Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Dấu xưa Miền Tây Nam Bộ

Cần Thơ xưa qua tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh

Vài lời: Lưu lại bài viết này trong mục "Dấu xưa miền Tây Nam Bộ" không chỉ vì yêu mến văn tài của nhà văn tiêu biểu đặt sệt giọng Nam Bộ xưa, mà còn vì có những hình ảnh tuổi thơ tui qua các địa danh ở quê hương "rạch Cái Tắc Ô Môn" nay là Tắc Ông Thục, Ba Se, Cầu Nhím... Bài, ảnh: Đăng Huỳnh Hiểu hơn về Cần Thơ xưa là mong muốn của những người yêu mến mảnh đất này. Chúng tôi đã lần tìm trong hàng chục tiểu thuyết của nhà văn Nam bộ Hồ Biểu Chánh với mong muốn phác họa một chút về Cần Thơ xưa qua những dòng văn của ông. Thật nhiều điều thú vị! Tiểu thuyết “Cư kỉnh” của nhà văn Hồ Biểu Chánh với bối cảnh là miệt vườn Ô Môn.  Hẳn nhiều người đặt vấn đề: tiểu thuyết- một thể loại văn học- chắc sẽ có điều hư cấu. Song, chúng tôi tìm hiểu Cần Thơ xưa ở khía cạnh này vì mấy lẽ. Trước đây, đã có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học về Gò Công, Sài Gòn xưa qua tiểu thuyết của nhà văn Hồ Biểu Chánh bởi tính xác thực của những thông tin mà ông miêu tả trong truyện.

Sơ lược về nguồn gốc một số địa danh miền Nam

This entry was posted on Tháng Tám 29, 2016, in   Lịch sử Việt Nam   and tagged   miền nam ,   Nam Bộ . Bookmark the   permalink . 4 phản hồi Hồ Đình Vũ   Có nhiều nơi ở miền Nam mình đã đi qua, đã ở đó, đã nghe nói tới hoặc đã đọc được ở đâu đó… riết rồi những địa danh đó trở thành quen thuộc; nhưng chắc ít khi mình có dịp tìm hiểu tại sao nó có tên như vậy?   Bài viết này được hình thành theo các tài liệu từ một số sách cũ của các học giả miền Nam: Vương Hồng Sển, Sơn Nam và cuốn Nguồn Gốc Địa Danh Nam Bộ của Bùi Đức Tịnh, với mục đích chia sẻ những hiểu biết của các tiền bối về tên gọi một số địa phương trên quê hương mình.   Xin mời các bạn cùng tham khảo và đóng góp ý kiến từ các nguồn tài liệu khác – để đề tài này được đầy đủ và phong phú hơn.   1 Tên do địa hình, địa thế:   Bắt đầu bằng một câu hát dân gian ở vùng Ba Tri, tỉnh Bến Tre:   “Gió đưa gió đẩy, về rẫy ăn còng, về bưng ăn cá, về giồng ăn dưa…”