Vừa qua, một số báo (ảnh) đưa tin cơ quan chức năng “Xem xét kỷ luật Hội đồng xét xử 2 cấp” (cấp sơ thẩm và phúc thẩm) vụ kiện hành chính đất đai ở xã Quang Vinh, huyện Tiên Lãng, TP. Hải Phòng. Có thể “kỷ luật Hội đồng xét xử” này được không, thử xem qui định của pháp luật.
Theo các Điều: 35, 128, Điều 192. Luật Tố tụng Hành chính, thì Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm 1 Thẩm phán và 2 Hội thẩm nhân dân (trường hợp đặc biệt có 2 Thẩm phán và 3 Hội thẩm nhân dân); cấp phúc thẩm gồm 3 Thẩm phán đều do Chánh án phân công Thẩm phán giải quyết và Hội thẩm nhân dân tham gia. Ngoài Thẩm phán là công chức, Hội thẩm nhân dân không nhất thiết phải là CBCC. Hội đồng xét xử chỉ “xuất hiện” gắn với một vụ án hành chính nhất định, không phải là một “tổ chức hành chính”. Có thể từng thành viên của Hội đồng bị xem xét chịu các hình thức kỷ luật hành chính tương ứng theo qui định, nhưng không thể “Kỷ luật Hội đồng xét xử”. Phải không?
Tham chiếu:
Luật cán bộ, công chức và Nghị định số 34/2011/NĐ-CP) quy định riêng cụ thể các hình thức kỷ luật đối với CBCC như sau:
- Đối với cán bộ, có 04 hình thức kỷ luật là: khiển trách, cảnh cáo, cách chức (áp dụng đối với cán bộ được phê chuẩn giữ chức vụ theo nhiệm kỳ) và bãi nhiệm.
- Đối với công chức, có 04 hình thức kỷ luật đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý gồm: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, buộc thôi việc; đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có 06 hình thức kỷ luật gồm: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc. Theo qui định mới này đã bỏ hình thức kỷ luật hạ ngạch và thêm hình thức kỷ luật giáng chức (đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị “xuống chức” khi chưa đến mức bị “cách chức”)
Nhận xét
Đăng nhận xét