Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 6, 2012

Tờ báo kinh tế đầu tiên ở Việt Nam

Nông Cổ Mín Đàm, tờ báo kinh tế đầu tiên trong lịch sử báo chí Việt Nam. Ảnh TL (DĐĐT) - Tờ báo kinh tế đầu tiên trong lịch sử báo chí Việt Nam là tờ Nông Cổ Mín Đàm nghĩa là "uống trà bàn chuyện làm ruộng và đi buôn". Đây là tờ báo tiếng Việt do Paul Canavaggio - một chủ đồn điền và thương gia người đảo Corsica, hội viên Hội đồng Thuộc địa Nam Kỳ làm chủ nhiệm. Chủ bút lần lượt là các ký giả Dũ Thúc Lương Khắc Ninh, Gilbert Trần Chánh Chiếu, Nguyễn Chánh Sắt… Nông Cổ Mín Đàm bàn về nông nghiệp và thương nghiệp, phát hành thứ năm hằng tuần tại Sài Gòn bằng chữ quốc ngữ. Số 1 ra ngày 1 tháng 8 năm 1901. Một thời gian sau báo được xuất bản một tuần 3 kì. Sau khi phát hành số ra ngày 4 tháng 11 năm 1921 thì báo bị đình bản. Tờ báo này ra đời theo một nghị định của Quan Tổng thống Đông Dương Paul Doumer ban hành tại Sài Gòn ngày 14/2/1901. Ban đầu, trụ sở của tòa soạn đặt ở số 84 đường La Grandière, Sài Gòn. Một thời gian sau, trụ sở thay đổi liên tục, cuối cùng t

“Bác sĩ nông học”

Bài trên BÁO LAO ĐỘNG ngày 26-6-2012 Trần Hiệp Thủy Dáng vườn quê hương (Ảnh: Chung Văn Hóa dự thi Ảnh đẹp TNB) Thăm Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam ở Long Định (Tiền Giang), khách tham quan tò mò, thú vị với sơ đồ các “bệnh viện (BV) cây trồng” - những cơ sở tại chỗ hoặc vệ tinh của viện, có nhiệm vụ tư vấn chẩn đoán, điều trị bệnh cho cây trồng trong vùng ĐBSCL. Đã có “BV”, thì phải có “thầy thuốc”. Đó là những kỹ sư trồng trọt, các nhà khoa học của viện làm nhiệm vụ hướng dẫn kỹ thuật, tư vấn cho nhà vườn về kỹ thuật canh tác, phòng, trị bệnh cây trồng. Một số Cty BVTV cũng có đội ngũ “bác sĩ (BS) cây trồng” để tiếp thị, quảng bá sản phẩm, đổi mới hoạt động tư vấn, chuyển giao công nghệ. Song, những “BS cây trồng” này cũng chỉ là mỹ từ, cách gọi theo kiểu “cách điệu”. Những đòi hỏi từ phát triển 3 sản phẩm chủ lực của vùng (lúa gạo, trái cây, thủy sản) đang rất cần những “BS nông học” thực thụ. Muốn vậy, cần có quy định pháp lý mang tính bắt buộc sử dụng phân bón, th

Mở rộng cửa phát triển kinh tế Tây Nam

Bài trên BÁOLAO ĐỘNG ngày 26-6-2012 Trần Hữu Hiệp Bên dòng Mê Kông huyền thoại. Ảnh: hiepcantho Kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Campuchia (VN-CPC) 24.6.1967-24.6.2012, chào mừng “Năm hữu nghị VN-CPC”; nhiều hoạt động ngoại giao, kinh tế cấp vùng, quốc gia và quốc tế đã diễn ra ở Kiên Giang mấy ngày qua. Thủ tướng Chính phủ VN Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia CPC Hun Sen cùng dự Lễ khánh thành cột mốc số 314 mốc cuối cùng đường biên giới trên bộ giữa 2 nước; tham dự và chủ trì Hội nghị hợp tác đầu tư VN-CPC lần thứ 3... ĐBSCL có 4 tỉnh (Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp và Long An) tiếp giáp với CPC với tổng chiều dài biên giới trên bộ hơn 340km, có nhiều cửa khẩu quốc tế như Tịnh Biên, Vĩnh Xương, Thường Phước, Xà Xía, nhiều cửa khẩu quốc gia và đường tiểu ngạch. Cùng với sự hình thành và phát triển hệ thống chợ biên giới và khu kinh tế cửa khẩu, hoạt động biên mậu những năm gần đây diễn ra ngày càng sôi động, mở ra cánh cửa p

15 món ăn đặc sản Việt Nam được đề cử kỷ lục châu Á

Tổ chức kỷ lục Việt Nam vừa chính thức đề cử 15 món ăn nổi tiếng - với tiêu chí những món ăn chỉ có ở Việt Nam và so sánh với món ăn của các nước trong toàn châu Á - đến Tổ chức Kỷ lục châu Á trong đợt xét duyệt vào tháng 9/2012 sắp tới. 1. Bánh cóng Sóc Trăng Bánh cóng là món ăn quen thuộc với người miền Tây Nam bộ, nhưng được biết đến nhiều nhất ở Sóc Trăng, nhất là ở chợ ven lộ Xoài Cà Nã (huyện Mỹ Xuyên), cách thành phố Sóc Trăng khoảng 8 km. Tên gọi bánh cóng xuất phát từ chiếc cóng, một dụng cụ bằng kim loại không rỉ, hình nón cụt, miệng loe, có cán cầm để chiên. Cách làm bánh cóng không phức tạp nhưng lại phụ thuộc nhiều vào cách chọn nguyên liệu, pha chế bột, khéo léo khi đổ khuôn để nhân bánh phân bổ đều và đẹp, cho đến thao tác chiên bánh sao cho vàng đều và dậy mùi thơm. 2. Phở Hà Nội Phở là một trong những niềm tự hào của người Hà Nội. Phở ngon ngọt không chỉ khi thưởng thức mà còn ngon ngọt khi được giãi bày trên những trang viết của nhiều nhà văn nổi