HÀ NGUYÊN
Mấy ngày qua, nghị trường Quốc hội nóng lên trong không khí tranh luận sôi nổi, thẳng thắn về nhiều vấn đề hệ trọng của đất nước. Ý kiến trái chiều trong tranh luận là cần thiết để đi đến những quyết định đúng. Song, bên cạnh những lập luận chặt chẽ, phân tích sắc xảo, thể hiện sự am tường và ý thức trách nhiệm của nhiều đại biểu, không ít cử tri băn khoăn trước những lý giải kiểu “Tôi cũng không biết vì sao cần có Luật Nhà văn” – phát biểu của một đại biểu đề xuất ban hành Luật Nhà văn. Lại có đại biểu đề nghị loại bỏ dự Luật Biểu tình với lập luận “vì trình độ dân trí của ta còn thấp và kinh tế chưa ổn định”, vì “các nước thì có ai chống họ đâu, trong khi VN thì nhiều thế lực thù địch tập trung công kích” (?!).
Ai cũng biết, Hiến pháp là đạo luật cơ bản mà bất kỳ công dân nào cũng phải tuân thủ, không riêng gì đại biểu Quốc hội. Tranh luận dân chủ, sôi nổi giữa các đại biểu Quốc hội cũng phải đặt mình trong khuôn khổ này. Không phải ngẫu nhiên mà Thủ tướng đề xuất xây dựng Luật Biểu tình. Đại biểu Dương Trung Quốc rất có lý khi viện dẫn Điều 25, Hiến pháp năm 1959: “Công dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có các quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội và biểu tình. Nhà nước bảo đảm những điều kiện vật chất cần thiết để công dân được hưởng các quyền đó”. Quyền cơ bản này tiếp tục được ghi nhận tại Điều 67, Hiến pháp 1980 và tại Điều 69, Hiến pháp 1992 hiện hành: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo qui định của pháp luật”. Nhưng mãi sau gần 52 năm, nền pháp lý của chúng ta vẫn chưa có “qui định pháp luật” nào khác để cụ thể hóa quyền biểu tình và cũng là cơ sở để có sự đảm bảo về “điều kiện vật chất cần thiết khác”. Vậy có cần Luật Biểu tình không?.
Thuật ngữ “biểu tình” trong nhiều tự điển Tiếng Việt, kể cả Từ điển bách khoa toàn thư mở Wikipedia (http://vi.wikipedia.org) đều ghi nhận, tựu trung là hình thức biểu thị bằng hành động bất bạo động của một nhóm người, thường tụ họp vào một nơi (kể cả đứng hoặc ngồi) hay diễu hành trên đường phố để bày tỏ một cách công khai quan điểm phản đối hay ủng hộ một vấn đề, thường nhằm mục đích gây sức ép cho một thay đổi nhất định. Biểu tình là một hình thức hoạt động tích cực, song là vấn đề nhạy cảm, dù phản đối hay ủng hộ cũng có mặt tác động “tiêu cực” nhất định. Nhưng không vì thế mà né tránh bằng cách không ban hành luật.
Việc chưa có một đạo luật mới để điều chỉnh những “nhóm quan hệ xã hội” không phải là sự đảm bảo cho các “quan hệ xã hội đó” mất đi. Quốc hội không ban hành “Luật ăn, luật ngủ”, nhưng công dân vẫn phải ăn, phải ngủ hàng ngày. Việc ban hành Luật Biểu tình cũng hoàn toàn không đồng nghĩa với khuyến khích biểu tình. Ban hành Luật Biểu tình là cần thiết và cần được chuẩn bị công phu, thận trọng, nhưng không vì thế mà để lâu hơn.
Mấy ngày qua, nghị trường Quốc hội nóng lên trong không khí tranh luận sôi nổi, thẳng thắn về nhiều vấn đề hệ trọng của đất nước. Ý kiến trái chiều trong tranh luận là cần thiết để đi đến những quyết định đúng. Song, bên cạnh những lập luận chặt chẽ, phân tích sắc xảo, thể hiện sự am tường và ý thức trách nhiệm của nhiều đại biểu, không ít cử tri băn khoăn trước những lý giải kiểu “Tôi cũng không biết vì sao cần có Luật Nhà văn” – phát biểu của một đại biểu đề xuất ban hành Luật Nhà văn. Lại có đại biểu đề nghị loại bỏ dự Luật Biểu tình với lập luận “vì trình độ dân trí của ta còn thấp và kinh tế chưa ổn định”, vì “các nước thì có ai chống họ đâu, trong khi VN thì nhiều thế lực thù địch tập trung công kích” (?!).
Ai cũng biết, Hiến pháp là đạo luật cơ bản mà bất kỳ công dân nào cũng phải tuân thủ, không riêng gì đại biểu Quốc hội. Tranh luận dân chủ, sôi nổi giữa các đại biểu Quốc hội cũng phải đặt mình trong khuôn khổ này. Không phải ngẫu nhiên mà Thủ tướng đề xuất xây dựng Luật Biểu tình. Đại biểu Dương Trung Quốc rất có lý khi viện dẫn Điều 25, Hiến pháp năm 1959: “Công dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có các quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội và biểu tình. Nhà nước bảo đảm những điều kiện vật chất cần thiết để công dân được hưởng các quyền đó”. Quyền cơ bản này tiếp tục được ghi nhận tại Điều 67, Hiến pháp 1980 và tại Điều 69, Hiến pháp 1992 hiện hành: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo qui định của pháp luật”. Nhưng mãi sau gần 52 năm, nền pháp lý của chúng ta vẫn chưa có “qui định pháp luật” nào khác để cụ thể hóa quyền biểu tình và cũng là cơ sở để có sự đảm bảo về “điều kiện vật chất cần thiết khác”. Vậy có cần Luật Biểu tình không?.
Thuật ngữ “biểu tình” trong nhiều tự điển Tiếng Việt, kể cả Từ điển bách khoa toàn thư mở Wikipedia (http://vi.wikipedia.org) đều ghi nhận, tựu trung là hình thức biểu thị bằng hành động bất bạo động của một nhóm người, thường tụ họp vào một nơi (kể cả đứng hoặc ngồi) hay diễu hành trên đường phố để bày tỏ một cách công khai quan điểm phản đối hay ủng hộ một vấn đề, thường nhằm mục đích gây sức ép cho một thay đổi nhất định. Biểu tình là một hình thức hoạt động tích cực, song là vấn đề nhạy cảm, dù phản đối hay ủng hộ cũng có mặt tác động “tiêu cực” nhất định. Nhưng không vì thế mà né tránh bằng cách không ban hành luật.
Việc chưa có một đạo luật mới để điều chỉnh những “nhóm quan hệ xã hội” không phải là sự đảm bảo cho các “quan hệ xã hội đó” mất đi. Quốc hội không ban hành “Luật ăn, luật ngủ”, nhưng công dân vẫn phải ăn, phải ngủ hàng ngày. Việc ban hành Luật Biểu tình cũng hoàn toàn không đồng nghĩa với khuyến khích biểu tình. Ban hành Luật Biểu tình là cần thiết và cần được chuẩn bị công phu, thận trọng, nhưng không vì thế mà để lâu hơn.
Nhận xét
Đăng nhận xét