vùng ĐBSCL từ 4,2 triệu tấn năm 1977 lên trên 23 triệu tấn như hiện nay. Theo kết quả điều tra của Trung tâm giống cây trồng trung ương, thì giống lúa của viện đã chiếm 80% diện tích gieo trồng toàn vùng ĐBSCL và hơn 50% diện tích cả nước. Trong 10 giống lúa được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, CLRRI đóng góp 8/10 giống trong vùng ĐBSCL và 5/10 giống đối với cả nước. Nhiều giống lúa đã được nhiều nước trên thế giới học tập. Bên cạnh việc c

VINAFOOD II triển khai thu mua 3,8 triệu tấn lúa

Báo Đại đoàn kết (26/02/2012) Tổng Công ty Lương thực Miền Nam (Vinafood II) vừa có văn bản báo cáo Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ về tình hình triển khai thu mua lúa gạo vụ Đông Xuân 2011-2012 tại ĐBSCL. Theo đó, Vinafood đã chỉ đạo cho 24 đơn vị thành viên tổ chức mạng lưới đang thu mua 3,8 triệu tấn lúa gạo qui thóc. Đồng thời đề xuất Chính phủ cho phép thành viên Hiệp hội tổ chức thu mua 2 triệu tấn lúa gạo qui thóc với giá thu mua không dưới 5.000 đ/kg. Tình hình thị trường lúa gạo xuất khẩu những tháng đầu năm 2012 gặp nhiều khó khăn nhưng Vinafood II đang tích cực tìm thị trường, đảm bảo thực hiện đủ và vượt số lượng lúa gạo thu mua được Hiệp hội Lương thực phân bổ với giá có lợi cho nông dân. Hữu Hiệp

BÀI THƠ CHƯA CÓ CÂU KẾT

(Viết trong một buổi sinh viên chờ cơm trưa) Ai đã từng qua những cơn đói meo Sẽ cảm thông những điều tôi nói Hiểu chúng tôi- những thằng đang đói Bởi có chung cái “cùng hội cùng thuyền” Bữa ăn nào bụng đói triền miên Cơm đầy thóc, hạt đen thui đen thủi Vẫn mong đợi cho mau đến buổi Dẫu ăn vào cơm lại muốn trở ra Bưng bát cơm lại nhớ lúc ở nhà Gạo đồng bằng thơm thơm mùi nước ngọt Cá lóc kho tiêu mắm hòn xoài gọt Ngon quá chừng. Nay miệng nuốt chẳng trôi Nhớ sáng nào ra đứng hàng xôi Bên quầy phở, thịt tỏa hương nghi ngút Dẫu ít tiền vẫn củ mì ngồi nhai đôi chút Hơn bây giờ nằm đói chờ cơm Thằng bạn giường bên kể chuyện đêm hôm Nằm mơ thấy bánh xèo bánh khọt Khi thức dậy giật mình ngơ ngác Miệng còn chép lia những món trong mơ..,                              Bình Triệu, Sài Gòn                                       -1986-

KÝ ỨC SÀI GÒN

Những ngày nhớ … Sài Gòn trong kí ức, Là mái phố trên đường sũng nước,  lần đầu giữa phố chợ ngỡ ngàng.  Mưa nặng hạt ào ào mặt lộ,  tiếng còi xe hú vội oang oang... Sài Gòn,  chiều   lang   thang,  cùng thằng Dũng lội bì bõm nước,  trưa ở Nhà Rồng, Cảng, Bến Thành;  chiều qua Thảo Cầm Viên,  xuôi rồi ngược,  chỗ nào năm sau ngồi lại với Mai? Sài Gòn,  đường Lê Thánh Tôn,  trên ban công lầu 2,  phóng tầm nhìn ra ngoài phố xá,  ồn ào tiếng xe và những người xa lạ.  Sao đến giờ còn nỗi nhớ trong ta? Sài Gòn,  năm tháng đi qua.  Nhớ những ngày khó khăn ở kí túc xá,  những bữa ăn mấy tháng trời không thịt cá,  gạo dầu hơi thóc trong chén lùm lùm.  Nhớ đêm cúp điện tối um,  bụng đói cồn cào tìm được   hơn lon gạo,  mấy thằng xúm nhau mượn nồi nấu cháo,  củi ướt, khói ung, miệng thổi mắt cay xòe. Sài Gòn,  buổi sáng hết tiền ra cổng trường ‘nhìn xe’.  Chị bán hàng thương tình cho ăn “bánh mì kí”,  cũng có khi làm sang,  xỉn say túy lú